Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất
Nội Dung Bài Viết
Bệnh thoái hóa khớp nếu được điều trị sớm có thể phục hồi được chức năng xương khớp, tránh gặp biến chứng. Để chẩn đoán đúng bệnh, các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp sẽ được áp dụng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn chẩn đoán này.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR
Thoái hóa khớp gối là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là ở những người lớn tuổi. Bệnh là hậu quả của việc sụn và xương dưới sụn bị hủy hoại, dẫn đến khớp gối bị biến dạng về mặt hình thái, các tế bào sụn thay đổi về cơ sinh học và hóa sinh.
Nếu không được chữa trị kịp thời, thoái hóa khớp gối không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây biến chứng. Bệnh nhân có thể bị biến dạng khớp, đau nhức dai dẳng hoặc teo cơ, liệt vĩnh viễn.
Để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp điều trị mang đến hiệu quả tốt, chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ bệnh lý là điều rất quan trọng. Do đó, các bác sĩ thường áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR. Đây là tên viết tắt của từ American College of Rheumatology – tên của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn này được quy định như sau:
1. Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối
Theo ACR, 5 triệu chứng thoái hóa khớp gối cơ bản được đề ra như sau:
(1) Trên phim chụp X – quang thấy có gai xương ở rìa khớp
(2) Chất ở dịch khớp đã bị thoái hóa
(3) Đối tượng mắc bệnh là người trên 38 tuổi
(4) Người bệnh có triệu chứng cứng khớp nhưng không kéo dài quá 30 phút.
(5) Có tiếng lục khục khi cử động khớp.
Ngoài 5 triệu chứng cơ bản, ACR còn đưa ra một số các triệu chứng khác như:
(6) Khớp gối bị tràn dịch
(7) Biến dạng đầu gối do các gai xương gây ra. Hoặc tình trạng này cũng có thể do trục khớp gối bị lệch.
Dựa trên những triệu chứng này, các chuyên gia của ACR cho rằng bệnh nhân bị mắc bệnh thoái hóa khớp gối trong các trường hợp:
- Có các triệu chứng 1, 2, 3, 4
- Hoặc 1, 2, 5
- Hoặc 1, 4, 5
Thông tin thêm: Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền
2. Thực hiện chẩn đoán bằng hình ảnh
Bên cạnh xác định bệnh lý dựa trên các triệu chứng, bệnh nhân cần được xét nghiệm bằng các chẩn đoán khác như siêu âm, chụp MRI, chụp X – quang… Từ những hình ảnh thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra được những kết luận chính xác hơn. Cụ thể như sau:
*) Siêu âm khớp:
Qua các hình ảnh thu được bằng siêu âm, các bác sĩ sẽ có thể quan sát và xác định được những bất thường ở bên trong khớp gối. Các triệu chứng thường gặp phải gồm có:
- Xuất hiện gai xương
- Bị tràn dịch khớp
- Hẹp khe khớp
- Độ dày sụn khớp giảm
- Trong ổ khớp, các mảnh sụn thoái hóa bị bong ra
- Có sự bất thường ở màng hoạt dịch khớp
*) Chụp X – quang:
Khi chụp X – quang, các triệu chứng hóa khớp gối sẽ thấy khá rõ. Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn, ở từng giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau. Do đó tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối khi chụp X- quang cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Thấy xuất hiện các gai xương nhỏ
- Giai đoạn 2: Các gai xương ở khớp gối thấy rõ hơn
- Giai đoạn 3: Khe khớp hẹp vừa
- Giai đoạn 4: Xương ở dưới sụn bị xơ, đồng thời khe khớp gối bị hẹp nhiều.
*) Nội soi khớp:
Nội soi khớp cho phép các bác sĩ quan sát được một cách trực tiếp các tổn thương do thoái hóa sụn khớp. Do đó, nó không chỉ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ thoái hóa của khớp gối mà còn được sử dụng như một biện pháp điều trị cắt lọc các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.
*) Hình ảnh MRI:
MRI chính là chụp cộng hưởng từ. Cũng giống như chụp X – quang, thông qua các hình ảnh thu được mà bác sĩ có thể phát hiện ra được những bất thường ở dây chằng, màng hoạt dịch, sụn khớp.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Không có biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp, nhưng chúng ta có thể làm chậm quá trình này bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Dưới đây là những biện pháp có thể áp dụng:
- Trong lao động và sinh hoạt, cần phải thực hiện các tư thế đúng.
- Không nên thực hiện các động tác mạnh, nhanh, đột ngột.
- Kiểm soát tốt cân nặng của bản thân. Bởi béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thoái hóa khớp gối.
- Nên thăm khám, phát hiện và điều trị sớm các vấn đề của xương khớp.
- Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý. Bệnh nhân chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, hoặc đi bộ đạp xe
Thoái hoá khớp gối là một trong những bệnh xương khớp có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm có khả năng cao dẫn tới bại liệt và nhiều biến chứng khác. Do vậy, ngay khi phát hiện chứng bệnh, người bệnh nên chủ động lựa chọn phương pháp chữa trị phụ hợp.
XEM THÊM: Khỏi thoái hóa khớp háng, không cần phẫu thuật nếu biết bài thuốc này sớm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!