Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không? [Giải đáp]

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Trong những năm gần đây, rất nhiều căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn tuổi có xu hướng trẻ hóa, tiêu biểu nhất là thoái hóa khớp. Chính vì thế, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh để có được một sức khỏe toàn diện, từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách điều trị bệnh. Tất cả các thông tin quan trọng sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng bất ổn của xương khớp được ghi nhận tại nhiều vị trí. Cụ thể hơn, các tổn thương ở lớp sụn khớp trở nên thoái hóa, chúng bắt đầu xù xì, bào mòn và lâu dần nếu không được điều trị dẫn đến tình trạng rách, nứt rất nguy hiểm. 

Không chỉ tổn thương ở phần sụn khớp, phần xương bên dưới sụn do bị ảnh hưởng cũng sẽ trở nên biến dạng về hình thái và cấu trúc. Sự thay đổi này dẫn đến phần đầu xương khớp bị thừa, trơ ra, biến đổi thành gai xương ở rìa, kèm theo sự hụt giảm của mật độ khoáng và dịch khớp.

Hàng loạt các biến đổi nguy hiểm này gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Bất kể quá trình nào từ đi lại, vận động mạnh hay nhẹ cũng đều tạo ra cọ xát giữa các khớp xương vô cùng bất tiện. 

Tình trạng thoái hóa khớp chính là hậu quả để lại của một quá trình mất cân bằng trầm trọng giữa phân hủy và tổng hợp chất của sụn cùng xương dưới sụn. Không chỉ vậy, các phản ứng viêm khớp, thiếu hụt dịch khớp cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là gì
Thoái hóa khớp là căn bệnh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của bạn

 

Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp nói chung, từ nguyên nhân tác động bên ngoài đến yếu tố khởi phát ngay bên trong cơ thể.

Do di truyền, dị tật bẩm sinh

Bệnh thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra đối với những người có người thân, cha mẹ mắc bệnh. Tuy rằng xác suất này không cao, nếu bạn được sinh ra trong gia đình có nhiều người bị thoái hóa khớp, rất có thể bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. 

Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh như cong vẹo, gù cột sống cũng làm thay đổi cấu trúc xương, dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp trong tương lai.

Do tuổi tác

Yếu tố tuổi tác quyết định rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Vì càng lớn tuổi, đặc biệt là giai đoạn sau 50, khả năng sản sinh các tế bào sụn khớp và chất dịch khớp giảm đi đáng kể. Thêm vào đó, đây là độ tuổi mà cơ thể bắt đầu lão hóa, các tế bào sụn khớp vốn có dần yếu đi, mất khả năng đàn hồi và dễ nứt, vỡ.

Tuổi già là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp
Tuổi càng cao, bạn càng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp

Do chế độ sống và sinh hoạt

Tuy tuổi tác gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc mắc bệnh, những người trẻ tuổi vẫn hoàn toàn có thể mắc thoái hóa khớp nếu có chế độ sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, do tính chất công việc bắt buộc,…. Ngồi sai tư thế, làm việc luôn phải đứng hoặc ngồi mà không có sự thay đổi tư thế cũng đều có thể khiến bạn mắc bệnh.

Việc bạn ít vận động, không tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vì cơ thể thiếu đi sự dẻo dai cần thiết. 

Bên cạnh đó, tập luyện quá nhiều, không điều độ cũng gây ra các áp lực lớn cho xương khớp, lâu dần dễ dẫn đến chấn thương và biến chứng nguy hiểm.

Do ăn uống

Việc nạp thiếu hay thừa chất vào cơ thể cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa khớp. 

Thiếu hụt canxi, kẽm khiến các khớp xương, sụn trở nên khô cứng, khó vận động. Trong khi dư thừa cholesterol, mỡ trong máu hay béo phì lại khiến cơ thể phải chịu nhiều áp lực trong quá trình nâng đỡ cơ thể và vận động.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp

 

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa thường gặp ở các vùng khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp vai, háng và ngón tay/ bàn tay, cột sống và vùng cổ. Để nhanh chóng phát hiện ra tình trạng bệnh và điều trị kịp thời, bạn cần biết những dấu hiệu tiêu biểu và phổ biến nhất của thoái hóa khớp.

Đau nhức khớp

Dấu hiệu đầu tiên và cũng rất phổ biến ở phần lớn người mắc bệnh thoái hóa khớp chính là đau nhức. Các cơn đau sẽ có mức độ tăng dần về các thời điểm cụ thể như ban đêm hay sáng sớm vừa thức dậy. 

Ban đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, nhưng càng về sau, các cơn đau khởi phát mạnh mẽ hơn, khó chịu hơn kèm theo tiếng kêu lạo xạo ở khớp, nhất là khớp gối. Khi nghỉ ngơi, ngồi yên thì cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.

Đặc biệt, thoái hóa khớp sẽ có xu hướng tăng dần các cơn đau nếu bạn không điều trị kịp thời. Vào những thời điểm giao mùa, biến đổi thời tiết, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu vô cùng.

Cứng khớp, cảm giác nóng trong khớp

Kèm theo các cơn đau là cảm giác cứng đờ. Quá trình đi lại và di chuyển của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi vừa đau lại vừa khó cử động. Cảm giác nóng ran do cọ xát kèm theo thiếu hụt dịch khớp cũng góp phần khiến cảm giác khó chịu tăng lên đáng kể.

Dấu hiệu thoái hóa khớp
Cảm giác nóng và cứng khớp thường xuất hiện kèm với các cơn đau

 

Giảm khả năng vận động

Vì các khớp xương là bộ phận chính giúp cơ thể di chuyển và hoạt động, tình trạng thoái hóa khớp nếu không được điều trị sẽ làm giảm đi đáng kể khả năng vận động. 

Đầu tiên, bạn sẽ chỉ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi vận động mạnh, lâu dần, mọi hoạt động từ đi, đứng, đổi tư thế, hay trở mình, cử động tay cũng trở nên khó khăn hơn.

 Nghiêm trọng hơn nữa, khi bệnh đi vào giai đoạn nặng, người bệnh sẽ dễ bị mất thăng bằng, dễ ngã khi đi lại.

Cách điều trị thoái hóa khớp

Cách thức điều trị thoái hóa khớp hiện nay tương đối đa dạng, tùy theo tình trạng bệnh và lựa chọn của người bệnh mà có thể tìm ra phương pháp phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Sự lựa chọn đầu tiên của người bệnh và cũng là cần thiết chính là dùng thuốc. Người bệnh có thể lựa chọn hoặc thuốc tây y hoặc thuốc đông y để điều trị thoái hóa khớp hiệu quả hơn.

Thuốc Tây y: acetaminophen hoặc các loại thuốc không kê đơn với tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng bệnh, kèm theo là các thuốc chức năng bổ sung glucosamine và chondroitin để tăng cường sự dẻo dai, tăng sản sinh dịch khớp gối và tế bào sụn.

Việc điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Tây Y chỉ được thực thiện sau khi được bác sĩ khám và chỉ định và kê đơn thuốc. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng.

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương thức được sử dụng nhiều nhất

Ngoài dùng thuốc, quá trình điều trị cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường bổ sung canxi cho khớp như cá biển, rau xanh, trứng, thực phẩm sạch, hạn chế đường, đồ ngọt và thực phẩm có cồn, cholesterol,…

Thuốc Đông y: Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược tự nhiên quý như dây đau xương, xích đồng, cà gai, kim ngân cành… Công dụng đẩy lùi bệnh thoái hóa từ bên trong, hỗ trợ sản sinh dịch khớp, đồng thời nâng cao chức năng tạng phủ và bồi bổ cơ thể. Do đó, thuốc cho hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp, thoái hóa khớp hiệu quả. Điển hình như phương thuốc gia truyền 150 năm tuổi của Đỗ Minh Đường. Nhờ cơ chế tác động vừa điều trị vừa phục hồi, bài thuốc giúp trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, tăng cường chức năng gan, thận, tỳ vị và sức khỏe con người.

Bài thuốc chữa thoái hóa khớp của Đỗ Minh Đường ra đời từ gần 150 năm trước, kết hợp hoàn hảo 4 phương thuốc nhỏ:

  • Thuốc đặc trị
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận
  • Thuốc bổ gan giải độc
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng

>> Mang lại hiệu quả chuyên sâu và toàn diện:

  • Khu phong, trừ thấp, tán hàn, tiêu viêm sưng và giảm triệu chứng.
  • Thông kinh mạch, mạnh gân cốt, hỗ trợ tái tạo dịch và sụn khớp.
  • Thanh nhiệt, hoạt huyết, tăng cường chức năng gan, thận.
  • Nâng cao hệ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe, dự phòng tái phát.

Thuốc nam đỗ minh đường thoái hóa khớp

Thành phần thuốc 100% từ thảo dược sạch tự nhiên có nguồn gốc rõ ràng, thu hái từ các vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế. Vì vậy, thuốc an toàn và không gây tác dụng phụ.

Hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi bệnh xương khớp, thoái hóa khớp nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường. Hiệu quả được kiểm chứng thực tế:

  • Sau 10 – 15 ngày: Triệu chứng thoái hóa giảm, khớp bớt co cứng hơn.
  • Sau 20 – 30 ngày: Hết hẳn đau nhức khớp, vận động khớp linh hoạt hơn.
  • Sau 40 – 90 ngày: Bệnh được đẩy lùi, cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon và ngủ sâu.

Điều trị bảo tồn bằng thuốc nam Đỗ Minh Đường còn kết hợp sử dụng vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt) nhằm giảm đau, thông kinh mạch và hạn chế sự phát triển của thoái hóa khớp.

[VIDEO: Nghệ sĩ Xuân Hinh livestream chia sẻ hành trình chữa khỏi bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường]

Mỗi bệnh nhân sẽ được khám và đưa ra liệu trình phù hợp, vì vậy mọi người nên đến khám trực tiếp tại nhà thuốc.

Mọi thông tin người bệnh vui lòng gọi đến số hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội), 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập website: dominhduong.com.

[Chú Nguyễn Thế Nghĩa đánh bay bệnh xương khớp nhờ điều trị tại Đỗ Minh Đường]

Điều trị bằng phẫu thuật

Đây là phương thức điều trị khi bệnh đã có chuyển biến xấu. Người bệnh mắc thoái hóa khớp mức độ nghiêm trọng cần phải thực hiện các bước kiểm tra trước khi tiến hành phẫu thuật như chụp X-quang vùng khớp tổn thương, xét nghiệm máu, nội soi khớp. 

Tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định vệ sinh các khớp xương hay phẫu thuật thay thế khớp, hoặc cắt bỏ trong trường hợp xấu nhất. Việc điều trị thoái hóa khớp phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa và tình trạng diễn biến của bệnh. 

Chính vì thế, bạn nên nhanh chóng thăm khám khớp để biết được tình trạng của bản thân, từ đó chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Phòng ngừa thoái hóa khớp trên thực tế không hề khó. Ngay từ bây giờ, bạn nên có những quan tâm nhất định đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp của mình thông qua các biện pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp dưới đây.

– Quan tâm đến tư thế: dù đi, đứng hay ngồi, nằm bạn cũng nên tự điều chỉnh tư thế thẳng lưng, cao đầu, tay chân thoải mái để cơ thể được thả lỏng và không bị biến đổi về kết cấu. Ngồi thẳng lưng cũng giúp giảm bớt áp lực lên các khớp tay, chân, cột sống, duy trì sự ổn định trong hệ thống xương khớp.

– Ăn uống điều độ, đủ chất: Một cơ thể cân đối với đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và glucosamin sẽ giúp cơ thể bạn tránh được áp lực từ cân nặng hay yếu tố bên ngoài lên xương khớp. Tránh được sự thiếu hụt dưỡng chất đồng nghĩa với việc cơ thể được duy trì ổn định và hạn chế nguy cơ thoái hóa

– Tăng cường vận động: Tập thể dục thể thao thường xuyên, điều độ sẽ giúp các khớp xương của bạn được rèn giữa và tăng khả năng vận động. Điều này cũng giúp giải phóng và rèn luyện cho cơ thể của bạn không bị xơ cứng mà thay vào đó dẻo dai hơn, năng động hơn

– Không làm việc, lao động quá sức: Trong một số trường hợp lao động hay làm việc, hãy theo dõi giới hạn của bản thân để biết chọn công việc vừa sức. Đừng để các khớp xương của bạn phải hoạt động quá mức dẫn đến chấn thương và thoái hóa sớm.

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
Tập thể dục là cách để bạn ngăn ngừa thoái hóa khớp

Các thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thoái hóa khớp đã được giới thiệu đến bạn đọc một cách chi tiết nhất qua bài viết sau. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức và nhận biết về bệnh từ đó trang bị cho mình lối sống và cách sinh hoạt phù hợp.

Banner tư vấn khớp đỗ minh đường

Cùng chuyên mục

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh rất dễ đối diện với biến chứng teo cơ, bại liệt, hạn chế di chuyển, đau nhức, cứng khớp,… Với căn bệnh này,...

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp cổ chân được xem là bệnh lý về xương khớp, và được biết đến là một trong những dạng thoái hóa xương khớp nguy hiểm hàng đầu...

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không? [Giải đáp]

Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bởi những cơn đau nhức, sưng tấy ở gối diễn ra thường xuyên. Vậy bệnh...

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân có thể tạm chia làm hai nhóm lớn, hoặc là do tuổi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn