Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị
Nội Dung Bài Viết
Bệnh thoái hóa khớp vai thường gặp ở những người ngoài 30 tuổi. Theo nghiên cứu khoa học, từ sau 30 tuổi các bộ phận xương khớp bắt đầu thoái hóa. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp vai hiện nay còn gặp ở những người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì và cách điều trị như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp vai là gì?
Thoái hóa khớp vai là tình trạng các hệ thống của khớp vai bị tổn thương, dễ thấy nhất là các lớp sụn ở khớp vai bị bào mòn. Khi lớp sụn này bị bào mòn sẽ làm lộ các xương, các xương ở các khớp cọ sát vào nhau trong quá trình vận động sẽ gây ra tình trạng viêm khớp vai, đau nhức khớp vai.
Khớp vai có cấu trúc phức tạp hơn một số cơ quan khác trên cơ thể. Cụ thể khớp vai gồm các khớp nhỏ tạo thành cùng với các hệ thống dây chằng, gân cơ xung quanh.
Do cấu tạo của khớp vai có mối liên hệ với các cơ quan ở lưng và các dây thần kinh ở phần cổ, lại có nhiệm vụ trong quá trình hoạt động của tay. Vậy nên, thoái hóa khớp vai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, các hoạt động của cơ thể,…Bệnh sẽ gây ra biến chứng như: Liệt cổ vai, cánh tay, nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân thoái hóa khớp vai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp vai, từ các yếu tố bên trong cơ thể đến các tác động từ bên ngoài. Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai như sau:
Do tuổi tác: Người càng lớn tuổi càng đối mặt với lão hóa sinh học. Lúc này các cơ quan trên cơ thể không thể phát huy các chức năng vốn có của nó. Các căn bệnh thoái hóa từ đó cũng sẽ xuất hiện, khi vận động mạnh sẽ làm tổn thương các khớp vai và dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai.
Do chấn thương: Trong quá trình vận động sẽ gặp các nguy cơ như: Té ngã, va đập làm chấn thương phần vai. Các khớp vai lúc này bị tổn thương, bị bào mòn phần sụn,…sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp vai.
Do thói quen trong sinh hoạt: Thoái hóa khớp có xảy ra khi người bệnh có thói quen sinh học không khoa học, điển hình như: Ngồi sai tư thế, ngủ không đúng tư thế, mang vác vật nặng,…Những tình trạng này nếu lặp lại liên tục sẽ dẫn đến đau các khớp vai lâu dần nếu không cải thiện sẽ bị thoái hóa khớp vai, viêm nhiễm khớp vai.
Do công việc: Thoái hóa khớp vai còn gặp ở những người lao động nặng, thường xuyên khiêng vác các vật nặng, tần suất hoạt động ở cánh tay và các khớp vai cao. Khi tình trạng ấy lặp lại liên tục sẽ gây quá tải cho khớp vai, gây ra các cơn đau vai, sụn bị bào mòn, nghiêm trọng sẽ bị thoái hóa khớp vai.
Những người gặp vấn đề về thoái hóa khớp vai thường là nhân viên văn phòng, người lao động tay chân, công nhân,…
Do cung cấp thiếu chất: Ngoài các nguyên nhân trên, thì thoái hóa khớp có thể xảy ra đối với người có chế độ ăn uống không khoa học, cung cấp không đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thường xuyên hút thuốc lá, bia rượu,..
Do cấu tạo của khớp vai: Do khớp vai có cấu tạo phức tạp nên các vấn đề về gân hay các mạch máu lưu thông đến vai gặp vấn đề dễ gây ra viêm nhiễm và thoái hóa khớp vai.
Do biến chứng từ các bệnh khác: Những người mắc các bệnh tiểu đường hay nhồi máu cơ tim sẽ gây ra các biến chứng, trong đó có thoái hóa xương khớp.
Biểu hiện của thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp có thể dễ bị nhầm lẫn với mỏi khớp bình thường, hay đau cơ cơ học,..Vì vậy, người bệnh cần chú ý các dấu hiệu sau:
Đau nhức ở khớp vai:
- Các cơn đau khớp vai lặp lại nhiều lần khi người bệnh hay vận động mạnh hoặc sau khi ngủ dậy. Về sau, thì cơn đau càng nặng hơn.
Các khớp vai bị sưng đỏ:
- Khi dùng tay ấn mạnh sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng vai, ngoài ra, tình trạng sưng đỏ còn lan ra các vùng sau gáy, vùng cổ và cánh tay. Khi chạm vào sẽ có cảm giác nóng và sưng đỏ.
Khớp vai bị cứng:
- Hiện tượng khớp vai bị cứng thường đi cùng với dấu hiệu đau khớp. Khi bị cứng khớp vai người bệnh sẽ khó cử động, khi chụp x-quang sẽ thấy phần xương ở cánh tay và bả vai sẽ thưa với nhau hơn cấu tạo bình thường.
Bị hạn chế vận động:
- Khi bị thoái hóa khớp vai sẽ bị hạn chế trong quá trình vận động. Cụ thể là các động tác xoay cánh tay, đưa tay lên cao,…
Cách điều trị thoái hóa khớp vai
Khi bị thoái hóa khớp vai, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Với sự phát triển của y học hiện nay, người bệnh có thể điều trị thoái hóa khớp bằng các phương pháp trị liệu của Tây y, các bài thuốc hỗ trợ bệnh từ Đông y, các bài tập bổ trợ,…
Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp Tây y
Chữa thoái hóa khớp bằng phương pháp Tây sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh phục hồi. Khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được các y bác sĩ chuyên khoa khám và dựa vào nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp mà đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất
Uống thuốc Tây
Dùng thuốc Tây để điều trị thoái hóa khớp được áp dụng cho người bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh mới phát.
Những loại thuốc Tây thông dụng dùng trong điều trị thoái hóa khớp vai như:
- Thuốc tiêm: Methylprednisolone acetate, Hydrocortisone acetate
- Các loại thuốc giảm đau: Naproxen, Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin,…
- Thuốc kháng viêm: Acetaminophen,…
- Thuốc bôi: Profenid gel, Voltaren Emulgel, Gelden,…
- Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, Diazepam
- Thuốc ổn định thần kinh: Neurontin, các vitamin nhóm B (gồm B1, B6, B12)
Một số lưu ý khi dùng thuốc Tây trị thoái hóa khớp
- Bên cạnh việc làm giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp thì thuốc Tây chỉ có tác dụng tạm thời chứ không điều trị tận gốc của bệnh.
- Thuốc Tây chỉ áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nhẹ, có các triệu chứng nhẹ.
- Dùng thuốc Tây có chứa nhiều kháng sinh sẽ gây nên tình trạng lờn thuốc, kèm theo các tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến các chức năng của các bộ phận như: Đau dạ dày, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của thận, gian,…
- Chính vì thuốc Tây chỉ chữa các triệu chứng nên tình trạng bệnh tái lại và nặng hơn là điều có thể xảy ra.
Trị liệu vật lý
Đây là phương pháp điều trị cho những người bệnh thoái hóa khớp vai ở giai đoạn nặng hơn, các dấu hiệu càng càng rệt. Khi kết hợp điều trị uống thuốc Tây và trị liệu vật lý sẽ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Dùng điện trị liệu:
Các bác sĩ sẽ dùng dòng xung điện, sóng ngắn, dòng Faradic và Galvanic. Nhằm kích thích cơ thần kinh và kết hợp đưa thuốc giảm đau đến những nơi bị tổn thương.
Dùng nhiệt trị liệu:
Dùng hồng ngoại hay tắm suối bùn nóng, hoặc chườm túi nước nóng, ngải cứu, lá lốt nướng,…
Các phương pháp trị liệu khác như:
Siêu âm, laser, một số bài tập vận động bổ trợ cho bệnh thoái hóa khớp.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật dùng cho những bệnh nhân bị thoái hóa rất nặng, uống thuốc Tây và trị liệu không có tác dụng. Nếu không phẫu thuật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Hiện nay, phẫu thuật được áp dụng cho nhiều trường hợp.
Ưu- Nhược điểm của phẫu thuật
Ưu điểm:
- Sau phẫu thuật, người bệnh có thể sinh hoạt và vận động khớp vai bình thường
- Có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi trong khâu lại gân ở chóp xoay. Đối với phương pháp này sẽ ít đau và thời gian phục hồi nhanh, hạn chế bệnh tái lại.
- Áp dụng cho những trường hợp bị thoái hóa khớp nặng và điều trị nhiều phương pháp nhưng không khỏi.
Nhược điểm:
- Chi phí phẫu thuật cao, một số người bệnh khó đáp ứng được
- Trong quá trình phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng như: Hôn mê, cứng khớp, mạch máu tắc nghẽn, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp Đông y
Nếu Tây y điều trị ở các triệu chứng của bệnh thì phương pháp Đông y điều trị từ căn nguyên của bệnh, dùng các liệu pháp chữa từ bên trong để tiêu trừ bệnh, tăng cường kháng thể cho người bệnh.
Các bài thuốc Đông y
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị dược liệu:
- Đương quy, độc hoạt, phòng phong, khương hoạt, bạch truật, bạch linh, ngưu tất, xuyên khung mỗi dược liệu 12gr
Cách sắc thuốc:
- Tất cả các dược liệu sau khi rửa sạch bỏ vào ấm sắc với 750ml nước lọc.
- Đun lửa vừa đủ sắc còn khoảng nửa bát thì tắt bếp
- Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối trước khi ăn. Dùng thuốc đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng khớp vai
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị dược liệu:
- Độc hoạt, đương quy, khương hoạt, bạch chỉ, thục địa, xích thược, xuyên khung, tục đoạn, quế chi, kê huyết đằng mỗi dược liệu 12gr, đỗ trọng 16gr
Cách sắc thuốc:
- Tất cả các dược liệu sau khi rửa sạch bỏ vào ấm sắc với 750ml nước lọc.
- Đun lửa vừa đủ sắc còn khoảng nửa bát thì tắt bếp
- Mỗi ngày uống 2 lần khi thuốc còn ấm hoặc khi đau nhức. Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức và triệu chứng của thoái hóa khớp vai.
Lưu ý khi dùng các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp
- Các dược diệu từ Đông y khá lành tính, không mang đến các tác dụng phụ cho người bệnh.
- Chi phí điều trị bằng các bài thuốc Đông y thấp hơn các phương pháp điều trị khác
- Tuy an toàn nhưng liệu trình điều trị bệnh rất lâu, người bệnh phải kiên trì, điều trị lâu dài thì mới có hiệu quả.
- Phương pháp này không dùng cho bệnh thoái hóa khớp vai ở giai đoạn nặng.
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu, và bấm huyệt được Đông y áp dụng nhiều cho người bị thoái hóa khớp vai. Giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng đỏ. Tuy nhiên, phương pháp này cần đòi hỏi kỹ thuật của thầy thuốc. Vì trên cơ thể mỗi người gồm rất nhiều nguyệt đạo, phải thật cẩn thận trong quá trình châm cứu, bấm huyệt.
Ưu- Nhược điểm của bấm huyệt, châm cứu
Ưu điểm:
- Hỗ trợ lưu thông máu đến các cơ quan trên cơ thể, giảm đau nhức, phục hồi các vùng tổn thương, tăng cường kháng thể, giảm căng thẳng,..
- Bổ trợ tốt trong quá trình điều trị các bệnh về xương khớp, cũng như thoái hóa xương khớp
Nhược điểm:
- Phương pháp châm cứu, bấm huyệt chỉ làm giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa xương khớp, vì vậy bệnh sẽ không khỏi hẳn mà có thể tái phát.
- Người bệnh cần nhiều thời gian trong việc châm cứu, bấm huyệt.
Chữa thoái hóa khớp vai bằng các bài tập
Bên cạnh dùng các phương pháp trị liệu từ Tây y hay Đông y thì có thể kết hợp với một số bài tập bổ trợ dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt hơn. Các bài tập dưới đây giúp người bệnh giảm đau nhức khớp vai, các khớp được linh hoạt hơn,…
Bài tập 1:
- Người bệnh nằm nghiêng về bên phải và để cánh tay trái dọc theo cơ thể.
- Tiến hành gập khủy tay góc 90 độ để ngang với cơ thể, giữ nguyên cẳng tay phải.
- Sau đó xoay phần vai phải rồi nâng cẳng tay phải hướng về phía trước ngực, từ từ hạ tay xuống.
- Tay còn lại cũng làm tương tự, người bệnh có thể tập các động tác này đến khi thấy mỏi thì dừng lại.
Bài tập 2:
- Nằm lên thảm tập hoặc trên giường
- Đặt cánh tay trái ngang với vai, gập khủy tay lại góc 90 độ với thân, lòng bàn tay hướng xuống đất. Đồng thời giữ khủy tay đang gập.
- Sau đó nâng tay trái lên đến ngang vai thì bắt đầu hạ từ từ lại vị trí đầu tiên.
- Tay còn lại cũng làm tương tự, người bệnh có thể tập các động tác này đến khi thấy mỏi thì dừng lại.
Lưu ý khi tập các bài tập chữa thoái hóa khớp vai:
- Các bài tập bổ trợ tốt cho người bệnh trong quá trình phục hồi.
- Người bệnh có thể thích ứng và linh hoạt các hoạt động của vai thông qua các bài tập.
- Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng cách sẽ làm tình trạng bệnh càng nặng hơn.
- Nên tập đều mỗi ngày, vì nếu ngừng tập các khớp ở vai sẽ bắt đầu cứng lại.
Các biến chứng của thoái hóa khớp vai
Bệnh thoái hóa khớp vai nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Một số biến chứng của thoái hóa khớp vai:
Gây biến dạng khớp vai: Khi bị thoái hóa khớp vai, các khớp này sau khi cọ xát nhau thì bắt đầu biến dạng, cơ bắp co lại, khi quan sát thấy hai bên mõm vai nhô cao lên.
Gây ra tình trạng nhiễm khuẩn xương khớp: Nếu thoái hóa khớp không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm các khớp xương ở vùng vai. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, nhức sâu bên trong xương.
Bị bại liệt cánh tay: Khi bệnh thoái hóa xương khớp ở giai đoạn nặng sẽ gây ra biến chứng bại liệt cả cánh tay. Còn phần khớp vai thì không thể cử động được.
Bị ung thư xương: Tình trạng viêm nhiễm cứ lặp đi lặp lại, bệnh thoái hóa khớp vai không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra biến chứng ung thư xương. Đây là biến chứng nguy hiểm và có thể kéo theo các biến chứng khác xuất hiện.
Bao hoạt dịch bị viêm nhiễm: Khi bi thoái hóa khớp vai, sẽ gây ra rối loạn các chức năng của các cơ quan lân cận, trong đó có bao hoạt dịch. Lúc này các chất dịch ở khớp bị khô dẫn đến tình trạng viêm nhiễm bao hoạt dịch.
Viêm thoái khớp vai gây ra các biến chứng nguy hiểm va khó điều trị. Nên người bệnh nên chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
Các biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp vai
Bên cạnh việc điều trị thoái hóa khớp vai, người bệnh cần lưu ý các biện pháp sau để phòng tránh bệnh tái phát.
- Tránh các hoạt động, vận động, mang vác các vật nặng, nhất là không dùng lực ở vai quá nhiều vì có thể gây rách cơ, giãn gân.
- Chú ý các tư thế hoạt động như: Tư thế ngủ, tư thế ngồi,..Để làm giảm áp lực cho các cơ gân thì người ngồi làm việc nên để xuôi vai xuống.
- Kiên trì thực hiện các bài tập bổ trợ thoái hóa khớp vai, hoặc các môn vận động như bơi lội, yoga, dưỡng sinh,…
- Không thực hiện những động tác đột ngột, như xoay người, giật tay về sau,…Rất dễ làm tổn thương vùng vai.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và tốt cho bệnh thoái hóa khớp vai. Không uống bia, rượu, hút thuốc lá trong trước và sau điều trị.
Trên đây là các nguyên nhân và phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai. Người bệnh khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám và tìm đúng nguyên nhân và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm: Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!