Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Đối với người mắc các bệnh về xương khớp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng đồng thời hỗ trợ tích cực cho sự hồi phục của xương. Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện bệnh thì hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết này.

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người
Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm các triệu chứng khó chịu và cảm giác đau nhức do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường sử dụng các thực phẩm sau đây:

1. Các loại rau

Rau xanh các loại đều rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người mắc chứng thoái hóa khớp gối. Chúng giàu chất xơ, chứa vitamin A, C, E cần thiết cho sự phục hồi của xương khớp. Đặc biệt, người bệnh cần ưu tiên sử dụng một số loại rau như:

  • Rau có màu xanh đậm: Chứa hàm lượng oxy hóa cao, giàu magie, canxi có khả năng làm chậm sự thoái hóa của xương khớp, tăng cường sự khỏe mạnh, dẻo dai của hệ xương khớp. Có thể kể đến như rau diếp cá, tỏi tây, cải xoăn…
  • Rau bina: Còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi, có chứa lượng lớn flavonoid có khả năng chống viêm, tốt cho người bị viêm khớp hoặc loãng xương. Ngoài ra, rau bina cũng giàu carotenoid, sắt, folate, vitamin K, canxi… không chỉ tốt cho xương mà còn hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao thị lực.
  • Bông cải xanh: Có chứa Sulforaphane, có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối, giảm sản xuất chất gây viêm từ đó giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
  • Rau củ có màu cam: Giàu vitamin A, C, canxi, đặc biệt còn giúp sản sinh collagen, hỗ trợ tốt cho sự hồi phục của đĩa đệm. Có thể kể đến như cà rốt, bí ngô…

2. Nấm

Các loại nấm đều được xem là thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe xương khớp. Không những thế, nấm còn giúp tăng cường đề kháng, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư. Đặc biệt, nấm có chứa polysaccharide có thể tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của các khối u. Đối với người bị thoái hóa khớp gối, nên tăng cường dùng các loại nấm như:

  • Nấm hương: Có khả năng chống viêm, chữa suy nhược cơ thể, hỗ trợ điều trị chứng tay chân tê bại.
  • Nấm mộc nhĩ: Phòng ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp…

Để nâng cao hiệu quả điều trị, hỗ trợ phòng và điều trị tốt bệnh thoái hóa khớp gối nên kết hợp nấm với các loại rau củ như súp lơ xanh, cà rốt…

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C rất cần thiết cho sự phát triển của sụn, thiếu vitamin sẽ gây ra tình trạng sụn yếu, điều này khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, do đó, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thì nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C.

Các thực phẩm này bao gồm: Ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn, đu đủ, ổi, dứa, trái cây họ cam quýt như cam, bưởi…

4. Thực phẩm giàu Beta carotene

Beta caroten là tiền chất của vitamin A, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn mù lòa, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và mô không bị ảnh hưởng của gốc tự do. Được sử dụng để hỗ trợ chữa các bệnh viêm xương khớp, tăng huyết áp, xơ nang, bệnh về gan, tuyến, tụy…

Các thực phẩm giàu beta caroten có thể kể đến như đậu Hà Lan, củ cải, khoai lang, đu đủ, quả anh đào, mận…

5. Quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất rất tốt cho người mắc thoái hóa khớp
Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất rất tốt cho người mắc thoái hóa khớp

Các loại quả mọng rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều chất xơ, vitamin E, quercetin, canxi, magie, kẽm, rutin tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe xương khớp. 

Có thể kể đến như: Dâu tây, dâu tằm, nam việt quất, nho, việt quất, kỷ tử…

6. Cá

Các loại cá mà người bị thoái hóa khớp gối nên ăn là cá giàu axit béo omega-3. Bởi lẽ omega-3 có thể giúp ức chế quá trình sản xuất enzyme, cytokine từ đó giúp giảm viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Các loại cá này là:

  • Cá hồi tươi
  • Cá cơm
  • Cá thu
  • Cá trích

7. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D cũng rất cần thiết cho việc ngăn ngừa tổn thương ở sụn. Không chỉ vậy, nó còn giúp làm giảm nguy cơ hẹp khớp xương. Người bệnh có thể bổ sung bằng việc phơi nắng trong 15 – 20 phút, chỉ nên phơi nắng vào sáng sớm. 

Ngoài ra cũng có thể bổ sung qua các thực phẩm như:

  • Trứng
  • Cá tuyết
  • Cá mòi
  • Tôm
  • Cua

8. Sữa

Sữa giàu protein, canxi, magie, canxi giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp, đồng thời còn cải thiện các triệu chứng sưng đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Tuy nhiên, nên chọn các loại sữa ít béo để duy trì cân nặng, hạn chế tình trạng tăng cân.

Các sản phẩm nên sử dụng như sữa ít béo, sữa chua, phô mai…

9. Bơ và đậu nành

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Bơ giúp bảo vệ và sữa chữa sụn khớp

Có chứa chất kích thích sản sinh collagen cho xương khớp, sụn và gân. Đặc biệt, bơ còn có tác dụng bảo vệ, sửa chữa sụn, đẩy lùi thoái hóa ở mô xương, từ đó ngăn ngừa hiệu quả quá trình thoái hóa khớp gối.

10. Các loại gia vị

Một số loại gia vị sử dụng hàng ngày rất có ích cho việc xoa dịu cơn đau nhức đồng thời giảm sưng viêm ở khớp gối. Cụ thể:

  • Tỏi: Có chứa diallyl disulfide giúp chống lại các enzyme làm hỏng sụn khớp. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa chất chống viêm làm giảm triệu chứng sưng đau khó chịu.
  • Gừng: Giúp hạn chế quá trình viêm do thoái hóa, người bệnh có thể dùng gừng ở dạng bột nghiền, dạng tươi, dạng khô hay trà thảo dược.
  • Hạt tiêu, ớt lá lốt: Giảm đau khớp, chống viêm, tiêu sưng.

11. Nước hầm xương

Nước hầm xương cung cấp cho người bệnh nhiều chondroitin và glucosamine. Hai chất này rất quan trọng trong thành phần của sụn khớp. Ngoài ra, nước xương cũng chứa collagen để duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp. Các loại xương này là sụn sườn bò, xương sườn lợn, xương ống…

12. Thực phẩm khác

Một số gợi ý khác nếu bạn đang thắc mắc người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì:

  • Các loại ngũ cốc, đậu nguyên chất chưa qua tinh chế
  • Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ thực vật, dầu dừa, các loại hạt
  • Các loại thảo mộc và trà như trà xanh, nghệ, húng quế…

Các món ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, đâu là các món ăn tốt cho người bệnh thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Canh bí xanh nấu sườn

Phù hợp với người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn sưng, ít nóng đỏ. Ngoài ra còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát, duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 500g bí xanh, 250g xương sườn lợn
  • Sườn lợn, bí xanh rửa sạch, nấu canh như bình thường
  • Nêm nếm gia vị, tuy nhiên chỉ nên ăn nhạt.

2. Đậu xanh nấu với ý dĩ nhân, bách hợp

Nguyên liệu: 100g bách hợp tươi, 50g ý dĩ nhân, 25g đậu xanh

Cách thực hiện:

  • Bách hợp tẽ cánh, bỏ màng trong
  • Dùng muối bóp nhẹ rồi rửa sạch lại với nước để loại bỏ vị đắng
  • Đậu xanh, ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi với lửa nhỏ cho đậu nhừ
  • Sau đó cho thêm bách hợp nấu cho đặc lại, thêm ít đường trắng
  • Dùng đều đặn mỗi tối 1 bát con.

3. Xương dê hầm đỗ trọng

Trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, tăng cường gân cốt. Không chỉ vậy món ăn này còn giúp trị phong thấp, bổ thận, trị đau lưng…

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: xương dê, đỗ trọng
  • Xương dê rửa sạch, hầm với đỗ trọng cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Dùng 2 – 3 lần/tuần trong thời gian dài để thấy hiệu quả.

4. Gà hầm thuốc bắc

Gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe xương khớp
Gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe xương khớp

Nguyên liệu: nửa ký gà ác đen hoặc gà non tơ, 10g long nhãn, 10g táo tàu, 10g kỷ tử

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch, hầm chung với các nguyên liệu đã chuẩn bị
  • Khi gà chín nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp
  • Chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn nhiều lần trong tháng để giảm đau nhức khớp gối.

5. Nấm hương xào rau cải

Nguyên liệu: Nấm hương, cải thìa, tỏi khô, gia vị

Cách thực hiện:

  • Nấm ngâm cho nở, rửa sạch; tỏi bóc vỏ, đập dập; rau cải rửa sạch
  • Luộc sơ rau ở lửa to từ 1 – 2 phút
  • Cho dầu vào chảo, phi tỏi, cho rau đã luộc vào đảo nhanh tay
  • Cho nấm hương vào xào chín, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp.

Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?

Ngoài việc hiểu rõ người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, người bệnh cũng cần kiêng cử nhiều thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Các thực phẩm cần tránh gồm:

1. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ chứa quá nhiều protein và cholesterol, trong khi đó, người bị thoái hóa khớp chỉ cần một lượng nhỏ các chất này. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất nên hạn chế dùng thịt đỏ nhất là thịt bò, thịt bê, thịt cừu… thay vào đó nên dùng các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, protein từ thực vật.

2. Đường, carbohydrate

Gây sản sinh nhiều sản phẩm cuối cùng của glycation, có thể giải phóng cytokine. Từ đó khiến tình trạng viêm, sưng ở các khớp nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất không nên dùng các loại đường tổng hợp, các loại đồ uống như nước ngọt, soda, cà phê, nước trái cây… 

3. Thực phẩm chiên

Đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây sưng viêm ở khớp
Đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây sưng viêm ở khớp

Các thực phẩm chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa. Không những vậy, dầu chiên còn làm tăng cholesterol, tạo ra các phản ứng hóa học không tốt trong cơ thể. Đặc biệt, chúng sẽ làm tình trạng sưng, viêm, thoái hóa khớp ngày một gia tăng.

Các thực phẩm này có thể kể đến như thức ăn chiên ngập dầu, bánh rán, khoai tây chiên, cá viên chiên, chả giò…

4. Chất bảo quản

Thường có nhiều trong đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp. Được sử dụng để kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm nhưng lại tác động xấu lên khớp gối, làm tăng triệu chứng sưng viêm. Khiến các cơn đau khớp gối xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

5. Thực phẩm quá mặn

Các loại thực phẩm quá mặn, quá nhiều muối dễ làm tăng viêm khớp do đó người bị thoái hóa khớp gối nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm. Tốt nhất nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, tự nấu ăn, chủ động kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, ăn thật nhạt để bảo vệ sức khỏe.

6. Dầu ngô, dầu cọ

Các loại dầu này chứa axit béo omega-6 rất cao. Nếu sử dụng để nấu ăn sẽ khiến tình trạng viêm khớp thêm nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng mà nên thay thế bằng dầu cá. 

7. Bột mì trắng

Bột mì trắng, bột mỳ tinh chế dễ gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, người bị thoái hóa khớp gối không nên sử dụng các thực phẩm này, có thể thay thế bằng việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt.

8. Rượu, thuốc lá

Rượu bia, thuốc lá rất có hại cho cơ thể đặc biệt là người mắc bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa khớp gối. Sử dụng rượu, thuốc lá trong thời điểm này hoặc trong thời gian dài sẽ khiến các triệu chứng bệnh thêm nặng hơn.

Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh. Vì thế, việc người bệnh tìm hiểu các thông tin như người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, không nên ăn gì là hết sức cần thiết. Song song với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, thường xuyên áp dụng các bài tập xương khớp phù hợp để cải thiện bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Chữa thoái hóa khớp gối

Chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc Nam hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường diễn ra ở người cao tuổi, khiến cho người bệnh đối mặt với tình trạng đau nhức và khó khăn trong quá...

Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối đều gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ ở khớp gối,… Với căn bệnh này, người...

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng nhằm cải thiện cơn đau, chống viêm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, một số loại thuốc...

Khớp gối bị khô - Cần ăn gì, uống gì, làm gì để cải thiện?

Khớp gối bị khô – Cần ăn gì, uống gì, làm gì để cải thiện?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng khi khớp gối bị khô. Một số thực phẩm quan trọng như ngũ cốc, các loại rau giàu canxi, sữa...

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Để mang đến hiệu quả tốt, bệnh nhân cần áp dụng...

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp cổ chân được xem là bệnh lý về xương khớp, và được biết đến là một trong những dạng thoái hóa xương khớp nguy hiểm hàng đầu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn