Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Nội Dung Bài Viết
Viêm vùng chậu là một bệnh lý phụ khoa khá nguy hiểm và xảy ra phổ biến ở nữ giới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động trực tiếp đến chức năng sinh sản. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị là vô cùng cần thiết.
Viêm vùng chậu là gì?
Viêm vùng chậu là thuật ngữ dùng để chỉ viêm nhiễm đường sinh dục gây ảnh hưởng đến các nhóm cơ quan sinh sản như: Tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và khung chậu. Bệnh thường xảy ra đối với các chị em có đời sống tình dục không lành mạnh, phụ nữ từng mang thai và sinh con.
Bệnh viêm vùng chậu khi bước vào giai đoạn cấp tính sẽ khiến cho cơ quan sinh sản bị phụ nề và sưng đỏ. Nếu để tình trạng kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính thì vùng bị viêm nhiễm sẽ bị xơ hóa và hình thành các dải xơ, các dây dính sẽ làm tắc vòi trứng gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Hầu hết cơ quan sinh dục ở nữ giới đều có chức năng tự phòng vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Mặc dù trong âm đạo có tồn tại lượng vi khuẩn có hại, nhưng chúng tồn tại song song và duy trì sự cân bằng với vi khuẩn có lợi. Nếu hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cho lượng vi khuẩn có hại ồ ạt xâm nhập vào gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Bệnh có thể gây ra sẹo bên trong bộ phận sinh dục nữ, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Vô sinh hiếm muộn, thai ngoài tử cung, đau mãn tính vùng chậu hoặc thậm chí là ung thư.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu là do sự phát tán của các loại vi khuẩn tồn tại trong âm đạo cùng với vi khuẩn lây lan qua con đường tình dục đi qua con đường chủ yếu sau đây:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là một trong những con đường gây ra bệnh viêm vùng chậu phổ biến nhất. Những người có đời sống tình dục không lành mạnh có thể bị lây nhiễm qua đường tình dục và gây ra những căn bệnh tình dục phổ biến như: Giang mai, lậu, sùi mào gà, lậu cầu khuẩn, HIV, mụn rộp sinh dục,…
Những tác nhân lây nhiễm này có thể phát triển rất nhanh và gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới các chức năng của bộ phận sinh dục. Vì vậy, khi đi thăm khám nên đưa bạn tình của mình đi khám và điều trị cùng.
Bên cạnh quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ trong những ngày hành kinh cũng làm tổn thương vùng kín. Vì trong những ngày đèn đỏ, cơ quan âm đạo rất dễ suy yếu, nếu có một tác động mạnh sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm vùng chậu.
2. Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vùng kín là khu vực nhạy cảm của các chị em phụ nữ và là nơi rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm. Vì vậy mà việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Vệ sinh vùng kín quá nhiều và không đúng cách như: Thụt rửa âm đạo vào sâu bên trong vùng kín, lạm dụng hóa chất vệ sinh, dung dịch vệ sinh phụ nữ,… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Lâu dần, các vi khuẩn sẽ lây lan ra những bộ phận lân cận gây viêm vùng chậu.
3. Vệ sinh không sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt
Sử dụng băng vệ sinh, giấy vệ sinh kém chất lượng, không đảm bảo độ an toàn hoặc quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ, không thường xuyên thay băng vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn nhiễm trùng sinh sôi và lây lan gây viêm nhiễm.
4. Viêm nhiễm từ nạo phá thai, sinh đẻ
Nạo phá thai nhiều lần hoặc sinh đẻ sẽ khiến nữ giới phải đối mặt với những tổn thương nghiêm trọng tới các cơ quan sinh dục của nữ giới. Nạo phá thai nếu thực hiện trong điều kiện không đảm bảo an toàn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sót thai, băng huyết, thủng tử cung,…
Sau khi sinh đẻ, máu sản dịch sẽ thường xuyên tiết ra. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hặc quan hệ tình dục sớm sẽ dẫn đến tình trạng băng huyết hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Nếu phá thai tại những cơ sở phòng khám không uy tín, đội ngũ bác sĩ thiếu chuyên môn và các trang thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vô trùng sẽ khiến cho các chị em dễ dàng đối mặt với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm tử cung và viêm vùng chậu.
5. Không trị dứt điểm các bệnh phụ khoa
Thông thường, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ có những triệu chứng điển hình và rất dễ phát hiện nếu nữ giới cảm thấy bên trong cơ thể có những biến đổi thất thường.
Thế nhưng, đại đa số đều chủ quan và ngại đi chữa trị, từ đó khiến cho tình trạng viêm nhiễm có cơ hội phát tán mạnh mẽ và lan sang các cơ quan kề cận, trong đó có cơ quan vùng chậu. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các chị em phụ nữ.
6. Biến chứng sau phẫu thuật
Những chị em đã từng thực hiện qua các ca phẫu thuật như: Đặt vòng tránh thai, thông tắc vòi trứng, bóc tách u xơ tử cung,… nhưng quá trình thực hiện không đảm bảo được vệ sinh đúng cách thì chị em rất dễ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh dục mãn tính. Liên tục kéo dài tình trạng sẽ gây viêm vùng chậu.
Dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu thường có triệu chứng tương tự như các bệnh viêm phụ khoa khác. Đối với giai đoạn mãn tính, bệnh chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Đến khi chuyển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh sẽ có rất nhiều triệu chứng. Những dấu hiệu điển hình thường gặp của bệnh chủ yếu là:
- Dịch âm đạo thay đổi bất thường: Thông thường, dịch âm đạo của nữ giới sẽ có màu trắng trong, hơi ngả màu và không có mùi hôi. Tuy nhiên, nếu khí hư đột ngột tiết ra nhiều kèm theo có màu trắng đục hoặc màu vàng, xanh và có mùi hôi khó chịu thì có thể là dấu hiệu của viêm vùng chậu.
- Đau vùng bụng dưới: Thường xuyên gặp phải cơn đau không cố định ở vùng bụng dưới, những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội là biểu hiện của đau vùng chậu. Khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của chị em phụ nữ.
- Xuất huyết âm đạo: Cơ quan trong vùng chậu rất dễ bị tổn thương khi bị viêm nhiễm, khi đó chỉ cần có một tác động nhỏ cũng khiến cho vùng kín bị chảy máu bất thường, đặc biệt là vào những lúc trước và sau khi quan hệ.
- Đau khi quan hệ tình dục: Khi bị viêm nhiễm tại cơ quan vùng chậu, trong quá trình giao hợp khi xát sẽ khiến cho vùng bị viêm tổn thương nghiêm trọng hơn và các chị em sẽ thường xuyên cảm thấy đau rát tại vùng kín, thậm chí là đau tức tại bụng dưới.
- Rối loạn kinh nguyệt: Viêm vùng chậu sẽ làm ảnh hưởng đến một số cơ quan như tử cung, buồng trứng, những cơ quan này lại có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi bị viêm vùng chậu sẽ làm biến đổi chu kỳ kinh nguyệt.
- Triệu chứng khác: Bên cạnh đó còn có những biểu hiện sốt và ớn lạnh, một số người còn cảm thấy khó khăn khi đại tiện, chướng bụng và mót rặn nhưng vẫn không giải quyết được.
Viêm vùng chậu có gây nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh viêm vùng chậu, nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Vô sinh: Viêm vùng chậu sẽ gây ra sẹo làm tắc nghẽn ống dẫn trứng và ngăn cản quá trình thụ thai. Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, cứ 8 người mắc bệnh viêm vùng chậu sẽ có 1 người không thể mang thai.
- Thai ngoài tử cung: Các vết sẹo do viêm vùng chậu làm ngăn cản trứng thụ tinh di chuyển vào trong buồng trứng. Nếu như trứng làm tổ và thụ tinh ở ngoài tử cung sẽ khiến cho thai to và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
- Áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng: Khi vòi trứng bị dính do mắc bệnh viêm vùng chậu sẽ khiến cho chất dịch không được bài tiết và gây hiện tượng ứ mủ vòi trứng. Hiện tượng này có thể vỡ ra tại ổ bụng, khiến cho vùng viêm nhiễm bị lan rộng.
- Viêm vùng chậu mãn tính: Tình trạng này sẽ gây ra những cơn đau đớn kéo dài liên tục. Vết sẹo tại ống dẫn trứng và cơ quan vùng chậu sẽ bị đau rát mỗi khi quan hệ.
- Viêm phúc mạc ổ bụng: Cơ quan trong ổ bụng có một lớp màng mỏng bị viêm nhiễm do quá trình viêm nhiễm và áp xe tại vùng chậu kéo dài và vỡ ra.
Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu
Nếu nghi ngờ bản thân có những triệu chứng bất thường trên, thì các chị em cần đến thăm khám sớm và điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nếu được điều trị sớm thì bệnh sẽ không để lại bất kỳ biến chứng nào. Khi đi thăm khám, bệnh nhân sẽ được thực hiện các chẩn đoán như sau:
Kiểm tra vùng chậu:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra và thăm khám các cơ quan như âm hộ, âm đạo để xem có những dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, kích ứng, dịch tiết để ghi nhận lại tình trạng.
- Bác sĩ sẽ tiến hành chèn mỏ vịt vào để mở rộng âm đạo giúp quan sát được những tổn thương hay có những sự thay đổi bất thường trong âm đạo.
Thực hiện các xét nghiệm:
- Xét nghiệm dịch cổ tử cung: Bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách sẽ soi nhuộm để xác định được vi khuẩn gây bệnh là loại nào.
- Xét nghiệm máu: Để xem mức độ nhiễm trùng là nặng hay nhẹ.
- Siêu âm: Quan sát tử cung có hình thành ổ áp xe hay không.
Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu sẽ gặp khó khăn hơn các bệnh phụ khoa khác. Do đó, để có kết quả chính xác, bệnh nhân phải đảm bảo sạch kinh hoàn toàn trước khi khám và tránh thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục hoặc sử dụng kem bôi trơn, thuốc đặt phụ khoa trước khi tới bệnh viện.
Phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu
Việc điều trị bệnh viêm vùng chậu sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiêm nhiễm của các cơ quan nằm trong vùng chậu. Những trường hợp bị viêm nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc. Còn trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.
1. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian thường được các chị em áp dụng để chữa các bệnh lý về phụ khoa ở mức độ nhẹ, kể cả bệnh viêm vùng chậu. Các bài thuốc này thường sử dụng các nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và đặc biệt không có tác dụng phụ.
- Lá trầu không: Rửa sạch khoảng 5 – 10 lá trầu không rồi đun sôi, bỏ thêm vài hạt muối biển. Sau đó dùng xông hơi và rửa vùng kín mỗi ngày, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở âm đạo và tử cung.
- Tỏi tươi: Băm nhuyễn khoảng 3 – 5 tép tỏi, phi thơm với 2 thìa dầu ô liu và đợi cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu nhạt thì lọc lấy dầu và để nguội. Sau đó ngâm một miếng vái sạch với dầu rồi đặt vào trong âm đạo khoảng 1 giờ sẽ giúp tiêu viêm.
- Bột nghệ: Đun sôi 1 thìa cà phê bột nghệ cùng với 1 ly sữa. Uống 1 cốc mỗi ngày sẽ giúp giảm viêm nhiễm vùng chậu hiệu quả.
- Lá trà xanh: Vò nát 1 nắm lá trà xanh và đun sôi trong 5 phút, cho thêm 1/4 thìa muối ăn rồi khuấy đều. Sử dụng nước để xông hơi vùng kín mỗi tuần từ 2 – 3 lần.
2. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp sử dụng thuốc
Đối với trường hợp bị viêm vùng chậu cấp tính, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc và chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Thuốc giảm đau: Chỉ định sử dụng nhóm thuốc Acetaminophen hay Floctafenine dùng để điều trị trong trường hợp bệnh viêm cấp. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng hạn chế tạm thời và có thể để lại tác dụng phụ.
- Thuốc kháng sinh: Gồm có Beta lactam, Macrolid có tác dụng chữa viêm vùng chậu kèm theo triệu chứng viêm nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu.
- Thuốc chống viêm: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm.
- Thuốc tiêm corticoid: Đây là thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm vùng chậu kèm theo nhiễm trùng nặng.
- Thuốc chống nấm: Bao gồm Polygynax, Canesten, Mycogynax,… Đây là nhóm thuốc dạng viên uống toàn thân hoặc thuốc đặt phụ khoa được chỉ định cho các trường hợp bị viêm vùng chậu do nấm.
3. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân bị viêm vùng chậu sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trong các trường hợp như sau:
- Điều trị bằng thuốc không hiệu quả
- Có biến chứng áp xe buồng trứng hoặc áp xe vùng chậu.
Hầu hết các bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi để hút cạn mủ tránh hoặc phẫu thuật rạch bụng. Nguyên tắc thực hiện phẫu thuật chủ yếu là cắt bỏ tổn thương để tránh nguy cơ tái phát và bảo vệ chức năng buồng trứng.
4. Điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng phương pháp vật lý trị liệu
Phương pháp này sẽ sử dụng máy đa chức năng là HGP-1000 để tiêu diệt vi khuẩn E.coli, cầu khuẩn Casndida và tụ cầu khuẩn vàng Staphylococcus và các vi khuẩn gây bệnh khác.
Phương pháp này là sự kết hợp giữa thuốc và công nghệ trị liệu để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có tác dụng tiêu viêm nhanh chóng.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Điều trị bằng điện: Giúp giảm sưng, giảm đau đáng kể và thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Điều trị bằng nhiệt: Thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm viêm.
- Điều trị bằng từ trường: Có tác dụng giảm đau và tăng khả năng hấp thụ thuốc.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên quan hệ tình dục trong thời điểm này vì sẽ khiến cho các vi khuẩn lây lan nhiều hơn. Bên cạnh đó cũng nên chú ý đến vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống khoa học khi bị viêm vùng chậu
Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, các chị em cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống điều dđộ và khoa học mỗi ngày để các chứng bệnh dần được cải thiện.
Viêm vùng chậu nên ăn gì?
Những người mắc bệnh viêm vùng chậu cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Bổ sung các loại thực phẩm chứa thành phần vitamin C sẽ giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện hệ miễn dịch và giúp tiêu diệt mầm bệnh.
- Thực phẩm có tính kháng viêm và giảm đau: Các loại thực phẩm sử dụng quen thuộc hằng ngày như gừng, tỏi, cá thu, các loại hạt, dầu thực vật,…
- Sữa chua: Trong thành phần sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp thúc đẩy tiêu hóa và cân bằng độ pH trong âm đạo.
Viêm vùng chậu nên kiêng gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn, người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng như:
- Thực phẩm có tính gây viêm: Bao gồm thực phẩm muối chua, hải sản và gia vị cay,…
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chứa hiều muối: Dung nạp các loại thực phẩm có hại này sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, các loại thức uống chứa cồn.
Phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu
Để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cũng cần phải có sự thay đổi tích cực trong lối sống cùng các thói quen chăm sóc bản thân một cách kỹ lượng bằng những biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa âm đạo hoặc lạm dụng dung dịch có chất tẩy. Nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, cách 3 – 4 tiếng nên thay băng vệ sinh 1 lần.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, chung thủy duy nhất một bạn tình và cần sử dụng bao cao su mỗi khi giao hợp.
- Nếu dưới 25 tuổi và có quan hệ tình dục thì nên xét nghiệm định kỳ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Không nên quan hệ quá sớm sau khi sinh nở, sảy thai hoặc phá thai vì có thể gây nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa nặng.
- Mặc các loại quần lót thoải mái, nên chọn mua các loại quần có chất vải thoáng, mềm và có độ hút tốt.
- Duy trì lối sống lạnh mạnh, khoa học bằng cách không thức khuya, tập thể dục đều đặn và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Bệnh viêm vùng chậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hầu hết chị em phụ nữ. Nếu bệnh không sớm điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, khi bị viêm nhiễm phụ khoa, người bệnh nên sớm đi thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!