Ngứa vùng kín (âm đạo): Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

12++ Mẹo chữa bệnh huyết trắng tại nhà theo dân gian

Khí hư là gì? Phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Sau khi khoét chóp cổ tử cung nên ăn gì và cần kiêng gì?

[Lưu ý] Người bị u xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?

“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Bệnh phụ khoa là tên gọi chung cho các vấn đề bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của phụ nữ. Đây cũng chính là nỗi ám ảnh khó nói không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống mà còn khiến chức năng sinh sản của chị em bị đe dọa. Bài viết sẽ điểm mặt 10 bệnh phụ khoa thường gặp. Đồng thời hướng dẫn chị em cách xử lý đúng đắn, giảm rủi ro khi không may mắc bệnh.

bệnh phụ khoa thường gặp
Chị em phụ nữ cần nắm rõ thông tin về các bệnh phụ khoa để sớm phát hiện nếu không may mắc phải

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ là gì?

Bệnh phụ khoa là thuật ngữ y tế dùng chung cho các bệnh lý liên quan trực tiếp đến cơ quạn sinh dục của chị em phụ nữ. Bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…

Các khảo sát cho thấy, vấn đề bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản mà còn có thể xảy ra ở những chị em chưa từng quan hệ, bé gái đang trong tuổi dậy thì hay phụ nữ đã mãn kinh.

Sự tấn công của các loại nấm men hay vi khuẩn, trùng roi được cho là tác nhân chính gây ra các bệnh phụ khoa. Ngoài ra, nhiều vấn đề bệnh lý còn liên quan đến cấu trúc bất thường của cơ thể hay sự thay đổi nội tiết tố.

Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa thường là:

  • Không đảm bảo vấn đề vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thông thoáng
  • Bị mất cân bằng nội tiết tố
  • Thói quen hằng ngày không tốt, nhất là thói quen mặc quần lót chật, thấm hút kém
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh và an toàn
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh
  • Nạo hút thai nhiều lần

Các bệnh phụ khoa thường gặp đa phần làm phát sinh một số triệu chứng chung sau đây:

  • Khí hư ra nhiều có màu sắc và mùi bất thường
  • Khí hư bị vón cục hay quá loãng
  • Vùng kín ngứa ngáy, đau rát, đôi khi còn bị sưng tấy
  • Đau vùng bụng dưới và xương chậu
  • Thỉnh thoảng bị chảy máu âm đạo một cách bất thường
  • Bất thường khi đi tiểu: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, thậm chí còn tiểu ra máu
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Kinh nguyệt bị rối loạn
dấu hiệu bệnh phụ khoa
Đa số các bệnh phụ khoa đều gây ngứa ngáy vùng kín

Đa phần các bệnh phụ khoa nếu phát hiện sớm ngay khi vừa khởi phát thì thường dễ chữa và hiếm khi để lại biến chứng. Tuy nhiên, chính vì tâm lý chủ quan, e ngại, không ít chị em đã không chủ động thăm khám để bệnh tiến triển nặng nề và gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Điểm mặt 10 bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ

Như đã đề cập, bệnh phụ khoa là tên gọi chung cho tất cả các vấn đề bệnh lý liên quan đến các cơ quan sinh dục của phụ nữ. Dưới đây là 10 bệnh lý thường gặp nhất, chị em cần cảnh giác:

1. Bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo chính là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn tới tiết dịch bất thường gây ngứa ngáy và đau rát. Nguyên nhân thường là do bị nhiễm trùng hay do mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo.

Ngoài ra, suy giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh hay một số các rối loạn về da cũng có thể làm bùng phát bệnh. Viêm âm đạo cũng có thể xảy ra do những sai lầm tai hại của chị em khi vệ sinh cá nhân vùng kín.

Các chuyên gia cho biết, bất cứ phụ nữ nào trong cuộc đời cũng sẽ có ít nhất 1 lần bị viêm âm đạo. Bệnh lý này không chỉ gây khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn biến chứng. Nhất là khi bệnh tái diễn nhiều lần nhưng không được chẩn đoán điều trị kịp thời hay điều trị không đúng cách.

2. Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp

Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, lở loét tại cổ tử cung do một số tác nhân như nhiễm khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng. Thống kê ghi nhận, có tới khoảng hơn 30% phụ nữ Việt Nam mắc phải bệnh lý này. Trong đó có tới 40% ca bệnh đã diễn tiến nặng nề chuyển thành viêm loét cổ tử cung và có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Bệnh lý này được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Viêm cổ tử cung cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hay tái phát nhiều lần thì rất dễ dẫn tới mãn tính.

bệnh viêm phụ khoa
Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nữ giới cần cảnh giác

Biểu hiện của bệnh viêm cổ tử cung tương đối giống với bệnh viêm âm đạo. Bao gồm ra huyết trắng đục hoặc vàng với mùi khó chịu, ngứa ngáy, chảy máu âm đạo hay bị đau rát khi quan hệ tình dục.

Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa không khó chữa. Tuy nhiên nếu không sớm can thiệp thì sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của cả tử cung và âm đạo. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, nhiễm Chlamydia và cả HIV.

3. Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý xuất hiện khi các tuyến làm nhiệm vụ bài tiết dịch nhầy ở cổ tử cung bị lộ ra ngoài và viêm nhiễm. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh lý này là gây đau ở vùng âm hộ, khí hư ra nhiều bất thường và có mùi khó chịu. Bệnh có thể gây ra nhiều hệ quá lớn với cuộc sống của nữ giới. Trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, có thể gây hiếm muộn, sảy thai, sinh non và thậm chí là vô sinh nếu không sớm phát hiện và can thiệp điều trị.

4. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là thuật ngữ y tế mô tả một khối chứa dịch hay chất rắn có dạng giống như bã đậu phát triển một cách bất thường ngay trên hay bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là sự tích tụ dịch tạo thành 1 nang trên buồng trứng.

Ngoài ra, u nang buồng trứng còn có thể phát triển từ các mô của buồng trứng. Đây là loại khối u thường gặp nhất, chiếm tới khoảng 3,6% các bệnh lý phụ khoa. Khối u có nhiều dạng khác nhau. Trong đó, có tới 90% là các khối u lành tính hiếm khi gây ung thư, 10% còn lại có khả năng phát triển thành ác tính.

bệnh phụ khoa thường gặp
Bệnh u nang buồng trứng nếu không nghiêm túc điều trị sẽ rất dễ phát sinh biến chứng

U nang buồng trứng thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng mơ hồ. Có thể gây đau ở vùng chậu, thắt lưng hay đùi, đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục, đau khi quan hệ tình dục, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng cân không rõ nguyên nhân…

Trường hợp không can thiệp điều trị sớm thì khối u có thể phát triển lớn và chèn ép vào các tạng xung quanh. Lúc này các biến chứng sẽ rất dễ phát sinh. Xoắn u nang, vỡ nang, chèn ép tạng xung quanh… là các biến chứng dễ gặp nhất.

5. U xơ tử cung

U xơ tử cung (Uterine fibroids) là thuật ngữ đề cập đến khối u lành tính xuất hiện tại cơ trơn tử cung. Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ảnh hưởng tới nữ giới ở trong độ tuổi sinh sản từ khoảng 25 – 50 tuổi.

Bệnh lý này rất hiếm khi chuyển biến thành khối u ác tính. Đồng thời cũng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, khối u xơ có thể tăng kích thước. Trường hợp kích thước khối u lớn có thể gây chảy máu tử cung bất thường hay chèn ép lên xương chậu. Đồng thời ảnh hưởng tới các cơ quan bên trong buồng tử cung như ống dẫn trứng hay buồng trứng.

Ngoài ra, sự xuất hiện của khối u còn có thể gây biến dạng lòng tử cung. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ bị sảy thai và gây ra nhiều vấn đề xấu khác như sinh non, nhau bong non hay thai chậm phát triển.

6. Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc cổ tử cung là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt trong của tử cung. Các phản ứng viêm có thể do nấm men, vi khuẩn hay kí sinh trùng gây ra.

Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới sau khi sinh con hay sau khi bị sẩy thai. Bởi với các trường hợp này, sản dịch có thể không thoát ra ngoài hết mà ứ đọng lại trong tử cung do nhau thai còn sót lại.

bệnh phụ khoa
Những triệu chứng bất thường ở vùng kín có thể do bệnh viêm nội mạc tử cung gây ra

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm nội mạc cổ tử cung là ra khí hư màu xanh, có lẫn mủ hoặc máu cùng mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Một số triệu chứng toàn thân như chóng mặt, sốt nhẹ hay đau đầu cũng có thể đi kèm.

7. Bệnh viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng cũng là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, nhất là những chị em đang ở độ tuổi sinh nở. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại vòi trứng do vi khuẩn, nấm men hay một số tác nhân khác.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa phần các trường hợp bị viêm ống dẫn trứng thường là do tình trạng nhiễm trùng từ âm đạo hay cổ tử cung lan sâu vào trong vòi trứng. Tùy vào mức độ bệnh ở giai đoạn cấp hay mãn tính mà sẽ có biểu hiện cùng giải pháp điều trị khác nhau.

Ở dạng cấp tính, triệu chứng của bệnh thường bùng phát một cách đột ngột nhưng ở mức độ nhẹ. Thông thường có thể chữa khỏi trong vòng 1 tuần nếu điều trị kịp thời và đúng đắn.

Còn nếu hiện trạng bệnh chuyển sang mãn tính thì tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài và gây mủ trắng. Lúc này, phản ứng viêm có thể phá hoại các mô ở trong ống dẫn trứng. Nếu không có phác đồ điều trị thích hợp rất dễ gây ra các biến chứng hiếm muộn, vô sinh, khó giữ con khi mang thai hay khó sinh.

8. Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng chính là tình trạng buồng trứng bị các phản ứng viêm tấn công do nấm men, vi khuẩn, vi trùng hay ký sinh trùng. Tình trạng viêm này có thể cùng lúc ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong khung chậu như tử cung, ống dẫn trứng, nội mạc tử cung và có thể là cả thành bụng hay phúc mạc.

Hai chủng vi khuẩn Chlamydia trachomatis và Neisseria được xác định là tác nhân chính gây bệnh viêm buồng trứng. Nhiễm trùng đa phần thường lây lan từ cổ tử cung vào tử cung sau đó vào ống dẫn trứng rồi đi vào buồng trứng. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn có thể đo vào trong khoang phúc mạc hay thành bụng.

bệnh phụ khoa ở phụ nữ
Bệnh viêm buồng trứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nữ giới

Viêm buồng trứng là bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu không điều trị nghiêm túc có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.

9. Hội chứng đau âm hộ mãn tính

Đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia) là hội chứng gây ra tình trạng đau tại khu vực xung quanh cửa âm đạo. Đây được đánh là là một trong số những bệnh phụ khoa thường gặp mà chị em phụ nữ rất dễ mắc phải.

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên các tình trạng như tổn thương hoặc kích thích các dây thần kinh ở xung quanh âm hộ, viêm âm đạo, dị ứng hay quá mẫn ở da được cho là có liên quan.

Những đau đớn mà hội chứng này gây ra có thể liên tục hoặc không liên tục. Chúng có khả năng kéo dài nhiều tháng hay thậm chí là hàng năm. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi có áp lực xảy ra ở các khu vực xung quanh lối vào âm đạo.

10. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một bệnh phụ khoa thường gặp khiến cho chị em phụ nữ luôn cảm thấy tự ti và không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh thường gây ra bởi một số các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình nhất là bệnh lậu và chlamydia.

Phụ nữ bị nhiễm chlamydia hay bệnh lậu nếu không được điều trị thì khả năng dẫn tới viêm vùng chậu chỉ sau khoảng vài ngày hay vài tuần. Ngoài ra, bệnh viêm vùng chậu cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng không lây qua đường tình dục, ví dụ như bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.

bệnh ở phụ nữ
Viêm vùng chậu cũng là bệnh phụ khoa thường gặp chị em cần cảnh giác

Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng đắn thì bệnh viêm vùng chậu ở nữ giới có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng và kéo dài. Dễ gặp nhất là vô sinh, mang thai ngoài tử cung hay đau xương chậu mãn tính.

Phụ nữ cần làm gì khi mắc bệnh phụ khoa?

Bệnh phụ khoa chính là một trong những vấn đề bệnh lý khó nói, gây ra tâm lý e ngại cho nhiều chị em. Không ít chị em loay hoay không biết xử lý như thế nào khi mắc phải các vấn đề bệnh lý này.

Dưới đây là cách xử lý đúng đắn giúp chị em bảo vệ sức khỏe của chính mình:

1. Thăm khám càng sớm càng tốt

Chị em tuyệt đối không được chủ quan khi mắc phải các bệnh phụ khoa. Bởi các bệnh lý này đều không có cơ chế tự chữa lành khi chưa áp dụng biện pháp can thiệp điều trị đúng đắn.

Chính vì vậy, việc thăm khám càng sớm càng tốt được nhận định là yếu tố rất quan trọng giúp quá trình kiểm soát bệnh diễn ra tốt hơn. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và yêu cầu thực hiện các thủ thuật y khoa cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác.

Sau đó, tùy thuộc vào từng bệnh lý cũng như mức độ bệnh và các yếu tố liên quan khác mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

2. Nghiêm túc điều trị

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều chị em chủ quan, không nghiêm túc trong vấn đề điều trị các bệnh phụ khoa. Và đây là lý do chính khiến bệnh tình diễn tiến nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản cũng như khả năng tình dục nói riêng.

Các chuyên ra khuyên rằng, khi mắc bệnh, chị em cần nghiêm túc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian. Cùng với đó, chú ý chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ cho vùng kín được thông thoáng.

làm gì khi mắc bệnh phụ khoa
Nếu không may mắc bệnh phụ khoa thì tốt nhất chị em nên sớm thăm khám và nghiêm túc điều trị

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây thì có thể tận dụng thêm các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ. Ví dụ như đun nước chè xanh hay trầu không để ngâm rửa vùng kín. Cách này có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và ức chế hoạt động của nấm men, vi khuẩn rất tốt.

Nghiêm túc điều trị được cho là chìa khóa giúp chị em sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mà các bệnh phụ khoa gây ra. Tuyệt đối tránh tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác khi không may mắc phải các bệnh phụ khoa thường gặp.

3. Chăm sóc và dự phòng

Ngoài việc thăm khám và điều trị theo phác đồ từ bác sĩ thì người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng. Điều này sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Dưới đây là các giải pháp chăm sóc cho chị em:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng những sản phẩm vệ sinh lành tính. Tránh dùng các sản phẩm có chất tẩy mạnh hay chứa nhiều hương liệu. Khi vệ sinh, tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo.
  • Thời điểm tới chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên. Ít nhất là cách 4 giờ thay 1 lần.
  • Khi đang trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa, chị em nên tránh việc quan hệ tình dục.
  • Thường xuyên thay quần lót, tránh sử dụng quần bó sát hay chất liệu thấm hút kém. Giặt đồ lót sạch sẽ và phơi ở nơi thông thoáng, có ánh nắng chiếu trực tiếp. Tuyệt đối không mặc khi quần lót còn ẩm.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thường ngày cho lành mạnh nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình khắc phục bệnh.

Bài viết đã tổng hợp thông tin chi tiết về 10 bệnh phụ khoa thường gặp. Đồng thời hướng dẫn chị em cách xử lý đúng đắn trong trường hợp không may mắc bệnh. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đừng quên thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần ngay cả khi khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Ra khí hư có lẫn máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Ra khí hư có lẫn máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Tình trạng ra khí hư có lẫn máu có thể là dấu hiệu của những rối loạn nội tiết vô hại. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xuất hiện kèm...

Hướng dẫn cách đăt thuốc vào âm đạo đúng và an toàn [Bác sĩ tư vấn]

Hướng dẫn cách đặt thuốc vào âm đạo đúng và an toàn [Bác sĩ tư vấn]

Điều trị bệnh phụ khoa bằng cách đặt thuốc vào âm đạo mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng một số chị em thực hiện đặt thuốc lần đầu...

10 Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà chị em nên thử

10+ Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà chị em nên thử

Vùng kín có mùi hôi là một trong những dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân có thể do nấm hoặc vi khuẩn hoặc nhiễm...

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở những người vệ sinh vùng kín không đúng cách, bị rối loạn nội tiết tố...

Ngứa vùng kín (âm đạo): Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần áo bó sát, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài là những nguyên nhân gây ngứa vùng kín thường gặp. Tuy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn