Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Táo Mèo: Vị thuốc quý cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu

Táo mèo (sơn tra, chua chát) là loài thực vật mọc hoang nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc. Quả của cây được sử dụng để làm thuốc với tác dụng chính là tiêu tích, hóa thực, an thần và giáng áp. Hiện tại, dược liệu này được sử dụng để ngâm đường, ngâm rượu hoặc dùng trong các bài thuốc sắc.

táo mèo là quả gì
Táo mèo là quả gì? Có tác dụng chữa bệnh gì?

  • Tên gọi khác: Sơn tra, Chua chát
  • Tên khoa học: Docynia indica
  • Họ: Hoa hồng – Rosaceae

Mô tả dược liệu táo mèo

1. Táo mèo là cây/ quả gì?

Táo mèo là cây bán thường xanh với chiều cao từ 10 – 15m. Thân cây nhỏ, có gai, cành cây khi còn non có nhiều lông, màu nâu tím nhưng khi già chuyển sang màu nâu đen và trơn nhẵn. Lá dài khoảng 7 – 10cm, mép có răng cưa, khi nhỏ được phủ lông mỏng nhưng khi già thì trơn nhẵn. Lá có cuống ngắn, được phủ lông tơ, mỗi lá gồm 7 – 10 cặp gân phụ.

Hình ảnh quả táo mèo
Hình ảnh của hoa táo mèo

Hoa táo mèo có màu trắng, mọc thành cụm, mỗi cụm hoa gồm có 3 – 5 bông, đường kính dao động từ 2 – 3cm. Mỗi bông có 30 nhị, đài hoa hình chuông và lá đài hình tam giác. Cây táo mèo ra hoa vào tháng 2 – 3 hằng năm và kết quả vào tháng 8 – 9. Quả tròn hơi dẹt, đường kính 5 – 6cm, khi chín chuyển sang màu vàng lục và có vị chua chát.

2. Phân bố

Cây táo mèo được trồng, mọc hoang nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Dược liệu này còn gọi là quả chua chát và sơn tra. Tuy nhiên, cần phân biệt với quả sơn tra (bắc sơn tra), tên khoa học Crataegus của Trung Quốc.

3. Bộ phận sử dụng

Quả táo mèo được sử dụng để làm thuốc

4. Thu hái – sơ chế

Hái quả vào tháng 9 – 10 hằng năm. Sau khi hái về đem rửa sạch, để ráo, dùng dao thái thành lát mỏng/ bổ dọc, bổ ngang rồi dùng để sấy khô hoặc phơi khô dùng dần. Hoặc có thể dùng tươi đều được.

5. Thành phần hóa học

Quả táo mèo chứa các thành phần hóa học như axit tactric, hydrat carbon, tannin, protid, phytosterin, acetylcholine, cholin, crataegic, axit oleanic,…

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi phơi khô đem bảo quản trong bình thủy tinh hoặc túi kín. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp.

Vị thuốc táo mèo

Táo mèo là loại quả có vị chua, chát nên không được dùng để ăn trực tiếp như các loại trái cây thông thường. Tuy nhiên nhờ có dược tính đa dạng, loại quả này được nhân dân sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

quả táo mèo chữa bệnh gì
Táo mèo là vị thuốc có tác dụng tiêu thực, hóa tích, giáng áp, cường tim và an thần

1. Tính vị – Quy kinh

  • Sơn tra có vị chua, ngọt, chát, tính hơi ấm.
  • Quy vào kinh Tỳ, Vị,

2. Tác dụng của táo mèo theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, táo mèo thuộc nhóm thuốc tiêu hóa tích với khả năng kích thích tiêu hóa, cải thiện vị giác,… Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giảm mất ngủ, viêm xoang, viêm khớp và đau đầu mãn tính.

3. Công dụng của táo mèo theo y học hiện đại

Táo mèo không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà đã được nghiên cứu cụ thể. Y học hiện đại nhận thấy thảo dược này mang đến những công dụng sau:

  • Tác dụng giãn mạch máu ngoại vi, từ đó làm giảm huyết áp
  • Ức chế ngưng tập tiểu cầu, hạn chế hình thành cục máu đông và cải thiện sức co bóp của tim
  • Tác dụng trấn tĩnh, an thần và hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp
  • Tác dụng kháng khuẩn, ức chế ký sinh trùng (giun, sán)
  • Bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tích trữ mỡ ở gan và hỗ trợ điều trị viêm gan do rượu
  • Kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng do ứ trệ

4. Quả táo mèo chữa bệnh gì?

Qua kinh nghiệm sử dụng của dân gian và các nghiên cứu hiện đại, quả táo mèo đã được ứng dụng phổ biến trên lâm sàng. Hiện tại, thảo dược này được sử dụng để điều trị các bệnh sau:

  • Khó tiêu, ăn uống kém
  • Cao huyết áp
  • Chứng mỡ máu
  • Viêm gan, gan nhiễm mỡ do rượu

5. Liều lượng – Cách sử dụng táo mèo

Quả táo mèo không có độc tính nhưng chứa nhiều axit nên cần tránh lạm dụng. Khi sử dụng nên cân chỉnh liều lượng phù hợp để hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Táo mèo thường được dùng trong các bài thuốc sắc, hãm trà hoặc dùng để ngâm đường, ngâm rượu uống giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm đau mỏi gân xương và tăng cường sức đề kháng.

Các bài thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe từ quả táo mèo

Cách sử dụng táo mèo
Táo mèo được dùng để ngâm đường, mật ong, ngâm rượu và dùng trong bài thuốc sắc

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp kèm béo phì gây hoa mắt, nhức đầu

  • Chuẩn bị: Lá sen 20g và táo mèo 15g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán vụn, sau đó hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút và dùng uống thay trà.

2. Bài thuốc chữa chứng cao huyết áp gây chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, đại tiện táo và tâm tính thất thường

  • Chuẩn bị: Lá dâu 12g, táo mèo 24g và cúc hoa 15g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu sấy khô, tán vụn và hãm với nước sôi trong 20 – 30 phút. Chia nước trà thành nhiều lần và dùng hết trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng hóa ứ tích và thanh can nhiệt.

3. Bài thuốc cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và người mắc bệnh lý mạch vành

  • Chuẩn bị: Lá trà tươi, cúc hoa và táo mèo mỗi thứ 10g.
  • Thực hiện: Hãm với nước sôi uống như trà.

4. Cháo táo mèo gạo tẻ trị rối loạn lipid máu và cao huyết áp

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ và táo mèo (thái phiến) mỗi thứ 50g, 1 ít đường phèn.
  • Thực hiện: Nấu nhừ thành cháo, khi chín thêm đường phèn vào, khuấy đều và ăn khi nóng.

5. Canh thịt nạc hầm táo mèo trị cao huyết áp gây ra các triệu chứng như đại tiện táo, chóng mặt, mắt đỏ và ngực sườn đầy tức

  • Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 250g (thái miếng), lá sen tươi (thái nhỏ), đại táo 4g, quyết minh tử 30g và táo mèo 30g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cho tất cả vào nồi, thêm nước và hầm cho mềm nhừ. Khi chín, nêm thêm gia vị và dùng ăn vài lần trong ngày.

6. Bài thuốc trị chứng cao huyết áp

  • Chuẩn bị: Mã thầy (bóc vỏ) 10 củ, táo mèo 30g và hải đới (rửa sạch, cắt ngắn) 30g, chanh 2 quả (rửa sạch, cắt lát).
  • Thực hiện: Đem nấu kỹ rồi chắt lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

7. Bài thuốc chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng đau và đầy trướng

  • Chuẩn bị: Táo mèo 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống thay trà hằng ngày. Dùng đến khi ăn uống bình thường thì dừng. Lạm dụng quá mức có thể gây đau dạ dày do tăng tiết dịch vị.

8. Rượu táo mèo trị đau mỏi toàn thân và kích thích tiêu hóa

  • Chuẩn bị: Táo mèo 200g, rượu trắng 300ml.
  • Thực hiện: Đem táo mèo rửa sạch, bỏ hạt và ngâm với rượu trắng trong 1 tuần, ngày lắc bình 1 lần. Mỗi lần uống 10 – 15ml, ngày dùng 2 lần. Sau khi uống hết rượu, đem táo mèo trộn với đường kính ăn dần.

9.Trà táo mèo kim ngân hoa trị cao huyết áp, mất ngủ, đại tiện táo và đau đầu

  • Chuẩn bị: Tang diệp (lá dâu) 12g, kim ngân hoa và cúc hoa mỗi thứ 15g, táo mèo 24g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu sấy khô, tán vụn và hãm với nước sôi. Hãm từ 15 – 20 phút là có thể dùng được. Chia nước trà thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

10.Bài thuốc giúp thanh can nhiệt, giáng áp và bổ can thận, dùng cho người béo phì và cao huyết áp

  • Chuẩn bị: Sinh đỗ trọng, táo mèo và thảo quyết minh mỗi thứ 16g, sinh đại hoàng 3g, hoàng bá 6g và tiên ngọc mễ tu (râu ngô tươi) 62g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 6 bát nước đến khi còn 3 bát thì ngưng. Chia nước sắc thành vài lần uống và dùng hết trong ngày.

11. Bài thuốc trị rối loạn tuần hoàn não kèm tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Đan sâm 30g, tang ký sinh và cát căn mỗi thứ 20g, hoàng kỳ 45g và táo mèo 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc 2 lần, mỗi lần sắc trong khoảng 30 phút. Sau đó, dùng nước sắc cô lại còn khoảng 300 – 400ml và uống hết trong ngày. Mỗi lần dùng liên tục trong 15 ngày, sau đó ngưng 20 ngày và lặp lại liệu trình.

12. Cao lỏng táo mèo và sinh địa trị chứng cao huyết áp thuộc thể âm hư (sốt nhẹ về nhiều, bàn tay, bàn chân nóng, người gầy, họng khô khát)

  • Chuẩn bị: Táo mèo 500g và sinh địa 200g, đường trắng 100g.
  • Thực hiện: Rửa sạch táo mèo, bỏ hạt và thái phiến. Sinh địa rửa sạch và thái lát. Cho dược liệu vào nồi sắc cho nhừ, sau đó thêm đường vào và đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng. Mỗi lần ăn 2 thìa canh, ngày uống 3 lần dùng liên tục trong 20 ngày.

13. Bài thuốc trị cao huyết áp và rối loạn lipid máu

  • Chuẩn bị: Táo tây và táo mèo mỗi thứ 30g, đường phèn vừa đủ và cần tây 3 cây.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, cần tây đem cắt đoạn, táo tây và táo mèo bỏ hạt, thái miếng vừa phải. Cho nguyên liệu vào bát và đổ thêm 300ml nước rồi hấp cách thủy trong 30 phút. Khi gần chín, thêm đường phèn vào và hấp đến khi đường tan hoàn toàn là được. Chắt lấy nước uống hết trong ngày.

14. Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp thể nhiệt chứng

  • Chuẩn bị: Đậu xanh và táo mèo mỗi thứ 150g, đường phèn vừa đủ.
  • Thực hiện: Đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước 30 phút. Còn táo mèo đem rửa sạch, bỏ hạt và thái miếng vừa ăn. Đem dược liệu cho vào nồi, sắc kỹ sau đó thêm đường phèn và chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

15. Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy đau

  • Chuẩn bị: Mộc hương, thanh bì (vỏ quýt) và táo mèo bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tất cả tán bột mịn, mỗi lần dùng 3g uống với nước sôi nguội.

16. Bài thuốc chữa chứng ợ hơi do rối loạn tiêu hóa

  • Chuẩn bị: Táo mèo một nửa sống một nửa sao 15g.
  • Thực hiện: Sắc uống, dùng hằng ngày.

17. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Táo mèo sao cháy 10g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn rồi hòa với nước sôi để nguội, có thể thêm vào 1 ít đường đỏ cho dễ uống. Dùng mỗi lần 5 – 10ml, ngày uống 3 lần trong 2 – 3 ngày là khỏi.

18. Bài thuốc chữa chứng tắc kinh do huyết ứ

  • Chuẩn bị: Quả táo mèo 30g, đường mía 25g.
  • Thực hiện: Dùng táo mèo sắc bỏ bã, hòa nước với đường mía uống. Có thể gia thêm xuyên khung, đương quy và ích mẫu thảo trong trường hợp nước ối ra không dứt và đau bụng kinh sau khi sinh. Trong trường hợp có đi kèm sa ruột (sán khí), có thể dùng thêm quất hạch và hồi hương.

19.Bài thuốc chữa chứng mỡ máu cao

  • Chuẩn bị: Mạch nha và táo mèo lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem cô lại thành trà, mỗi ngày dùng 30g hãm với nước sôi, dùng đều đặn 2 lần.

20.Bài thuốc trị viêm thận, viêm bể thận

  • Chuẩn bị: Táo mèo sống 100g.
  • Thực hiện: Sắc với nước để sôi trong 15 – 20 phút, sắc 3 lần mỗi lần lấy 500ml. Sau đó chia thành nhiều lần uống trong ngày.

21.Bài thuốc trị hóc xương cá

  • Chuẩn bị: Quả táo mèo 15g.
  • Thực hiện: Sắc đặc với 200ml nước ngậm 1 lúc trước khi nuốt.

22.Bài thuốc trị chứng ghẻ lở, ngứa ngáy

  • Chuẩn bị: Quả táo mèo tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, thái lát và sắc lấy nước rồi hòa với nước lạnh tắm hằng ngày.

Kiêng kỵ – Lưu ý khi dùng dược liệu táo mèo

Táo mèo là vị thuốc quý có công năng đa dạng. Hơn nữa, vị thuốc này không có độc tính nên có thể sử dụng lâu dài để phòng ngừa cao huyết áp, rối loạn lipid máu và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém. Tuy nhiên, táo mèo chứa khá nhiều axit có thể tăng pepsin trong dịch vị dạ dày. Do đó khi sử dụng dược liệu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Táo mèo chứa nhiều axit nên cần hạn chế dùng cho người bị viêm loét dạ dày và trào ngược thực quản.
  • Không dùng táo mèo trong thời gian uống thuốc bổ vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Tránh dùng kèm với các loại thực phẩm và thức uống có vị chua trong thời gian dùng bài thuốc từ táo mèo.

Táo mèo không chỉ được dùng để ngâm rượu, mật ong để kích thích tiêu hóa mà còn được dùng trong các bài thuốc an thần, giáng áp và cường tim. Tuy nhiên trước khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn đọc nên hỏi ý kiến thầy thuốc để được tư vấn cụ thể. Tự ý áp dụng bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn