3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Ích mẫu: Vị thuốc Đông y quý chữa nhiều bệnh cho phụ nữ

Ích mẫu là cây thân thảo, mọc hoang có mặt ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Là vị thuốc Đông y vị cay hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thông kinh hoạt huyết, lợi tiểu tiêu thũng, ích tinh sáng mắt. Thường được sử dụng để điều trị bế kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh, viêm thận cấp tính…

Ích mẫu vị cay đắng, tính mát, được sử dụng để chữa nhiều bệnh ở nữ giới
Ích mẫu vị cay đắng, tính mát, được sử dụng để chữa nhiều bệnh ở nữ giới

Tên gọi khác: Chói đèn, sung úy, xác điến (Tày), làm ngài, chạ linh lo (Thái), ngưu tần, tạm thái, trư ma, xú thảo, thấu cốt thảo, phản hồn đơn, dã thiên ma, thiên chi ma, xú uất thảo, khổ đê thảo, hỏa hiêm, hạ khô thảo, uyên ương đằng…

Tên khoa học: Leonurus sp. 

Họ: Hoa Môi (Lamiaceae)

Mô tả về cây ích mẫu

Đặc điểm thực vật

Sở dĩ dược liệu này có tên gọi ích mẫu là vì nó có ích cho mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Ích mẫu là cây thân thảo, một loại cỏ sống trong khoảng 1 – 2 năm, chiều cao từ 0.6 – 1m. Đặc điểm của loại cây này như sau:

  • Thân hình vuông, có lớp lông nhỏ ngắn bao phủ toàn thân, cây ít phân nhánh
  • Lá: Mọc đối xứng, có sự khác nhau ở từng phần, trong đó, phần lá ở gốc có cuống dài, lá ở thân có cuống ngắn và phần lá trên cùng không có cuống. Lá ở gốc tròn, lá giữa dài, xẻ sâu thành thùy hẹp, các thùy của lá ích mẫu thường có răng cưa nhọn.
  • Hoa: Mọc ở kẽ lá, mục thành vòng, tràng hoa màu tím hồng hoặc trắng hồng
  • Quả: Nhỏ, nhẵn, có 3 cạnh, thường ra hoa vào tháng 3 – 5 và kết quả vào tháng 6 – 7.

Phân bố

  • Ích mẫu là cây mọc hoang, tập trung chủ yếu ở các bãi cát, thường tập trung ở các tỉnh Trung Quốc như: Quảng Đông, Quảng Tây, Hà Nam, Hải Nam, An Huy, Cam Túc, Liêu Ninh, Sơn Tây… Ngoài ra, cây còn phân bố ở khu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Phi và một số nước như Thái Lan, Triều Tiên, Việt Nam…
  • Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp các tỉnh thành cả nước, vùng đồng bằng hay miền núi đều có loại cây này.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây ích mẫu đều được sử dụng để làm thuốc, riêng phần hạt có tên gọi khác là sung úy tử.

Thu hái sơ chế

Thu hoạch vào mùa hạ, đây là thời điểm cây bắt đầu ra hoa. Khi dùng thì cắt cả cây, bỏ phần gốc, rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô. Nếu dùng làm thuốc thì cần thái nhỏ, đem sao với giấm hoặc rượu rồi để nơi khô ráo, nếu dùng làm cao thì chặt cây thành khúc. Khi nấu tránh dùng nồi sắt để không làm thuốc mất tác dụng.

Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Hiện nay, vẫn chưa có tài liệu cụ thể nào nghiên cứu về thành phần của cây ích mẫu. Một số nghiên cứu sơ bộ nhận thấy:

  • Trong cây có chứa ancaloit theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản
  • Có chứa 2 chất đầu là ancaloit và 3 chất sau không phải ancaloit theo Bắc Kinh y học viện học háo kỳ
  • Cây ích mẫu còn chứa tanin, saponin, chất đắng và 0,03% tinh dầu
  • Gần đây, một số nghiên cứu thấy rằng, trong cây ích mẫu có chứa 3 flavonozit, một trong số đó là rutin. 

Nhìn chung, hoạt chất của loại cây này vẫn chưa xác định được chắc chắn, tuy nhiên trên cơ sở dược lý, người ta nhận thấy rằng, trong loại cây này có 2 loại hoạt chất. Một loại tan trong ete, có tác dụng ức chế tử cung; loại còn lại không tan trong ete, có tác dụng kích thích tử cung. 

Vị thuốc ích mẫu

Tất cả các bộ phận của cây trừ rễ đều có thể sử dụng để làm thuốc
Tất cả các bộ phận của cây trừ rễ đều có thể sử dụng để làm thuốc

Tính vị, quy kinh

Theo y học cổ truyền, dược liệu vị cay, hơi đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh là can và tâm bào.

Tác dụng

+ Theo y học cổ truyền

Một số tác dụng của vị thuốc này có thể kể đến như:

  • Hoạt huyết thông kinh
  • Ích tinh sáng mắt
  • Lợi tiểu tiêu thũng

+ Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu của y học hiện đại nhận thấy rằng:

  • Dung dịch với nước 10% ích mẫu khô tác dụng lên tử cung mạnh hơn so với dung dịch rượu 20%
  • Mặc dù ích mẫu không tác động trực tiếp đến huyết áp nhưng có thể làm giảm tác dụng của adrenalin trên mạch máu, có thể giảm huyết áp ở người mắc bệnh cao huyết áp thời kỳ đầu bằng cao ích mẫu
  • Tác dụng lên tim mạch và cơ tim có bệnh ở loài ích mẫu Leonurus quinquelobus và Leonurus Cardia
  • Tác dụng lên hệ thần kinh với ích mẫu Leonurus sibiricus
  • Tác dụng ức chế ở trình độ khác nhau với một số loại vi trùng gây bệnh ngoài da
  • Trên lâm sàng, loại cây này có tác dụng trên viêm thận và phù cấp tính.

Công dụng chữa bệnh

Thường được dùng để chữa các bệnh:

  • Kinh nguyệt không đều, trước khi có kinh đau bụng
  • Bế kinh, rong kinh lượng kinh ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày
  • Trị phù thũng do viêm thận cấp tính
  • Trị mụn nhọt do phong nhiệt gây ra
  • Ngoài ra, sung úy tử (hạt) còn được dùng để điều hòa kinh nguyệt, trị phong nhiệt phong huyết

Cách dùng – liều lượng

Theo các tài liệu y học, dược liệu này có thể dùng ở dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao, liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12g, riêng quả thì dùng ở dạng thuốc sắc, liều dùng mỗi ngày khoảng 6 – 12g.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ích mẫu

Cây ích mẫu có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh
Cây ích mẫu có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh

Ích mẫu là vị thuốc quý cho phái nữ, được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh khác nhau, một số bài thuốc từ dược liệu này có thể kể đến như:

1. Trị mụn nhọt mưng mủ

  • Nguyên liệu: 20g ích mẫu
  • Cho ích mẫu vào nồi sành, đổ cho ngập nước
  • Nấu cạn, đến khi còn ½ lượng nước ban đầu thì tắt bếp
  • Để nước còn hơi ấm, dùng vệ sinh vùng da tổn thương 3 – 4 lần/ngày.

2. Trị tắc tia sữa

Lấy ích mẫu phơi khô, tán thành bột mịn, hòa với nước rồi bôi lên vùng ngực bị sưng đau sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa.

3. Chữa viêm thận gây phù

  • Cách 1: Lấy 40 – 100g ích mẫu sắc uống khi còn nóng
  • Cách 2: Lấy ích mẫu, xa tiền, bạch mao căn mỗi vị 16g sắc với nước uống

4. Chữa mắt đau, sưng đỏ

  • Sung úy tử (hạt ích mẫu), hạt muồng ngủ, cúc hoa, hạt mào gà trắng, sinh địa mỗi vị 10g
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang.

5. Trị cổ họng sưng đau

  • Lấy 1 nắm ích mẫu, rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nát, hòa với 1 chén nước rồi vắt lấy nước cốt
  • Uống hết trong ngày, uống từ từ từng ngụm.

6. Trị thận hư sinh băng lậu

Triệu chứng: Hai chân yếu, hay cáu giận, lưng đùi đau mỏi, phiền táo, miệng lưỡi khô ráo. 

Bài thuốc:

  • Nguyên liệu: Ích mẫu, quy vĩ, tang ký sinh mỗi vị 16g; tục đoạn, đỗ trọng, hương phụ, uất kim, nữ trinh tử, sài hồ mỗi vị 12g; hoàng cầm, đan sâm, xích thược mỗi vị 8g
  • Sắc với nước, chia làm 3 lần uống, dùng lúc đói hoặc trước khi ăn.

Công dụng: Hành khí, bổ thận, hóa ứ, trừ uất nhiệt.

7. Trị băng lậu do thận hư, can hỏa vượng, huyết ứ

Triệu chứng: Đau lưng mỏi gối, đầu choáng váng.

Bài thuốc:

  • Nguyên liệu: Ích mẫu, trắc bá diệp (thán sao), hoa nhị trạch mỗi vị 30g; sinh quán chúng, hoài sơn mỗi vị 15g; câu đằng, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, tục đoạn, hòe hoa mỗi vị 12g; 6g thăng ma, 4.5g chích cam thảo, 4.5g sinh cam thảo, 38g trấn linh đan
  • Sắc với nước uống, ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng trước khi ăn.

Công dụng: Hóa ứ, nhiếp huyết, bổ khí cố thận

8. Trị huyết hư sinh băng lậu với ích mẫu

Ích mẫu khi kết hợp với các dược liệu khác sẽ mang đến tác dụng chỉ huyết, dưỡng huyết rất hiệu quả
Ích mẫu khi kết hợp với các dược liệu khác sẽ mang đến tác dụng chỉ huyết, dưỡng huyết rất hiệu quả

Triệu chứng: Đau mỏi lưng, chướng bụng, đầu choáng váng, người mệt mỏi, ăn kém, cơ thể gầy, chất lưỡi nhạt, ngủ kém, sốt nhẹ về chiều, kinh ra nhiều dầm dễ không dứt, có màu đen sẫm, mùi hôi tanh.

Bài thuốc: 

  • Nguyên liệu: Ích mẫu (sao đồng tiện), bạch thược (sao cháy sém), đương quy mỗi vị 15g; a giao châu, mẫu lệ mỗi vị 12g; sinh địa, bạch linh, địa du thán, huyết dư thán (tóc đốt cháy thành than) mỗi vị 9g; 5g trần bì
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng lúc đói.

Công dụng: Chỉ huyết, dưỡng huyết.

9. Trị băng lậu do can uất hóa hỏa thận âm bất túc

Triệu chứng: Khí hư có màu vàng, nước tiểu vàng sẫm, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhớt, máu kinh đỏ mà dính, có hòn cục.

Bài thuốc:

  • Nguyên liệu: Ích mẫu, đại táo, sơn tra, tiên hạc thảo, hạ liên thảo, sinh mẫu lệ mỗi vị 30g
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng trước khi ăn.

Công dụng: Dưỡng âm tiêu ứ, lương huyết chỉ huyết

10. Trị chậm kinh với ích mẫu

Triệu chứng: Hồi hộp đoản hơi, kỳ kinh đến muộn

Bài thuốc:

  • Nguyên liệu: 30g ích mẫu, 24g đẳng sâm, 18g kê huyết đằng, 12g phục linh đều; bạch truật, giá trùng, bồ hoàng (sao), xích thược, đương quy mỗi vị 9g; 6g xuyên khung
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng trước khi ăn.

Công dung: Hành ứ giảm đau, bổ khí sinh huyết.

11. Chữa bế kinh do huyết ứ, khí trệ

Triệu chứng: Đau bụng dưới, trướng đau ở ngực

Bài thuốc: 

  • Nguyên liệu: 30g ích mẫu, 30g đan sâm; trạch lan, bạch thược, đào nhân, hương phụ, đương quy vĩ, hồng hoa, trần bì, ngưu tất mỗi vị 10g, 6g sài hồ, 4g cam thảo
  • Sắc với nước uống, ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng trước khi ăn.

Công dụng: Hoạt huyết thông kinh, lý khí tiêu ứ.

12. Chữa bế kinh do huyết hư vị nhiệt

Ích mẫu cũng được sử dụng để chữa bế kinh
Ích mẫu cũng được sử dụng để chữa bế kinh

Triệu chứng: Miệng hôi, hay khát nước, ăn chóng đói, kỳ kinh đến sớm, kéo dài nhiều ngày, lượng kinh nhiều nhưng vài tháng sau thấy bế kinh.

Bài thuốc: 

  • Nguyên liệu: Ích mẫu, trạch lan mỗi vị 16g; sinh địa, đương quy, hoàng bá, thạch hộc mỗi vị 12g; 8g xích thược; hồng hoa, xuyên khung, tiểu xuyên liên mỗi vị 6g
  • Sắc với nước, uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng sau khi ăn.

Công dụng: Dưỡng huyết, thanh nhiệt, thông kinh lạc

13. Chữa bế kinh do âm hư vị nhiệt

Triệu chứng: Tim, lòng bàn tay, bàn chân phiền nhiệt, ngực phiền muộn, tính tình nóng nảy, mạch huyền hoạt nhưng vô lực, ngủ hay thấy chiêm bao.

Bài thuốc: 

  • Nguyên liệu: Ích mẫu, qua lâu mỗi vị 16g; sinh địa, cù mạch, thạch hộc mỗi vị 12g; ngưu tất, huyền sâm, mạch môn, xa tiền tử mỗi vị 10g; 6g mã vĩ liên
  • Sắc với nước, ngày uống 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng sau khi ăn.

Công dụng: Hoạt huyết thông kinh, thanh nhiệt, tư âm, khoan hung hòa vị.

14. Bổ khí, điều kinh với ích mẫu

  • Nguyên liệu: 80g ích mẫu, 60g nga truật, 40g củ gấu, 40g ngải cứu, 30g hương nhu
  • Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị sao vàng, tán thành bột rồi hoàn thành viên như hạt đậu
  • Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 30 viên.

15. Trị cao huyết áp

  • Dùng ích mẫu, ngô đồng, hạ khô thảo, hy thêm thảo sắc với nước
  • Thấy cô cạn thì tắt bếp, uống khi còn nóng.

Dược thiện từ cây ích mẫu

Có thể dùng dược liệu này chế biến thành món ăn để sử dụng
Có thể dùng dược liệu này chế biến thành món ăn để sử dụng

Bên cạnh các bài thuốc, bạn có thể dùng ngọn non, lá bánh tẻ, cành của cây ích mẫu để chế biến thành các món ăn hỗ trợ điều trị bệnh. Một số món ăn bài thuốc từ dược liệu này có thể kể đến như:

1. Cháo ích mẫu ngó sen sinh địa

  • Nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 40ml nước ép sinh địa, 10ml nước ép ích mẫu, 40ml nước ép ngó sen, 4ml nước ép gừng tươi
  • Gạo tẻ nấu thành cháo, khi chín thì cho thêm các nước ép đã chuẩn bị vào rồi khuấy đều
  • Có thể thêm ít mật ong hoặc đường, đun sôi lại rồi ăn khi còn nóng.

Công dụng: Chữa ho ra máu, sốt nóng âm hư, băng huyết tử cung rỉ rả, đại tiểu tiện ra máu.

2. Cháo ích mẫu

  • Nguyên liệu: 20g lá ích mẫu, 50g gạo tẻ
  • Ép lá ích mẫu lấy nước, nấu với gạo tẻ thành cháo.

Công dụng: Chữa tiêu chảy kiết lỵ, tốt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng. 

3. Đậu đen hầm ích mẫu

  • Nguyên liệu: 30g ích mẫu (gói trong vải xô), 30g đường đỏ, 30g đậu đen
  • Cho các nguyên liệu vào nồi sành, hầm đến khi chín nhừ thì vớt bỏ bã thuốc
  • Thêm 30ml rượu vào khuấy đều, uống khi còn ấm.

Công dụng: Chữa mất kinh, bế kinh.

4. Canh trứng gà ích mẫu

  • Nguyên liệu: 50g ích mẫu, 10g sài hồ, 10g hồng hoa, 2 quả trứng gà
  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị nấu chín, khi trứng chín thì bóc bỏ vỏ, cho vào nồi tiếp tục nấu
  • Vớt bỏ bã thuốc, nêm nếm gia vị, tắt bếp để nguội rồi ăn trứng, uống nước canh.

Công dụng: Trị kinh nguyệt không đều, trị sạm da mặt ở phụ nữ có thai.

5. Ích thảo gan bò rán bột

  • Nguyên liệu: 30g ích mẫu, 250g gan bò, 15g đương quy, 12g hương phụ, bột gạo
  • Gan bò rửa sạch, thái lát; các dược liệu còn lại sắc lấy nước, trộn với bột gạo rồi tẩm trộn gan bò
  • Cho gan vào chiên rán trên dầu, ăn 1 lần/ngày, liên tục trong 3 – 7 ngày.

Công dụng: Trị kinh nguyệt kéo dài kèm theo các triệu chứng đánh trống ngực, hồi hộp, đau quặn vùng tiểu khu, kinh ít, rỉ rả, đau đầu hoa mắt chóng mặt.

6. Chè ích mẫu mần tưới

  • Nguyên liệu: 30g ích mẫu, 12g mần tưới
  • Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc lấy nước uống
  • Có thể thêm đường, khuấy đều, uống 1 lần/ngày, liên tục 5 – 7 ngày

Công dụng: Trị viêm phần phụ, viêm tử cung.

7. Chè ích mẫu đại táo

  • Nguyên liệu: 30g ích mẫu, 30 quả đại táo, 60g đường, 20g gừng tươi
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc với nước uống thay chè,dùng trong ngày
  • Nên uống trước kỳ kinh khoảng 5 – 10 ngày liền.

Công dụng: Chữa bế kinh, tắc kinh sớm do huyết hư dẫn đến suy nhược cơ thể.

Kiêng kỵ khi sử dụng

Mặc dù có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhưng không nên sử dụng dược liệu với các trường hợp sau:

  • Người bị máu khó đông do ích mẫu có tác dụng thông kinh hoạt huyết
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có các triệu chứng như suy nhược cơ thể, hay mệt mỏi, khó thở, tăng tiết mồ hôi nên thận trọng khi sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc ích mẫu và các bài thuốc chữa bệnh được biết đến rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn