Ngứa vùng kín (âm đạo): Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

12++ Mẹo chữa bệnh huyết trắng tại nhà theo dân gian

Sau khi khoét chóp cổ tử cung nên ăn gì và cần kiêng gì?

[Lưu ý] Người bị u xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?

Khí hư là gì? Phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Top 5 Thuốc đặt se khít, làm hồng vùng kín được đánh giá cao hiện nay

Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp như thống kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa,… Trong một số ít trường hợp, triệu chứng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề phụ khoa và tiết niệu.

Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ
Đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhận biết đau bụng dưới âm ỉ ở nữ giới

Vùng bụng dưới nằm ở giữa hai bên xương chậu, dưới rốn và trên vùng xương mu. Triệu chứng đau bụng dưới ở phụ nữ thường là biểu hiện của các vấn đề phụ khoa, tiết niệu và tiêu hóa. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu nguyên nhân, bạn cần xác định đúng cơn đau khởi phát ở vùng bụng dưới.

Nhận biết đau bụng dưới âm ỉ ở nữ giới:

  • Cơn đau có thể xảy ra ở giữa bụng hoặc xuất hiện bên phải và bên trái
  • Đau âm ỉ, dai dẳng và kéo dài
  • Có thể đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác như buồn nôn, mệt mỏi, tiểu nhiều, âm đạo tiết nhiều dịch hơn bình thường,…

Đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ (bên trái – bên phải) là bệnh gì?

Bụng dưới chứa các cơ quan quan trọng như tử cung, âm đạo, bàng quang, đại tràng, trực tràng,… Vì vậy, tình trạng đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như:

1. Thống kinh (đau bụng kinh)

Thống kinh (đau bụng kinh) là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ. Tình trạng này xuất hiện vào những ngày “đèn đỏ”, thường đau nhiều hơn ở ngày thứ nhất, thứ hai và giảm nhẹ vào ngày thứ ba trở đi.

Mức độ đau bụng kinh có sự khác biệt ở từng cá thể. Ở một số người, đau bụng kinh có mức dộ dữ dội, quằn quại, đau thắt từng cơn và có thể gây hạ huyết áp, ngất xỉu. Tuy nhiên, đa phần thống kinh chỉ gây đau bụng âm ỉ kèm mệt mỏi nhẹ.

Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ
Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là biểu hiện của chứng thống kinh

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do nồng độ prostaglandin (chất gây viêm) tăng mạnh vào những ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra để đào thải tế bào nội mạc và chất nhờn, tử cung có xu hướng co bóp mạnh hơn so với bình thường. Chính vì vậy trong ngày “dâu rụng”, nữ giới hay bị đau bụng bụng dưới âm ỉ (thường đau ở chính giữa).

2. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng ruột già bị rối loạn cơ năng gây ra các triệu chứng bất thường như đau bụng âm ỉ, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống khó tiêu,… IBS thường gặp ở nữ giới từ 20 – 50 tuổi. Vì vậy ở một số trường hợp, đau bụng âm ỉ ở phụ nữ có thể là biểu hiện của bệnh lý này.

đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ
Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau bụng dưới bên trái/ bên phải ở nữ giới

Các triệu chứng của IBS dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa và một số vấn đề đường ruột khác. Tuy nhiên nếu bị IBS, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần và kéo dài liên tục trong 6 tháng.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý không thể điều trị nhưng có thể kiểm soát bằng lối sống khoa học. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

3. Biểu hiện của các bệnh đường tiết niệu

Tình trạng đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ cũng có thể là biểu hiện của các bệnh đường tiết niệu như:

  • Nhiễm trùng đường niệu: Nhiễm trùng đường niệu xảy ra khi virus và vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan của đường tiết niệu (chủ yếu là niệu đạo). Bệnh lý này thường gây đau bụng dưới âm ỉ, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, có cảm giác tiểu không hết,…
  • Sỏi đường tiết niệu: Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang,…) cũng có thể gây đau bụng dưới âm ỉ và kéo dài. Ban đầu, sỏi chỉ gây ra cơn đau nhẹ, tiểu khó và tiểu lắt nhắt. Tuy nhiên khi kích thước sỏi tăng lên, sỏi có thể ma sát với các cơ quan tiết niệu và gây ra cơn đau dữ dội, quằn quại.

Nếu nghi ngờ đau bụng dưới âm ỉ do các bệnh tiết niệu, nữ giới nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Các bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm và không để lại di chứng. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, bệnh có thể tiến triển nặng nề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Mắc các bệnh phụ khoa

Bụng dưới chứa cơ quan sinh dục của nữ giới. Do đó, đau bụng dưới âm ỉ cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như:

  • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới. Bệnh xảy ra do nấm men trong âm đạo phát triển mạnh gây mất cân bằng hệ vi sinh hoặc do nhiễm trùng roi, nấm, virus,… Bệnh gây đau bụng dưới âm ỉ, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, âm đạo sưng đỏ và ngứa ngáy.
  • Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung là tình trạng niêm mạc cổ tử cung bị viêm do nhiễm trùng hoặc do các nguyên nhân khác như dị ứng, kích ứng, rối loạn nội tiết,… Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là đau bụng dưới âm ỉ hoặc có cảm giác nặng bụng, nóng rát khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo nhiều bất thường, có mùi hôi hoặc đôi khi đi kèm với mủ.
  • U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện các khối u ở buồng trứng (u chức năng, u nang nước, u nang bì, u nang nhầy). Bệnh lý này có biểu hiện khá đa dạng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng dưới âm ỉ, kinh nguyệt không đều, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt do u chèn ép lên bàng quang.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng tế bào tuyến phát triển ra mặt ngoài của cổ tử cung. Tình trạng lộ tuyến khiến cho cổ tử cung dễ bị viêm nhiễm hơn so với bình thường. Nữ giới bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có biểu hiện đau bụng dưới âm ỉ, xuất huyết âm đạo ngay cả khi không trong kỳ kinh, khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đều, đau khi giao hợp,…
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là sự tăng sản lành tính của tế bào tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 25 – 50 tuổi. Biểu hiện điển hình của bệnh lý này xuất huyết tử cung bất thường (rong kinh, cường kinh, rong huyết). Ngoài ra, u xơ tử cung còn gây đau bụng âm ỉ (không trong kỳ kinh) và đau bụng dữ dội vào những ngày “đèn đỏ”.

5. Dấu hiệu rụng trứng

Rụng trứng xảy ra khi noãn được phóng vào vòi trứng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Hiện tượng này thường xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Để chuẩn bị cho quá trình phóng noãn, cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone estrogen, progesterone và FSH.

đau âm ỉ bụng dưới bên trái ở nữ
Hiện tượng rụng trứng có thể gây đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải âm ỉ trong 1 – 2 ngày

Bên cạnh tác dụng kích thích hoạt động phóng noãn, sự thay đổi của hormone vào thời điểm rụng trứng còn gây ra một số triệu chứng như âm đạo bài tiết nhiều dịch hơn bình thường, dịch lỏng và không có mùi, cơ thể sốt nhẹ, đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau nhói, đầy hơi, tăng ham muốn tình dục,…

Trong trường hợp này, đau bụng dưới âm ỉ là biểu hiện sinh lý của hiện tượng rụng trứng. Sau khoảng 1 – 2 ngày, các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi hormone ổn định trở lại.

6. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện điển hình là táo bón, tiêu chảy và đau bụng. Vì vậy trong một số trường hợp, đau bụng dưới âm ỉ ở nữ giới có thể là biểu hiện do rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này thường xảy ra khi số lượng hại khuẩn trong đường ruột tăng mạnh dẫn đến loạn khuẩn đường ruột và gây rối loạn nhu động ống tiêu hóa.

Để phân biệt đau bụng âm ỉ do rối loạn tiêu hóa với các bệnh lý khác, nữ giới có thể xem xét các triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, chướng bụng, ăn uống khó tiêu,… Hoặc đánh giá các yếu tố có khả năng gây rối loạn tiêu hóa như sử dụng kháng sinh dài hạn, uống nhiều rượu bia, dùng các món ăn không đảm bảo vệ sinh và chế độ ăn ít chất xơ.

7. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thuật ngữ đề cập các triệu chứng bất thường xảy ra vào sau thời điểm rụng trứng (khoảng trước kỳ kinh 7 – 14 ngày). Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, PMS có liên quan đến sự sụt giảm progesterone và estrogen đột ngột sau khi buồng trứng phóng noãn.

đau âm ỉ bụng dưới bên phải ở nữ
PMS gây đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài, cơ thể mệt mỏi và thay đổi cảm xúc thất thường

Sự sụt giảm đột ngột của hormone cộng với các yếu tố thuận lợi (căng thẳng, thức khuya, suy nhược, ăn uống không điều độ,…) có thể gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng này đặc trưng bởi các triệu chứng bất thường về thể chất, cảm xúc và tinh thần như đau bụng dưới bên phải/ bên trái âm ỉ (thường đau ở bên buồng trứng phóng noãn), nổi mụn trứng cá, mệt mỏi, uể oải, thèm ăn, đau nhức cơ thể, dễ cáu gắt,…

8. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ ở những vị trí khác như vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung, buồng trứng,… Vì không được tử cung bảo vệ nên bào thai dễ bị vỡ, tổn thương và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ. Do đó hiện nay, tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều phải sử dụng thuốc làm tiêu thai hoặc phẫu thuật để lấy thai.

đau bụng dưới âm ỉ kéo dài ở nữ
Thai ngoài tử cung thường gây đau bụng âm ỉ ở bên trái hoặc bên phải tùy vào vị trí thai làm tổ

Đau bụng dưới âm ỉ là một trong những biểu hiện của thai ngoài tử cung. Cơn đau có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải (tùy vào vị trí thai làm tổ), đau âm ỉ, kéo dài và mức độ đau có thể tăng lên khi bào thai phát triển. Bên cạnh đó, thai phụ còn có thể gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, ngực căng tức, âm đạo xuất huyết bất thường,…

9. Quan hệ tình dục mạnh bạo

Tình trạng đau bụng dưới âm ỉ cũng có thể xảy ra do quan hệ tình dục mạnh bạo. “Yêu” quá vồ vập khiến cổ tử cung bị kích thích, sưng đỏ và âm đạo đau rát. Sau khoảng vài giờ, nữ giới có thể bị đau bụng dưới âm ỉ kèm ngứa ngáy và buốt rát ở vùng kín.

Thông thường, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì thói quen “yêu” mạnh bạo, cả nữ giới và nam giới đều có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm vùng kín, giảm hứng thú khi quan hệ, chảy máu âm đạo, xuất tinh sớm,…

Trên thực tế, đau bụng dưới âm ỉ (bên trái/ bên phải) ở phụ nữ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết chỉ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến nhất. Trong trường hợp triệu chứng đi kèm với những biểu hiện bất thường, nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Mẹo giảm đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ “cấp tốc”

Đối với trường hợp đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ do những nguyên nhân thông thường như đau bụng kinh, rụng trứng, hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa,… bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau “cấp tốc” như:

1. Chườm túi ấm

Chườm túi ấm là mẹo giảm đau đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Biện pháp này có làm dịu cơn đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đặt túi chườm lên bụng, nhiệt độ ấm sẽ làm thư giãn cơ trơn tử cung, đường ruột và hạn chế cơn đau do co thắt quá mức.

đau bụng dưới âm ỉ kéo dài ở nữ
Chườm túi ấm giúp làm dịu cơn đau hiệu quả

Ngoài ra, nhiệt độ ấm từ túi chườm còn làm giãn mao mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó làm tan máu ứ ở tử cung và tăng đào thải máu kinh vào những ngày “đèn đỏ”. Để tăng hiệu quả giảm đau, bạn cũng có thể dùng ngải cứu và muối biển sao nóng, sau đó cho vào túi vải và chườm lên vùng bụng dưới.

2. Nghỉ ngơi

Thực tế, đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, dấu hiệu rụng trứng,… thường chỉ có mức độ nhẹ và ít khi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, mức độ đau có thể tăng lên nếu thể trạng suy nhược, thiếu ngủ, ăn uống không đầy đủ và căng thẳng quá mức. Do đó để kiểm soát triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ, nữ giới nên dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

đau bụng dưới âm ỉ kéo dài ở nữ
Nữ giới bị đau bụng dưới âm ỉ và kéo dài nên dành thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi điều độ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, hỗ trợ điều hòa nội tiết tố và giảm nhẹ các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh và rụng trứng. Ngược lại, tình trạng làm việc quá sức và căng thẳng thần kinh có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Massage giảm đau bụng dưới âm ỉ

Một cách đơn giản khác giúp giảm tình trạng đau bụng dưới âm ỉ là massage bụng. Tác động từ biện pháp này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ tống khứ máu kinh và làm dịu cơ trơn tử cung. Massage bụng cũng đem lại hiệu quả đối với đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa, hội chứng tiền kinh nguyệt và rụng trứng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau bụng dưới bên trái, bên phải âm ỉ và kéo dài ở phụ nữ là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nếu xảy ra do những nguyên nhân thông thường, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Ngược lại trong trường hợp xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng có thể nặng dần theo thời gian và đi kèm với các biểu hiện bất thường khác.

đau bụng dưới âm ỉ kéo dài ở nữ
Nên tìm gặp bác sĩ nếu đau bụng dưới kéo dài hơn 5 ngày và đi kèm với các biểu hiện bất thường

Để điều trị kịp thời và hạn chế các biến chứng nguy hiểm, nữ giới nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài hơn 5 ngày
  • Cơn đau có xu hướng tăng lên theo thời gian
  • Âm đạo ngứa rát, tiết nhiều khí hư có mùi hôi hoặc kèm mủ
  • Tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt, nước tiểu đục, tiểu rát
  • Kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh

Đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu triệu chứng kéo dài trong nhiều ngày và đi kèm với các biểu hiện bất thường, nữ giới nên tìm gặp bác sĩ Sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị.

Cùng chuyên mục

Top 11+ thuốc tăng cường sinh lý nữ được chị em yêu [Review]

Thuốc tăng cường sinh lý nữ được sử dụng cho nữ giới tiền mãn kinh, sau mãn kinh, nữ giới bị suy giảm hoặc rối loạn nội tiết tố. Các...

10 Cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng cho chị em ngày đèn đỏ

Vào những ngày "đèn đỏ", nữ giới có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng kinh như chườm nóng, uống nước ấm, massage vùng bụng, uống trà gừng...

Nữ giới có bị yếu sinh lý không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Trên thực tế, yếu sinh lý không chỉ xảy ra ở nam giới mà nữ giới cũng có thể mắc bệnh lý này. Suy giảm sinh lý nữ thường xảy...

Nên ăn gì để tăng cường nội tiết tố nữ estrogen

14 thực phẩm tăng cường nội tiết tố nữ estrogen hiệu quả từ thiên nhiên

Để cải thiện nội tiết tố nữ, ngoài việc dùng thuốc, chị em có thể dùng các thực phẩm tăng cường nội tiết tố nữ estrogen cho bản thân. Vậy...

12++ Thuốc Tăng Nội Tiết Tố Nữ an toàn hiệu quả nhiều chị em tin dùng

Thuốc tăng nội tiết tố nữ được nhiều chị em sử dụng để cải thiện chất lượng đời sống tình dục và làm giảm các triệu chứng trong thời kỳ...

Có nhiều cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh

3 Cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh chị em nên thử

Ngải cứu hay ngải diệp, lá ngải là loại cây thông dụng, dễ bắt gặp ở nhiều nơi do có công dụng chữa được nhiều bệnh như chảy máu cao,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn