Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Mách mẹ 5 cách trị tắc tia sữa tại nhà đơn giản hiệu quả

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh nhất là trong 2 tháng đầu vì lúc này cơ thể mẹ vẫn chưa điều tiết được lượng sữa, lực bú của bé của yếu hoặc do một số nguyên nhân khác. Tắc tia sữa không chỉ khiến bé không đủ sữa để bú mà còn gây đau nhức, khó chịu, nóng rát ở ngực bị tắc, nghiêm trọng hơn có thể gây sốt cao, nổi hạch ở nách, thậm chí gây áp xe vú khiến mẹ phải nhập viện điều trị. Để cải thiện tình trạng này, dưới đây là 5 cách trị tắc tia sữa tại nhà an toàn, đơn giản được nhiều mẹ áp dụng.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra
Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Tắc tia sữa là hiện tượng ngực mẹ nổi cục cứng, ban đầu hơi đau, lúc này sữa sẽ không thoát được ra ngoài dẫn đến ứ đọng trong ngực. Lâu ngày những cục cứng này sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, đầu nhức, ngực sưng đỏ có thể kèm theo nóng sốt. Tắc tia sữa vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và vừa làm giảm lượng sữa, khiến bé bú không đủ no. Do đó, khi gặp phải tìm trạng này, mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh biến chứng áp xe vú và ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, song song với việc tìm biện pháp xử lý, mẹ cũng cần loại bỏ các nguyên nhân để phòng tránh. Thông thường, phụ nữ sau sinh dễ bị tắc tia sữa do”

  • Sữa mẹ nhiều nhưng bé bú không hết: Cũng có thể do mẹ không thường xuyên vắt sữa thừa khiến sữa bị ứ đọng gây tắc tia sữa. Thông thường, trong những tháng đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ sản xuất rất nhiều sữa, nếu mẹ không vắt sữa hoặc bé bú không hết thì ngực mẹ sẽ căng cứng thường xuyên từ đó dẫn đến hiện tượng tắc tia sữa, thậm chí bị bọc sữa. Nếu tình trạng này kéo dài 2 – 3 ngày thậm chí lâu hơn, mẹ dễ bị viêm tuyến sữa, áp xe vú gây mủ trong tuyến sữa.
  • Bé ngậm ti không đúng cách: Ngậm ti không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp, lúc này bé sẽ không mút đủ lượng sữa cần khiến sữa tồn đọng trong ngực mẹ gây tắc tia sữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn khiến bé thường xuyên bị đói, thời gian bú lâu hơn bình thường nhưng vẫn quấy khóc vì đói. Mẹ nên kiểm tra xem cách ngậm ti của bé đã đúng chưa và tìm hiểu về cách bắt ti cho bé để tránh tình trạng tắc tia sữa do bé bú không hết.
  • Cho bé bú không đúng cữ: Đây là nguyên nhân hiếm gặp, chủ yếu do mẹ phải đi xa trong ngày. Bởi lẽ nếu trong khoảng từ 5 giờ đến 1 ngày mà mẹ không cho bé bú hoặc không vắt sữa sẽ khiến sữa ứ đọng quá nhiều trong bầu ngực gây tắc tia sữa.
  • Do căng thẳng mệt mỏi: Sự thay đổi về nội tiết, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, áp lực từ gia đình… khiến mẹ dễ căng thẳng sau sinh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và hoạt động của các tuyến sữa. Tâm lý căng thẳng khiến cơ thể sản sinh hormone oxytocin làm tuyến sữa ngừng hoạt động sản xuất.
  • Nguyên nhân khác: Tắc tia sữa đôi khi cũng xảy ra khi mẹ nằm sấp khi ngủ, mặc một chịu áo ngực quá chật, mang địu em bé trước ngực hoặc luyện tập thể thao…

5 Cách trị tắc tia sữa tại nhà an toàn đơn giản

Ngay khi có các dấu hiệu ban đầu như có cục cứng nhỏ trong ngực, ngực căng tức, ít sữa, bé bú xong mà ngực vẫn căng tức không xẹp, xuất hiện hạch nhỏ ở nách, ngực sưng, đỏ ửng… thì mẹ nên nhanh chóng áp dụng các cách trị tắc tia sữa tại nhà. Cụ thể:

1. Day ép và chườm nóng

Chườm nóng là cách trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt được nhiều mẹ áp dụng
Chườm nóng là cách trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt được nhiều mẹ áp dụng

Là biện pháp chữa tắc tia sữa tại nhà đơn giản, phù hợp với những trường hợp tắc nhẹ, mới xuất hiện cục cứng nhỏ ở ngực. Được chị em áp dụng phổ biến và truyền tai nhau, nếu chị em bị tắc tia sữa 3 – 5 ngày, có kèm theo sốt thì không nên sử dụng biện pháp này mà cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Cách thực hiện như sau:

Day ép bằng tay:

  • Trước tiên, mẹ lấy bàn tay của mình ép bầu vú lên thành ngực, có thể dùng hai bàn tay ép vào nhau
  • Vừa ép vừa day mạnh tay, nên nhớ phải day ép chứ không xoa vì lực xoa không đủ mạnh để tác động vào vị trí bệnh trong bầu vú
  • Mẹ nên đè ép nhẹ nhàng ở mức đau có thể chịu được, vừa ép vừa day để tác động vào các vị trí tắc nghẽn để làm rã đông sữa
  • Day theo vòng tròn, khi được 20 – 30 vòng thì thực hiện ngược lại, cố gắng chịu đau thì mới thấy hiệu quả.

Chườm nóng:

  • Nên kết hợp day ép với chườm nóng nếu sau khi day ép mà thấy ngực vẫn còn căng
  • Không sử dụng nước quá nóng, dùng nước có độ ấm vừa phải chườm lên ngực để giúp sữa bị đông kết tan dần
  • Lúc này, dòng chảy được khai thông, sữa mới sẽ chảy ra khiến mẹ không còn cảm giác đau nhức khó chịu nữa.

2. Dùng máy hút sữa

Ngay khi mẹ có các dấu hiệu ban đầu của tắc tia sữa, hãy sử dụng máy hút sữa chứ đừng để đến khi sữa đã vón cục. Nếu ngực có nhiều cục nhỏ, sữa đã vón cục thì việc hút sữa sẽ trở nên khó khăn vô cùng. Khi con đã bú xong, mẹ hãy dùng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài nhằm làm trống bầu ngực và kích thích sản sinh sữa mới, loại bỏ sữa đọng. Tốt nhất hãy dùng máy hút sữa điện đôi và nhớ massage vân vê quầng vú, thư giãn tinh thần khi hút sữa. Nếu mẹ bị tắc tia sữa, nên massage, hút sữa kết hợp với việc day ép bằng tay sẽ giúp dòng sữa được khai thông tốt hơn.

3. Làm trống bầu vú mẹ

Cho bé bú nhiều hơn hoặc hút sữa là cách giúp mẹ cải thiện tình trạng tắc tia sữa
Cho bé bú nhiều hơn hoặc hút sữa là cách giúp mẹ cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Một số cách làm trống bầu vú mẹ khi bị tắc tia sữa mà chị em có thể áp dụng như:

  • Cho bé bú nhiều hơn: Thay đổi nhiều tư thế cho con bú, chọn tư thế bú mà bé có lực tác động mạnh đến các tia sữa đồng thời thường xuyên cho con bú bên tắc sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng tắc tia sữa.
  • Vắt sữa bằng tay: Dùng tay xoa nhẹ bên ngực bị tắt để các túi sữa bị vón cục tan từ từ rồi vắt nhẹ sữa ra ngoài. Nên thực hiện ở mức độ vừa phải trong tình trạng đau có thể chịu đựng được, sau đó day từ từ theo vòng tròn và tăng dần lực lên. Thực hiện nhiều lần sẽ giúp mẹ không còn bị tắc tia sữa nữa.

4. Dùng bài thuốc dân gian trị tắc tia sữa

Bên cạnh các phương pháp trên, mẹ có thể áp dụng cách trị tắc tia sữa bằng bài thuốc dân gian. Đây là những mẹo được nhiều chị em áp dụng và mang đến kết quả khả quan, tuy nhiên còn tùy vào cơ địa mỗi người mà hiệu quả mang lại sẽ không giống nhau:

Cách trị tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Lá đinh không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể chị em tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất mà còn được sử dụng để chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh. Có thể thực hiện như sau:

  • Nước lá đinh lăng: Lấy 150 – 200g lá đinh lăng tươi rửa sạch, sắc với 200ml nước, khi sôi thì đảo sơ, sau 7 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước uống, sau khi hết thì cho thêm nước sôi vào hãm uống nước thứ hai. Sử dụng liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng tắc tia sữa được cải thiện.
  • Canh lá đinh lăng: Lấy 200g lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo nước, nấu canh với thịt xay, nêm nếm gia vị vừa ăn, khi sôi thì cho lá vào đun đến khi sôi lại thì tắt bếp, thưởng thức khi còn nóng.
  • Lá đinh lăng luộc: Lấy 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, luộc chín, chấm với ít nước mắm, ăn với cơm trắng để chữa tắc tia sữa.
  • Chao heo nấu lá đinh lăng: Dùng 150g lá đinh lăng tươi, 1 cái giò heo, 100g gạo tẻ. Giò heo làm sạch, chặt khúc vừa ăn; lá đinh lăng nấu lấy nước cốt, bỏ bã. Vo sạch gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với nước lá đinh lăng và giò heo đến khi nhừ thì ăn.

Cách trị tắc tia sữa bằng lá bồ công anh

Dùng lá bồ công anh trị tắc tia sữa cũng là một trong những mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng. Theo Đông y, bồ công anh vị ngọt hơi đắng, có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng để chữa tắc tia sữa, ít sữa, tiêu hóa kém, đinh nhọt, lở loét… Bài thuốc chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh như sau:

  • Lấy 30g lá bồ công anh tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Xé nhỏ lá bồ công anh, cho vào cối thêm vài hạt muối, giã nát rồi vắt lấy nước cốt để uống
  • Phần bã đem đắp lên chỗ ngực bị tắc tia sữa, cố định với gạc, sau 1 giờ thì tháo bỏ, vệ sinh lại với nước ấm.

Cách trị tắc tia sữa này chỉ thích hợp với trường hợp nhẹ, khi cục sữa đông chưa thành hình, còn nhỏ và chưa quá cứng. Nếu mẹ đã tắc trên 3 ngày, khi áp dụng sẽ không thấy hiệu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, không nên ướp lạnh lá bồ công anh rồi mới đau, chườm lạnh sẽ làm mạch máu co lại khiến tuyến sữa khó thông hơn.

Dùng nước xơ mướp khô trị tắc tia sữa

Xơ mướp cũng giúp trị tắc tia sữa tại nhà do có tác dụng thông kinh lạc
Xơ mướp cũng giúp trị tắc tia sữa tại nhà do có tác dụng thông kinh lạc

Trong y học cổ truyền, xơ mướp được gọi với tên vị thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, tác dụng chính là thông kinh lạc, cầm máu, chống co thắt, lợi tiểu, thúc sởi. Thường được dùng để chữa tắc tia sữa, chữa hen, chữa rong kinh, bế kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu…

Cách thực hiện: 

  • Nguyên liệu: 1 cái xơ mướp, 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc phơi khô
  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị băm nhỏ, sắc với 400ml nước
  • Thấy còn 100ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục 2 – 3 ngày
  • Nên kết hợp với biện pháp xoa nắn quầng vú, bầu ngực cho thông sữa.

5. Cách trị tắc tia sữa bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian, mẹ cũng có thể trị tắc tia sữa bằng các mẹo dưới dây:

Dùng lá mít

Sử dụng lá mít cũng là một trong các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa, giúp mẹ giảm bớt đau nhức, khó chịu khi gặp phải tình trạng này. 

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá mít, chọn những lá thật to, còn tươi rồi đem rửa sạch
  • Để ráo nước, đem hơ nóng lá mít rồi đặt lên ngực, mỗi bên 9 lá
  • Dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới
  • Đến khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền
  • Thực hiện liên tục sẽ giúp tuyến sữa được thông hoàn toàn.

Dùng đu đu non

Đu đủ non không chỉ giúp chữa vết bầm tím trên da mà còn là cách trị tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng
Đu đủ non không chỉ giúp chữa vết bầm tím trên da mà còn là cách trị tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng

Theo Đông y, đu đủ vị ngọt, tính hàn, mùi hắc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, nhuận tràng. Ngoài ra, đu đủ còn được dùng để chữa bệnh chàm, vết thương ngoài da, xóa vết bầm tím, và đặc biệt còn được dùng để thông tuyến sữa.

Cách thực hiện:

  • Lấy ½ quả đu đủ to hoặc 1 quả đu đủ nhỏ còn xanh, gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng
  • Cho các lát đu đủ đã được cắt ra này lên bếp, nướng nóng lên
  • Bọc vào tấm vải mỏng, khi thấy độ ấm vừa phải thì đắp lên ngực đến khi miếng đu đủ nguội dần
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày sẽ giúp tuyến sữa được khai thông.

Dùng lá bồ công anh và lá gấc

Bên cạnh việc sử dụng lá bồ công anh đường uống để lợi sữa, cải thiện tình trạng tắc tia sữa, mẹ cũng có thể dùng lá bồ công anh kết hợp với lá gấc để giảm, hỗ trợ chữa tắc tia sữa. Đây là bài thuốc dân gian dễ thực hiện, có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa được lưu truyền rộng rãi.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá bồ công anh và 1 nắm lá gấc rửa sạch
  • Để ráo nước rồi giã thật nhỏ, trộn với chút rượu
  • Đắp lên vùng ngực bị đau rồi băng lại.

Dùng lá tía tô, lá và ngọn cây dừa nước

Lá tía tô, lá và ngọn dừa nước cũng được sử dụng để chữa tắc tia sữa.

Cách thực hiện:

  • Lá và ngọn dừa nước, lá tía tô mỗi thứ 1 nắm
  • Rửa sạch, giã thật nhỏ rồi đắp vào phía ngực tắc tia sữa
  • Dùng gạc băng lại, thực hiện liên tiếp trong 1 tuần.

Dùng men rượu trị tắc tia sữa

Một trong những phương pháp trị tắc tia sữa, giảm đau nhức ở vùng ngực mà mẹ có thể áp dụng chính là dùng men rượu. 

Cách thực hiện:

  • Mua 1 viên rượu rồi giã nhỏ, thêm rượu vào
  • Bôi hỗn hợp này lên ngực, dùng khăn ủ lại
  • Sau 2 – 3 tiếng thì chườm nóng bằng cơm rồi xoa bóp nhẹ liên tục
  • Kiên trì áp dụng trong 2 tháng sẽ giúp lợi sữa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tắc tia sữa.

Cách trị tắc tia sữa với xôi nếp

Khi bị tắc tia sữa, mẹ có thể dùng xôi nếp hoặc cơm nóng để chườm nóng giúp thông sữa
Khi bị tắc tia sữa, mẹ có thể dùng xôi nếp hoặc cơm nóng để chườm nóng giúp thông sữa

Đây cũng là một trong những biện pháp chườm nóng giúp thông tắc tia sữa, thay vì sử dụng nước ấm thì mẹ có thể dùng xôi nếp nóng hoặc cơm nóng.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: Xôi nếp nóng hoặc cơm nóng (nhiệt độ vừa phải)
  • Xôi vắt thành cục, dùng vải mỏng hoặc khăn xô bọc lại
  • Chườm xung quanh ngực bị tắc tia sữa nhất là các khu vực bị sưng
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp thông tia sữa.

Cách trị tắc tia sữa với lá bắp cải

Cách thực hiện:

  • Lấy bắp cải, tách từng lá, rửa sạch, để ráo nước, cắt lấy phần cọng cứng, bỏ bớt phần lá mềm
  • Dùng phần cọng cứng này hơn lửa thật nóng, càng nóng càng tốt
  • Lấy khăn sữa bọc lại với độ ấm vừa phải rồi đắp lên chỗ bị tắc tia sữa
  • Đặt cọng bắp cải này lên chỗ bị tắc tia sữa, day thật mạnh
  • Khi hết nóng thì tiếp tục thay bằng lá khác cho đến khi thông sữa.

Dùng hành tím trị tắc tia sữa

Cách thực hiện:

  • Lấy củ hành tím, cắt thành lát dày khoảng 1,5cm
  • Đặt lên hai bầu ngực, trừ đầu ti, dùng khăn giấy mềm phủ lên trên rồi băng lại
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần kết hợp với xoa bóp ngực
  • Kiên trì áp dụng đều đặn liên tục trong 4 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa.

Cách trị tắc tia sữa tại nhà bằng bán hạ

Bán hạ là vị thuốc vị cay, tính ấm, có độc do đó mẹ chỉ nên sử dụng ngoài da, không nên dùng theo đường uống để tránh ảnh hưởng sức khỏe. 

Cách thực hiện:

  • Mua bán hạ, trộn với rượu rồi đem nấu lên
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên bầu ngực trừ đầu ti
  • Thực hiện hàng ngày giúp chống tắc tia sữa và lợi sữa.

Dùng lược chữa tắc tia sữa

Biện pháp này nghe có vẻ không khả thi, cũng không thực sự ấn tượng. Tuy nhiên mẹ có thể áp dụng để phần nào cải thiện tình trạng này. 

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 chiếc lược nhẹ nhàng chải từ chân bầu vú đến núm vú
  • Trước khi chải bằng lược nên chườm nóng bầu ngực trước
  • Nên dùng phần thân lược chải mạnh trong khả năng chịu được. 

Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh

Tắc tia sữa có thể tái phát nhiều lần, do đó mẹ nên phòng ngừa
Tắc tia sữa có thể tái phát nhiều lần, do đó mẹ nên phòng ngừa

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở rất nhiều mẹ bỉm sữa, thông thường các mẹ bị tắc tia sữa sẽ rất dễ bị tắc lại. Một số biện pháp giúp phòng ngừa tắc tia sữa như sau:

  • Mẹ nên cho bé bú đều đặn, nếu sau khi bé bú xong mà thấy ngực vẫn còn sữa thì nên hút ra để tạo sữa mới, tránh tình trạng sữa cũ còn trong ngực gây tắc tia sữa. Nếu hút sữa, mẹ nên hút theo cữ, tránh căng lúc nào hút lúc đó để không gây mất sữa. 
  • Vệ sinh ngực sạch sẽ, nhất là phần thân vú và các kẽ của đầu vú, tránh để vú ẩm ướt thường xuyên sẽ gây tắc tia sữa thậm chí gây nấm. Nên thường xuyên dùng khăn sạch, nhúng nước ấm và lau sạch bầu vú mỗi ngày.
  • Vệ sinh sạch vú trước khi cho bé bú, trước khi con bú hãy vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi mới cho con bú mẹ nhé. Sữa đầu chứa nhiều nước, tuy có vitamin và khoáng chất nhưng cũng chứa chất gây buồn ngủ, dễ khiến bé đầy bụng khó tiêu, sữa cuối dòng thường chứa nhiều chất béo, tốt cho bé hơn.
  • Khi bé đã bú xong, mẹ cũng nên lau sạch đầu vú, vắt hết sữa thừa để tránh tình trạng sữa vón cục dẫn đến tắc tia sữa.
  • Khi ngực có dấu hiệu căng cứng, khó chịu, mẹ nên massage ngực nhẹ nhàng, dùng các biện pháp đã đề cập ở phần trên như chườm ấm, day ép, uống nước lá bồ công anh, lá đinh lăng… 
  • Nếu tình trạng sưng đỏ, đau nhức nghiêm trọng, kéo dài hơn 3 ngày, có thể có kèm theo sốt, nóng lạnh, người mệt mỏi khó chịu thì mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Nếu tắc tia sữa kéo dài sẽ gây ra các ổ viêm, bọc mủ trong tuyến sữa gây áp xe vú rất có hại cho sức khỏe của mẹ. 

Tóm lại, có nhiều cách trị tắc tia sữa tại nhà an toàn, đơn giản, dễ thực hiện cho các mẹ bị tắc tia sữa. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ thích hợp áp dụng với trường hợp nhẹ, mới khởi phát với các cục cứng nhỏ ở ngực. Nếu mẹ đã bị tắc tia sữa 3 – 5 ngày, vùng cứng ở ngực rộng, đau nhức khó chịu thì nên nhanh chóng thăm khám để được thông tắc tia sữa nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Có nên dùng máy hút sữa hay không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Có nên dùng máy hút sữa? Loại nào tốt và an toàn nhất?

Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng máy hút sữa hay cho bú sữa mẹ hoàn toàn, mua máy hút sữa liệu có thực sự cần thiết...

3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt

Phát triển chiều cao của trẻ được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm. Một số người cho rằng, nó tùy thuộc vào yếu tố di truyền từ bố...

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là do phôi thai đang trong quá trình làm tổ nhưng cũng có thể liên quan đến việc tiền sản...

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này

Hẳn các chị em đều biết, 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ cần được hết sức lưu ý, nhất là trong vấn đề...

Nắm tắm từ lá chè xanh có công dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh và công dụng từng loại

Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm mát da, trị các vấn đề trên da như rôm sảy, cứt trâu, viêm da… Mặc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn