Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh viêm khớp là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay, bệnh xảy ra khi mà sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần theo thời gian. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là gây tàn phế cả đời. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị căn bệnh này!

Viêm khớp là gì?

Theo định nghĩa thì viêm khớp chính là một thuật ngữ chung để chỉ tất các các rối loạn làm ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng và khả năng hoạt động của khớp. Bệnh lý này xảy ra rất phổ biến hiện nay và gây nhiều bất tiện, khó khăn cũng như đau đớn khi sinh hoạt, làm việc.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có đến 100 loại viêm khớp hiện nay, trong đó có những loại là viêm khớp đơn thuần nhưng cũng có những loại viêm khớp gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Trong đó, có 2 loại viêm khớp phổ biến và thường xảy ra nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Bệnh viêm khớp là gì?
Bệnh viêm khớp là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay

Viêm xương khớp

Đây là loại viêm xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Chủ yếu vị trí tổn thương của viêm xương khớp chính là phần sụn khớp. Sụn là lớp mô bao bọc các đầu xương nhằm giảm sự ma sát, giúp các đầu xương hoạt động trơn tru hơn.

Chính vì vậy, mỗi khi bị viêm xương khớp sẽ khiến cho các khớp khó chuyển động, gây biến dạng, thậm chí là xương bị lệch ra khỏi vị trí bình thường. Thường thì những vị trí bị viêm sẽ là khớp bàn tay, đầu gối, cột sống, hông.

Tình trạng này thường xuất hiện ở những người độ tuổi trung niên, đặc biệt là từ 40 trở lên.Thậm chí, những người trẻ cũng có thể gặp phải, nhất là những trường hợp hậu chấn thương tại khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh này liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vị trí đầu tiên khi trong bệnh viêm khớp là các màng hoạt dịch, từ đó gây ra rối loạn các thành phần khác bên trong khớp. Thường thì những người phụ nữ trên 40 tuổi sẽ dễ gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra, còn rất nhiều loại viêm khớp khác như:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm khớp ngón tay cái
  • Viêm khớp tự phát ở tuổi vị thành niên
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm khớp vảy nến
  • Nhiễm trùng khớp

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp

Theo những thông tin ở trên thì bệnh viêm khớp có rất nhiều dạng, mỗi loại sẽ xuất phát từ nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

Các nguyên nhân tại khớp: có thể kể đến như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn, chấn thương…

Các nguyên nhân không phải do khớp: rối loạn chuyển hóa làm tăng axit uric gây bệnh gout, rối loạn hệ thống miễn dịch gây tổn thương đến khớp (viêm khớp dạng thấp), các bệnh lý này gây ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của khớp, từ đó gây ra viêm khớp.

Ngoài ra, còn một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ viêm khớp có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp càng tăng cao.
  • Giới tính: Thường thì phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn nam giới.
  • Béo phì: Những người bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên các khớp hông, đầu gối…Không những vậy, các mô mỡ chứa nhiều protein cũng có thể gây viêm xung quanh khớp.
  • Do chấn thương hoặc nhiễm trùng: Khi gặp phải chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe cộ, chơi thể thao hoặc các tổn thương xảy ra từ lâu cũng có thể làm phá vỡ sự tự nhiên của các mô sụn, tăng nguy cơ bị viêm đa khớp.
  • Do nghề nghiệp: Nếu đặc thù công việc bắt buộc người bệnh phải đi lại nhiều hoặc phải chịu áp lực lớn lên khớp gối.
  • Do di truyền: Trong gia đình có người mắc các bệnh về khớp thì nguy cơ bạn sẽ mắc bệnh cao hơn bình thường gấp 5 lần.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp
  • Do dị tật bẩm sinh: Quá trình mang thai gặp vấn đề khiến một số người khi sinh ra đã bị dị dạng khớp hoặc sụn bị lỗi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Đây là một phản ứng trong cơ thể khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công ngược lại cơ thể. Hậu quả là ảnh hưởng đến hoạt chất synovium, đây là một mô mềm trong khớp tạo ra chất lỏng giúp nuôi dưỡng và bôi trơn khớp.

Triệu chứng bệnh viêm khớp

Theo các chuyên gia thì tùy vào từng loại viêm khớp, vị trí ở đâu mà triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Trong đó, một số triệu chứng cảnh báo viêm khớp có thể kể đến như:

  • Khớp đau nhức mỗi khi vận động hoặc cả khi không vận động.
  • Gây ức chế sự vận động của các khớp, có thể gây đau hoặc không.
  • Gây sưng và cứng các khớp với những trường hợp viêm khớp cấp tính.
  • Vùng xung quanh khớp bị viêm và đỏ.
  • Gây ra tiếng lạo xạo ở mỗi khi cử động, xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng
  • Xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như sốt, ngứa ngáy do phát ban, khó thở, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi…

Chẩn đoán bệnh viêm khớp

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của các khớp, người bệnh cần thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa, từ đó mới có cách điều trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám theo các bước sau:

  • Bác sĩ tiến hành lấy mẫu chất lỏng xung quanh vùng khớp bị đau nhức, ngứa sưng để xét nghiệm và phân tích, từ kết quả sẽ xác định được loại viêm khớp và có sẽ có cách khắc phục hiệu quả.
  • Chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu cũng như kiểm tra các loại kháng thể như RF (yếu tố về thấp khớp), ANA (kháng thể kháng nhân).
  • Chụp X-quang, MRI, CT hình ảnh bên trong xương, sụn nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp.

Biến chứng của bệnh viêm khớp

  • Khi bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng sau:
  • Biến chứng có thể nói nặng nhất của bệnh viêm khớp chính là khiến cho ổ khớp bị xoắn và biến dạng, hậu quả là gây suy giảm mạnh chức năng hoạt động của khớp.
  • Gây ra các cơn đau dai dẳng, cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Bởi có nhiều trường hợp người bệnh không thể di chuyển được và mất khả năng làm việc.
  • Gây tàn phế suốt đời nếu không có phương pháp điều trị đúng cách.

Cách điều trị viêm khớp hiệu quả

Các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả, mặc dù quá trình mòn sụn cơ bản không thể đảo ngược. Có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như xe tập đi, gậy để giúp giảm áp lực lên khớp bị đau. Hoặc dùng vật lý trị liệu kết hợp với uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ… Dưới đây là những cách trị viêm khớp hiệu quả:

Uống thuốc

Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm khớp như:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, tuy nhiên loại thuốc này lại không có tác dụng kháng viêm như Hydrocodone (Vicodin), acetaminophen (Tylenol)…
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp kháng viêm. Có thể kể đến như thuốc ibuprofen (Advil), salicylates…Tuy nhiên, thuốc Salicylates có thể gây tác dụng phụ đó là làm loãng máu vì vậy người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
  • Kem bôi có chứa tinh dầu bạc hà sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn.
  • Các loại thuốc giúp ức chế miễn dịch và kết hợp giảm viêm như prednison hoặc cortisone.
Dấu hiệu của bệnh viêm khớp
Uống thuốc là cách hiệu quả và giúp giảm các triệu chứng đau nhức nhanh chóng

Việc sử dụng thuốc Tây để trị bệnh viêm khớp là một cách hiệu quả và không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, người bệnh phải hết sức thận trọng, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng mà không biết liều lượng chính xác vì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài mong muốn như ảnh hưởng gan thận, viêm loét dạ dày tá tráng, loãng máu…

Một số cách chữa viêm khớp bằng thuốc dân gian

Bên cạnh cách điều trị theo Tây y thì trong dân gian cũng có những cách trị viêm khớp với những nguyên liệu tự nhiên. Có thể kể đến như:

Nha đam

Đây là loại nguyên liệu vô cùng dễ kiếm và rẻ tiền, đặc biệt là có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm khớp. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản:

  • Rửa sạch nha đam, gọt bỏ hết phần vỏ ngoài.
  • Lấy phần màu trắng đem xay nhuyễn, chắt lấy phần nước nha đam.
  • Dùng gel nha đam này bôi lên vùng khớp bị đau, sưng đỏ.

Trị bệnh viêm khớp bằng nha đam là phương pháp hiệu quả, ít tốn kém mà lại ít gây ra tác dụng phụ nên rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Nếu không có nha đam tươi thì người bệnh có thể chọn mua các loại thuốc bôi dạng gel có chiết xuất từ nha đam cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Gừng

Gừng là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn và cũng là một vị thuốc công hiệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Trong đó, gừng chữa viêm khớp cũng là bài thuốc khá phổ biến bởi trong gừng có chứa nhiều hoạt chất giảm sưng, tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào một tấm vải sạch bọc lại.
  • Dùng bọc gừng này thả vào nồi nước sôi, bật lửa nhỏ để giữ cho nước luôn nóng.
  • Dùng một chiếc khăn sạch, khô thấm vào nước gừng ấm, vắt ráo rồi gấp lại làm 4, sau đó đắp lên vùng khớp bị tổn thương.
  • Khi khăn đầu tiên hết nóng thì tiếp tục nhúng ướt khăn thứ 2 rồi đắp tiếp.
  • Lưu ý gấp khăn làm 4 rồi mới đắp lên chỗ viêm với độ nóng vừa phải. Nên đắp thêm một chiếc khăn khô bên ngoài để giữ nóng.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp
Áp dụng phương pháp dân gian từ gừng tươi, trà xanh, nha đam…cũng giúp giảm đau kháng viêm cho khớp hiệu quả

Trà xanh

Theo nghiên cứu của các chuyên gia vào 2010 đã chứng minh rằng trà xanh có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng trà xanh để trị bệnh viêm khớp.

Vật lý trị liệu

Một số các bài tập giúp hỗ trợ tăng cường cơ bắp vùng xung quanh khớp bị tổn thương rất tốt mà người bệnh có thể áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý cần phải thực hiện theo chuyên gia vật lý trị liệu. Một số bài tập giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp người bệnh có thể áp dụng như tư thế vặn cột sóng, giãn cơ, tư thế rắn hổ mang hoặc tư thế móc câu…

Phẫu thuật chữa viêm đa khớp

Việc phẫu thuật thay thế khớp viêm bằng khớp nhân tạo được áp dụng khi bệnh đã diễn biến nghiêm trọng và không thể đáp ứng được bất kỳ phương pháp điều trị nào nữa. Thông thường thì phương pháp này được áp dụng nhiều nhất cho việc thay thế khớp gối và khớp hông.

Còn trong trường hợp vùng khớp bị thương là ở ngón tay và cổ tay thì sẽ phải thực hiện hợp hạch, tức là các đầu xương sẽ được nối khóa chắc lại với nhau cho đến khi chúng lành lại và hợp nhất làm một.

Người bị bệnh viêm khớp ăn uống như thế nào?

Bên cạnh việc uống thuốc, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học. Bởi vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.

Theo đó người bệnh cần lưu ý những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn như:

Thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá thu, cá trích, cá mòi, cá thu…để giúp kháng viêm, giảm đau tốt hơn.
  • Nên ăn nhiều các loại ngũ cốc như lúa mạch, các loại hạt đậu khô, gạo lức…vì chúng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và khả năng kháng khuẩn tự nhiên của cơ thể.
  • Mỗi ngày phải uống từ 2 – 2,5 lít nước để hỗ trợ cơ thể loại bỏ các loại độc tố ra khỏi cơ thể cũng như bảo vệ lớp đệm tự nhiên của cơ thể.
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi như cam, quýt, bông cải, rau bina…vì chúng rất giàu chất xơ và các loại vitamin A, B, C, E…giúp giảm thiểu phần nào tình trạng viêm khớp.
  • Thường xuyên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vì chúng rất giàu canxi, vitamin D vô cùng có lợi cho xương khớp. Tuy nhiên, hãy uống sữa sao cho khoa học, đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Bệnh viêm khớp nên kiêng ăn gì?

Những người mắc bệnh viêm khớp cần phải kiêng một số loại thực phẩm sau:

  • Những món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ như thịt trâu, thịt chó, thịt dê…
  • Hạn chế ăn nhiều muối, đường cũng như không nên uống nước ngọt có ga vì nó có chứa nhiều phot pho.
  • Nên kiêng các loại trái cây có chứa chất axit oxalic như mận, việt quất, củ cải…
  • Đặc biệt là kiêng ăn ngô cũng như các chế phẩm từ sữa, bơ vì chúng có chứa lượng chất béo bão hòa vô tình làm tăng tình trạng đau nhức, sưng khớp.
  • Tuyệt đối tránh xa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp

Thực chất thì bệnh viêm khớp không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, nếu thực hiện những cách sau đây sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp kiểm soát tốt bệnh tốt hơn:

  • Vận động, tập thể dục thể thao với các môn đơn giản, tuy nhiên cần lưu ý tránh quá sức để không ảnh hưởng đến khớp gối.
  • Đặc biệt là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giảm tinh bột, nhất là những trường hợp bị béo phì. Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu oxi hóa vì sẽ giúp giảm viêm hiệu quả.
  • Khi làm việc nên tránh các việc nặng, công việc phải đứng quá nhiều, chỉ vận động vừa phải để tránh gây tổn thương đến khớp.
Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp
Vận động vừa phải không những giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp mà còn tăng cường sức khỏe cho người bệnh
  • Luôn luôn kiểm soát cân nặng của bản thân sao cho trong giới hạn cho phép.
  • Những người bị bệnh viêm khớp tốt nhất nên tắm nước nóng mỗi ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Thường xuyên khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Bệnh viêm khớp là một căn bệnh mãn tính, nếu người bệnh biết cách kiểm soát thì bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Chính vì thế, người bệnh hãy tìm hiểu thật kỹ về bệnh thông qua bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Các biến chứng của viêm khớp thái dương hàm

Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp thái dương hàm

Giãn khớp kéo theo tình trạng trật khớp, dính khớp dẫn đến thủng đĩa khớp… là những biến chứng của viêm khớp thái dương hàm. Vậy viêm khớp thái dương...

Liệu bệnh viêm khớp thái dương hàm có chữa được không?

Viêm khớp thái dương hàm có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm khớp thái dương hàm là căn bệnh gây ra không ít phiền phức cho hoạt động nói và nhai của cơ miệng. Vậy bệnh viêm khớp thái dương hàm...

Viêm khớp gối có nguy hiểm không?

Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Viêm khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do chấn thương, lao động quá sức. Nếu...

Quả dứa chứa enzyme bromelin hay bromelain có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp

Quả dứa và công dụng chữa viêm khớp ít ai ngờ

Dứa là loại quả quen thuộc, là loại quả yêu thích của nhiều người, thường được dùng để ăn kèm gỏi, nấu với canh chua, làm nước ép, ăn sống…...

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì kiêng gì là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và...

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR

Căn cứu vào tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR, bác sĩ có thể kết luận được tình trạng và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn