Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết
Nội Dung Bài Viết
Viêm họng mủ là bệnh nguy hiểm, liên quan trực tiếp tới đường hô hấp, các dấu hiệu của bệnh nếu không nhận biết kịp thời và chính xác sẽ có nguy cơ biến chứng nặng hơn và rất khó điều trị. Vì vậy, trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cần biết về viêm họng mủ cũng như cách điều trị viêm họng mủ.
Viêm họng mủ là gì?
Viêm họng mủ là bệnh về đường hô hấp, tình trạng viêm họng kéo dài làm cho các tế bào lympho bị tổn thương. Chính vì thế khi vi khuẩn xâm nhập, cổ họng không có khả năng chống viêm nhiễm sẽ hình thành các dịch mủ trong khoang họng.
Viêm họng mủ có khả năng lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh, ăn uống hay dùng chung đồ cá nhân. Vì vậy mỗi người nên biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời để bệnh không lây lan.
Nguyên nhân gây viêm họng mủ
Viêm họng mủ ngoài nguyên nhân lây lan trực tiếp từ người bệnh thì còn một số nguyên nhân hình thành bệnh như sau:
- Viêm họng kéo dài: Tình trạng viêm họng kéo dài không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm họng mủ.
- Vi khuẩn, virus xâm nhập: Vi khuẩn gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân cùng với các loại virus gây nên các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh,…sẽ làm sức đề kháng suy yếu và dẫn đến bệnh viêm họng mủ. Viêm họng mủ gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng phần lớn bị ở trẻ em do sức đề kháng yếu hơn.
- Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách: Không thường xuyên vệ sinh răng miệng hay trong quá trình ăn uống làm tổn thương đến lớp niêm mạc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành mủ trong khoang họng.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống đá, đồ ăn cứng, uống bia rượu, đồ uống có gas sẽ làm ảnh hưởng đến cổ họng và dễ dẫn đến viêm họng và viêm họng mủ.
- Do cơ địa: Mỗi người có cơ địa khác nhau, một số người sẽ bị dị ứng với lông thú, nấm mốc, phấn hoa,.. Từ các tác nhân đó cũng gây nên viêm họng mủ.
- Môi trường ô nhiễm: Mũi và họng liên quan trực tiếp với nhau nên sống và làm việc trong môi trường khói bụi, khí thải độc hại khi hít thở sẽ xuống vùng họng và dẫn đến viêm họng mủ.
- Khô họng: Uống không đủ nước, tình trạng khô họng kéo dài lâu ngày sẽ gây ra viêm họng mủ.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ
Nhiều người nhầm lẫn giữa viêm họng mủ và viêm amidan mãn tính do dấu hiệu nhận biết 2 bệnh có nét tương đồng với nhau. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ các dấu hiệu dưới đây, người bệnh sẽ có thể phân biệt được giữa viêm họng mủ và viêm amidan mãn tính.
- Vị trí: Vị trí của viêm họng mủ sẽ nằm ở lớp niêm mạc, lúc này niêm mạc sẽ sưng đỏ và lâu dần hình thành mủ. Nếu quan sát sẽ thấy phần bị viêm nằm ở khoảng một phần ba phía sau của lưỡi, gần hai bên amidan.
- Sốt: Khi bị viêm họng mủ, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt, tùy theo từng người có thể là sốt cao, sốt thấp hoặc không sốt.
- Đau họng: Người bệnh có cảm giác đau rát họng, việc ăn uống và nuốt nước bọt cũng rất khó khăn.
- Ho: Dấu hiệu này khiến nhiều người nhầm lẫn với một số bệnh về đường hô hấp thông thường và chủ quan về bệnh, khiến bệnh càng nặng thêm. Tùy vào cơ thể người bệnh ho có đờm hay ho khan. Đối với trẻ em, cơn ho thường kéo dài vào ban đêm.
- Ngứa họng: Khi quan sát có thể thấy các hạt mủ màu xanh hoặc trắng bám trên lớp niêm mạc, khi ho khạc có thể theo ra ngoài, đây chính là lý do gây ngứa họng.
Viêm họng mủ có tự khỏi không?
Nói về bệnh viêm họng mủ Bác sĩ Tuyết Lan Nguyên là Trưởng khoa của khoa Khám bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết: “Viêm họng mủ là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh sẽ không khỏi nếu như không điều trị kịp thời và theo sự chỉ dẫn của các y bác sĩ”. Viêm họng mủ chính là tình trạng nặng hơn của viêm họng, vì thế bệnh sẽ không thể tự khỏi mà còn xuất hiện các biến chứng khác như:
- Đối với các cơ quan gần họng sẽ biến chứng thành các bệnh: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan hay gặp ở trẻ em. Hoặc nghiêm trọng hơn là viêm phổi, viêm phế quản,…
- Đối với các cơ quan xa họng biến chứng thành các bệnh: suy tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
- Các biến chứng nguy hiểm khác như: ung thư vòm họng, nhiễm trùng máu đều rất nguy hiểm.
Với những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh kịp thời tránh để bệnh nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách điều trị viêm họng mủ
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị viêm họng mủ từ Tây y, Đông y cho đến các bài thuốc Dân gian. Người bệnh cần hiểu rõ các phương pháp điều trị bệnh, như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.
Điều trị bằng phương pháp Dân gian
Điều trị bằng phương pháp Dân gian tại nhà được coi là phương pháp điều trị an toàn, đơn giản và lành tính nhất vì các loại thảo dược có thể tìm thấy xung quanh đời sống hàng ngày của chúng ta từ các loại cây cho đến các loại rau, gia vị nấu ăn,…Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp Dân gian sẽ bị hạn chế vì bệnh sẽ có thể tái phát lại.
Bài thuốc 1: Rễ cam thảo đất
Cam thảo đất có chứa chất axit glycyrrhizic gây ức chế quá trình phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, cam thảo được xem như một loại thảo dược quý trong việc điều trị viêm họng mủ.
Cách thực hiện: Rễ cam thảo sau khi rửa sạch phơi khô, sau đó cắt lát mỏng và ngậm. Việc ngậm sẽ giúp giảm đau rát họng, long đờm, trị viêm họng mủ.
Bài thuốc 2: Rau diếp cá, mật ong và đường phèn
Rau diếp cá còn có tên gọi là ngư tinh thảo, lá giấp. Trong rau diếp cá có chứa quercetin, vitamin C,… nên có chất chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ cổ họng, phục hồi nhanh các tổn thương do vi khuẩn xâm nhập ở vùng họng. Kết hợp rau diếp cá, mật ong và đường phèn đều là những dược liệu tốt dùng trong việc điều trị viêm họng mủ.
Chuẩn bị:
- Rau diếp cá khoảng 1 nắm tay
- 2 muỗng mật ong
- Đường phèn
Cách thực hiện: Rau diếp cá sau khi rửa sạch thái nhỏ bỏ vào bát chưng cách thủy với mật ong và đường phèn lấy nước uống. Uống liên tục 10 ngày sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.
Bài thuốc 3: Lá hẹ, mật ong và rừng
Bản thảo tập di từng viết: “ Rau hẹ có vị chua, tính ấm, nên ăn thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe” . Ngoài việc làm món ăn thì rau hẹ cũng là một loại thảo dược giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,…trong đó có bệnh viêm họng mủ.
Chuẩn bị:
- Lá hẹ khoảng 1 nắm tay
- 2 muỗng mật ong
- Vài lát gừng
Cách thực hiện: Lá hẹn thái nhỏ bỏ vào bát trộn đều với mật ong, sau đó bỏ vài lát gừng lên mà mang đi hấp cơm, ăn cả nước lẫn lá. Duy trì ăn mỗi ngày sẽ giúp tiêu đờm, hoạt huyết,…
Điều trị bằng thuốc Đông y
Theo quan niệm của Đông y, viêm họng mủ là do khí huyết ứ trệ, khí không thông, đờm bị uất ở họng cùng với đó là lao động tổn hao sức lực nên ảnh hưởng đến phế thận. Các bài thuốc chữa trị bằng thuốc Đông y được đánh giá cao vì tính hiệu quả và tỉ lệ tái phát thấp, không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi người bệnh đã chọn thuốc Đông y để điều trị thì cần phải kiên trì thì mới mang lại hiệu quả.
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị dược liệu:
Cam thảo, cánh cát mỗi loại 4gr, hoa thiên phấn 6gr, tang bạch bì, hoàng cầm mỗi loại 12gr, sa sâm 16gr.
Cách thực hiện:
Các dược liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi nấu tương đương 3 chén nước nấu sắc còn nửa chén. Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn chính. Uống đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị dược liệu:
Cam thảo 2gr, xạ can 6-8gr, bạch tương tàm 8gr, tang bạch bì, thạch hộc, mạch môn, kê huyết đằng mỗi loại 12gr, huyền sâm, sinh địa mỗi loại 16gr.
Cách thực hiện:
Các dược liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi nấu tương đương 3 chén nước nấu sắc còn nửa chén. Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn chính. Uống đến khi khỏi bệnh.
Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp mà hầu hết người bị viêm họng mủ đều chọn vì tính hiệu quả của phương pháp này cao và nhanh không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc Tây sẽ có một số tác dụng phụ sau khi dùng và đặc biệt, người bệnh phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc khác vì có thể dị ứng với các thành phần của thuốc.
Dưới đây là một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh viêm họng mủ.
- Thuốc sát trùng, rửa họng: làm sạch khoang miệng và loại bỏ các vi khuẩn, các hạt mủ trắng trong niêm mạc.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: aspirin (không dùng cho trẻ em), performax, paracetamol,…Đối với trẻ em khi dùng thuốc giảm đau nên dùng loại amoxicilin để giảm thời gian lây bệnh.
- Thuốc kháng viêm ngăn ngừa lây nhiễm: prednisolon 5mg, alpha chymotrypsin,…
Xem thêm: Các loại kháng sinh trị viêm họng tốt nhất & lưu ý khi dùng
Những thông tin cần biết để phòng tránh viêm họng mủ
Viêm họng mủ là bệnh mà nhiều người gặp phải bởi các nguyên nhân đã trình bày ở trên. Vì vậy, chúng ta cần biết các thông tin cần thiết để phòng tránh bệnh tốt hơn.
- Đối với người bị viêm họng phải điều trị kịp thời để tình trạng bệnh không nặng lên thành viêm họng mủ.
- Mang khẩu trang khi đến những nơi khói bụi, ô nhiễm, hóa chất độc hại.
- Vệ sinh răng miệng, khoang họng sạch sẽ, có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…
- Giữ ấm cơ thể, không ngồi trước điều hòa, máy quạt quá lâu.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đối với những người có cơ địa dị ứng với phấn hoa, nấm mốc,… thì nên tránh xa những tác nhân ấy.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm họng mủ vì bệnh có thể lây lan.
Viêm họng mủ là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người bệnh và cả những người xung quanh. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Viêm họng nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!