Da mặt tiết bã nhờn nên dùng sữa rửa mặt loại nào?

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã có nguy hiểm không?

5 Cách dùng mật ong chữa viêm da tiết bã có thể bạn chưa biết

Viêm da tiết bã có tự hết không? Phòng bệnh như thế nào?

Bị viêm da tiết bã nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm da tiết bã [da dầu] – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi và cách xử lý an toàn

Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?

Viêm da tiết bã ở mặt: Cách chăm sóc và điều trị an toàn

Chữa viêm da tiết bã bằng thuốc Đông y có hiệu quả?

Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi và cách xử lý an toàn

Viêm da dầu thường xảy ra ở 2 bên cánh mũi do vùng da này khá nhạy cảm và có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bệnh có thể gây đỏ da, bong tróc, ngứa rát nhẹ, tác động tiêu cực đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách xử lý tình trạng này an toàn, hiệu quả nhất từ thảo dược thiên nhiên.

viêm da dầu 2 bên cánh mũi
Cánh mũi là vùng da tiết nhiều dầu và có nguy cơ cao bị viêm da tiết bã

Viêm da dầu 2 bên cánh mũi và dấu hiệu nhận biết

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là một trong những bệnh viêm da mãn tính thường gặp. Bệnh lý này ảnh hưởng chủ yếu đến các vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như da đầu, cung mày, ngực, sau tai, má và cánh mũi.

Trong đó, viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi là vị trí thường gặp nhất. Lượng dầu thừa được bài tiết quá mức có thể kích thích vi nấm Malassezia phát triển. Các chất chuyển hóa của loại nấm này kích thích da, gây viêm đỏ, bong vảy trắng,…

Để nhận biết bệnh lý này, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình sau:

  • Hai bên cánh mũi có dấu hiệu đỏ hơn bình thường
  • Ban da thường bằng phẳng và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh
  • Da nhiều dầu, nhờn rít và có vảy bong kết hợp
  • Thương tổn da có thể gây rát và ngứa ngáy nhẹ
  • Triệu chứng của viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi thường có tính chất đối xứng

Viêm da tiết bã ở 2 bên cánh mũi chỉ xảy ra ở người trưởng thành và người cao tuổi, rất ít trường hợp xảy ra ở trẻ em. Tổn thương da có thể ngứa rát nhẹ hoặc không gây ra bất cứ triệu chứng cơ năng nào.

Viêm da tiết bã ở mũi có lây không? Nguy hiểm không?

Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi là bệnh da liễu mãn tính, xảy ra do rối loạn tuyến bã nhờn và phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Do đó bệnh lý này không có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường nhưng có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Viêm da tiết bã là bệnh lành tính, chủ yếu gây thương tổn ngoài da và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên do xảy ra ở mũi nên triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây phiền phức và khó chịu trong hoạt động sinh hoạt.

Nguyên nhân gây viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi

Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da tiết bã nhờn ở cánh mũi vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên quá trình khởi phát bệnh có liên quan mật thiết với hoạt động của nấm Malassezia và phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.

viêm da dầu 2 bên cánh mũi
Ăn quá nhiều đường là yếu tố kích thích bùng phát viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên nếu có các yếu tố thuận lợi như:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Cánh mũi là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến tình trạng dầu thừa tích tụ trên da và kích thích hoạt động của nấm men. Cũng chính vì vậy mà viêm da dầu thường xuất hiện ở cánh mũi và những vùng da có nhiều bã nhờn như da đầu, cung mày, tai,…
  • Hàng rào bảo vệ da: Hàng rào bảo vệ da suy yếu chính là yếu tố thuận lợi để viêm da tiết bã và các bệnh lý da liễu bùng phát mạnh. Thống kê cho thấy, bệnh lý này thường có mức độ nặng hơn vào mùa đông (da khô, suy yếu) và giảm nhẹ vào mùa hè (da đủ ẩm, khỏe mạnh).
  • Yếu tố di truyền: Người bị viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi có thể bị di truyền từ cha mẹ hoặc những người thân cận huyết khác.
  • Ăn nhiều đường: Một số nghiên cứu cho thấy, triệu chứng của viêm da tiết bã có xu hướng tăng lên khi dung nạp thực phẩm chứa nhiều đường. Nguyên nhân là do đường kích thích bài tiết bã nhờn, làm tăng chuyển hóa của nấm men và gây thương tổn da.
  • Rối loạn nội tiết: Triệu chứng của viêm da tiết bã ở 2 bên cánh mũi thường bùng phát mạnh trong giai đoạn nội tiết tố bị rối loạn như mang thai, dậy thì và sau khi sinh.

Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do một số yếu tố khác như tác dụng phụ của thuốc điều trị, mắc bệnh trầm cảm, Parkinson, sử dụng mỹ phẩm, tiếp xúc với khói bụi thường xuyên,…

Cách xử lý viêm da dầu 2 bên cánh mũi an toàn

Do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên quá trình điều trị viêm da dầu còn gặp nhiều bất lợi. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Với trường hợp viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi, điều trị bao gồm các biện pháp sau đây:

1. Chăm sóc da tại nhà

Nếu viêm da dầu chỉ xảy ra khu trú ở 2 bên cánh mũi, bạn có thể làm giảm triệu chứng với những biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Rửa mặt 2 lần/ ngày (sáng – tối) với sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ vảy bong và giảm dầu thừa.
  • Dùng kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ nhằm tăng cường hàng rào bảo vệ da, giảm sưng đỏ và bong vảy ở vùng da thương tổn.
  • Uống nhiều nước, bổ sung trái cây, rau xanh và sữa chua nhằm giữ ẩm và bảo vệ da từ sâu bên trong.
  • Không dùng tay cạo bỏ vảy trắng bong tróc. Thay vào đó, nên sử dụng nước ấm để làm dịu mô da, loại bỏ tế bào chết mà không gây xây xước và chảy máu.

2. Dùng nguyên liệu tự nhiên

Ngoài ra để giảm sưng đỏ da, loại bỏ vảy bong và làm mềm vùng da ở 2 bên cánh mũi, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên sau:

Dùng gel nha đam trị viêm da dầu ở cánh mũi

viêm da dầu 2 bên cánh mũi
Gel nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi tế bào da tổn thương và loại bỏ vảy bong ở cánh mũi

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Lau khô mặt với khăn sạch
  • Rửa sạch lá nha đam và cạo bỏ vỏ
  • Dùng thìa cạo phần gel trong và thoa trực tiếp lên cánh mũi
  • Để trong khoảng 15 phút và massage nhẹ nhàng để loại bỏ vảy bong
  • Rửa sạch với nước sạch và sử dụng kem dưỡng ẩm

Giảm viêm da tiết bã ở cánh mũi với mật ong:

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da mặt và lau khô với khăn sạch
  • Sử dụng 1 ít mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên cánh mũi
  • Để trong khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch

Nếu bạn bị nóng rát da khi dùng mật ong nguyên chất, có thể trộn mật ong và sữa chua để làm dịu da và cải thiện triệu chứng nói trên.

Dùng tinh dầu cây trà

viêm da dầu 2 bên cánh mũi
Tinh dầu cây trà chứa polyphenol và EGCG tốt cho vùng da bị tổn thương

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh da mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ và lau khô với khăn sạch
  • Thoa 1 – 2 giọt tinh dầu cây trà lên vùng da bị ảnh hưởng
  • Massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu vào bên trong da
  • Để dầu khô hoàn toàn, không cần rửa lại với nước và tiếp tục dưỡng da như bình thường

3. Sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp viêm da dầu 2 bên cánh mũi kéo dài và có xu hướng lan tỏa, bạn nên gặp bác sĩ Da liễu để được chỉ định các loại thuốc sau:

  • Thuốc bạt sừng: Để loại bỏ vảy bong ở cánh mũi, bác sĩ có thể kê toa các loại bạt sừng chứa Acid lactic và Acid salicylic. Các hoạt chất này giúp loại bỏ vảy sừng, sát trùng nhẹ và giảm bài tiết bã nhờn.
  • Thuốc bôi kháng nấm: Thuốc bôi kháng nấm được sử dụng nhằm ức chế vi nấm Malassezia, hạn chế mức độ tổn thương da và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng. Các loại thuốc này thường chứa hoạt chất Ketoconazole và Ciclopirox.
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Thuốc ức chế calcineurin được ưu tiên dùng trong điều trị viêm da dầu ở mặt và cánh mũi. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự corticoid nhưng không gây mỏng da, dày sừng nang lông và mụn trứng cá.
  • Các loại thuốc khác: Viêm da dầu ở cánh mũi thường có mức độ nhẹ nên chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc tại chỗ. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định kháng nấm và kháng sinh dạng uống.

Biện pháp phòng ngừa viêm da dầu ở cánh mũi tái phát

Viêm da dầu là bệnh da liễu mãn tính và có khả năng tái phát nhiều lần. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng thương tổn da tái phát có thể tác động đến tâm lý, gây phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi
Chăm sóc da đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng của da và giảm nguy cơ tái phát viêm da dầu

Để làm giảm nguy cơ tái phát viêm da dầu 2 bên cánh mũi, bạn nên:

  • Giữ vệ sinh da mặt và dưỡng ẩm cho da đầy đủ. Đồng thời cần sử dụng kem chống nắng và đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời.
  • Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc và trang điểm để tránh nguy cơ dị ứng da mặt và kích thích triệu chứng của viêm da tiết bã bùng phát.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập luyện và ăn uống điều độ.
  • Vào mùa đông, nên chú trọng quy trình chăm sóc da nhằm hạn chế da khô, nứt nẻ và kích thích triệu chứng của bệnh tái phát.
  • Hạn chế dùng thức uống và thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, gia vị cay nóng,…

Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi là bệnh lý da liễu thường gặp. Bệnh có mức độ nhẹ, lành tính và tiến triển dai dẳng. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc và cải thiện tại nhà, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Bình luận (52)

  1. Dung Vộ says: Trả lời

    Tôi thấy 2 bên cánh mũi mình ra dầu khá nhiều, lần nào dùng giấy thấm dầu cũng ướt đẫm cả tờ giấy, tôi thỉnh thoảng có dịp quan trọng mới sài mỹ phẩm. Tôi không biết làm thế nào nên cứ đi hết chỗ này chỗ kia để mua thuốc bôi thì da khô lại xong mấy ngày sau nó lại lên dày hơn. Hiện giờ tôi đang rất bế tắc không biết làm thế nào

    1. Đặng Liên says: Trả lời

      Mình cũng bị da nhiều như vậy, nhưng mùa hè thì ra rõ nhiều dầu mà mùa đông da lại dễ khô và nứt nẻ, thế mới lạ

    2. Quyên HQ says: Trả lời

      Chắc là vì da của bạn quen với việc thường xuyên có chất dầu rồi, nên mùa đông lỗ chân lông bé lại, tuyến bã không tiết ra được nên cảm thấy khô hơn đó

    3. Xiao Hua says: Trả lời

      Ngày xưa tôi bị viêm da tiết bã này mà cứ tưởng bị mụn trứng cá, chữa mãi không khỏi. Xong người nghe người ta bảo có trung tâm thuốc dân tộc chữa da liễu giỏi lắm, lúc đầu định đến chữa mụn trứng cá, nhưng đến nơi bác sĩ bảo đây là viêm da dầu tiết bã chứ không phải mụn thông thường, Sau đó kê thuốc cho tôi uống 3 tháng. Vì được chẩn đoán chính xác mà cũng do tôi hợp với đông y hay sao ý mà tôi uống xong liệu trình là khỏi hẳn, không thấy tái phát lại gì cả

    4. Quốc Anh says: Trả lời

      Có phải là trung tâm có bài thanh bì dưỡng can thang không bạn, là trong tâm bài này giới thiệu đây đúng không. Hôm trước tôi xem trên VTV2 chỉ nhớ tên bài thuốc mà quên mất tên trung tâm

    5. Xiao Hua says: Trả lời

      Đúng rồi Chính ơi. Tôi dùng bài thuốc đó đó, dùng hết 3 tháng thì giờ phải 2 năm rồi da dẻ ổn lắm

    6. Chiến says: Trả lời

      Hôm qua em vừa đọc được bài viết về bài thuốc thanh bì dưỡng can thang chuyên chữa viêm da dầu, đang lên mạng tìm hiểu kĩ xem có ai dùng đỡ không mới dám mua. Link bài ý em để đây cho mọi người ai quan tâm có thể vào xem https://thuocdantoc.vn/benh/uu-diem-thanh-bi-duong-can-thang

    7. Huyền says: Trả lời

      Các cậu cứ yên tâm dùng đi. Vì là thuốc đông y nên lành tính lắm, mỗi tội 1 tuần đầu thì có hơi bị ngứa hơn 1 chút nhưng sau đó thì mọi triệu chứng đều biến mất. Dùng 1 liệu trình thôi là ok rồi

  2. Hạ Vy says: Trả lời

    Em năm nay 14 tuổi, đang dậy thì. Da mặt em nổi rất nhiều mụn, nhất là vùng 2 bên má và mũi. Cho em hỏi thế có phải là bình thường không ạ. Tại em thấy các bạn em cũng nhiều người bị như vậy

    1. Triệu Quốc Đạt says: Trả lời

      ở tuổi dậy thì thì hoocmon sinh dục bị rối loạn nên tăng tiết bã nhờn là chuyện bình thường em ạ, không nên quá lo lắng. Càng lo càng nổi mụn

    2. Cam THẢO says: Trả lời

      Em thấy tình trạng này xuất hiện lâu chưa. Với những triệu chứng em đưa ra thì chưa thể kết luận được rằng em chỉ bị tăng tiết do rối loạn hoocmon hay là bị viêm da dầu lắm. Phải đến cơ sở y tế để kiểm tra cơ

    3. Thúy says: Trả lời

      Đó là viêm da tiết bã đó bạn ơi. Đây là cách gọi chung cho tất cả các bệnh tăng tiết bã nhờn mà gây viêm da. Có điều nguyên nhân gây tăng tiết là gì mới quan trọng, quyết định xem là mãn tính hay là cấp tính

    4. Hạ Vy says: Trả lời

      Chị Thúy có thể nói rõ cho em được không ạ. Em mới có 14 tuổi mà mắc bệnh mãn tính thì sợ lắm

    5. Thúy says: Trả lời

      Ví dụ em đang ở tuổi dậy thì thì sẽ bị tăng tiết, qua tuổi dậy thì sẽ hết, hoặc em làm việc sinh sống ở môi trường quá khô hoặc quá ẩm cũng gây tăng tiết. 2 nguyên nhân này không đáng ngại. Nhưng nếu em bị viêm da dầu do di truyền chẳng hạn thì rất khó chữa khỏi hoàn toàn, chỉ kiểm soát nhờn được thôi

    6. Hạ Vy says: Trả lời

      Hic. Lo quá, mẹ em cũng bị giống em, chữa mãi cũng không khỏi ạ, thế dễ em cũng bị giống mẹ lắm huhu

  3. Hồng Ngọc says: Trả lời

    Nhà mình có trồng nha đam nhé. Đắp mặt nạ nha đam tốt cực luôn. Đắp xong cảm giác da mịn và mọng hơn, mấy cái vảy da chết cũng dễ bong ra

    1. QuỳNH Nga says: Trả lời

      Nếu mà da nhờn thì có dùng nha đam được không bạn. Mình thấy bảo dưỡng ẩm mà da mình ẩm sẵn rồi

    2. Hồng Ngọc says: Trả lời

      Được chứ bạn. Bạn phải dưỡng ẩm vào thì mới đánh lừa được cơ thể là da bạn đủ ẩm rồi, không cần tiết ra thêm chất nhờn nữa

    3. Diệu paris says: Trả lời

      Nhưng tôi bôi mấy chất dưỡng ẩm lên mặt toàn bị mụn lên nhiều, mà tôi toàn dùng loại xịn hàng xách tay hãng nước ngoài, chẳng hiểu sao

    4. Edward says: Trả lời

      Vì bạn bôi 1 lớp chất lỏng hoặc chất gel lên thì lỗ chân lông sẽ bít lại, bã nhờn tiết ra không có lối thoát nên dễ hình thành mụn

    5. Hà Liên says: Trả lời

      Bạn muốn dưỡng ẩm cho da thì tốt nhất chọn lúc nào ít tiếp xúc với bụi bẩn, không vận động để mồ hôi và bã nhờn không tiết ra như ban đêm trước khi đi ngủ chẳng hạn. Vệ sinh da sạch sẽ, sau đó đắp nha đam lên. Đợi 10-15 phút thì rửa lại thật sạch. Nhớ là không được đắp quá lâu nha, đắp lâu quá lại phản tác dụng đấy

  4. Bình binh bong says: Trả lời

    Tôi năm nay 40 tuổi, bị viêm da dầu hơn 20 năm rồi. Lúc đầu thấy không ảnh hưởng đến cuộc sống lắm, nhưng mấy tháng nay chẳng hiểu sao tôi thấy mặt nóng rát và rất ngứa. không biết có biến chứng gì không

    1. Hà Giang says: Trả lời

      Anh để 20 năm mà không chữa, đến giờ mới bắt đầu ngứa là cũng may đấy, chắc anh cũng vệ sinh tốt nên mới giữ được vậy

    2. Bình binh bong says: Trả lời

      Thực ra tôi đi khám ở viện da liễu nên biết bệnh tình của mình rồi. bác sĩ ở đó bảo bệnh của tôi do cơ địa nên không chữa hoàn toàn được. Phải uống thuốc trường kỳ. Tôi lại sợ thuốc tây y uống lâu có hại, cho nên không uống. Nhưng được cái giữ gìn vệ sinh da mặt rất sạch sẽ nên bệnh cũng không gây khó chịu lắm

    3. Chun đứt says: Trả lời

      Tại mấy tháng này sang mùa hè, trời nóng, mồ hôi tiết ra nhiều nên bệnh trở nặng đó bác

    4. Hạnh Chee says: Trả lời

      Anh Bình không muốn chữa tây y thì chuyển qua đông y giống em này. Hồi xưa cách đây 5,6 năm em cũng bị viêm da như anh, có khi còn nặng hơn vì nó còn nổi mụn nước trên mặt, xong da mặt nó đỏ rát kinh khủng, mỗi đợt qua đi là lại để lại những cái vảy bong da trên mặt trông rất kinh. Em đi khám da liễu ở 1 viện lớn tại hà nội, bác sĩ cho em nhiều loại thuốc trong đó có 1 loại chống tiết bã nhờn. Ôi, bôi xong cả tháng mặt em căng ra như kiểu chỉ cần chạm vào là rách da luôn ấy. Em thấy không ổn nên dừng thuốc, được 1 người trong công ty cũng bị bệnh này giới thiệu cho nhà thuốc dân tộc. Em cũng chưa dùng đông y bao giờ nhưng có bệnh thì vái tứ phương, thế mà uống tầm 2,3 tháng gì đó mà em cảm thấy da mình mịn màng và không còn đau rát, đỏ tấy gì nữa. Bao nhiêu năm rồi không bị tái phát lại. Tất nhiên là mình vẫn phải chịu khó giữ gìn vệ sinh anh ạ

    5. Bình binh bong says: Trả lời

      May quá. Tôi cũng ở hà nội. bạn cho tôi cái địa chỉ mà bạn chữa bằng đông y được không

    6. Hạnh Chee says: Trả lời

      Đây, anh cứ đến B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Trung Hòa Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội. Tên trung tân là thuốc dân tộc, có cái biển màu xanh lá cây ấy

    7. Bình binh bong says: Trả lời

      Đến đấy có đông không, có thể đặt lịch khám trước được không

    8. Hạnh Chee says: Trả lời

      Cũng khá đông, nhất là vào mấy ngày cuối tuần. Anh có thể đặt lịch trước để không phải chờ lâu. Ngày trước em đặt lịch ở fanpage của họ trên facebook, cứ nhắn tin để lại thông tin với giờ mình tới khám để bác sĩ trực page họ đặt lịch cho là được, là link fanpage này này https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/

  5. Trang Nguyễn says: Trả lời

    Mình bị bệnh viêm da dầu lâu rồi mà trì hoãn không đến bệnh viện chữa, chỉ bôi mấy cái thuốc mua ngoài hiệu thuốc về. Không biết bệnh để lâu thì có biến chứng gì nguy hiểm không

    1. Ngô Luộc says: Trả lời

      Bà tôi bị đấy, nhưng tâm lý người già họ ngại tiêu tiền của con cháu, cứ để mặt mũi như thế, thực ra ban đầu thỉnh thoảng nó mới có đợt rộ lên thì khó chịu thôi chứ bình thường cũng không có gì. Nhưng bây giờ bệnh chuyển sang mãn tính, lúc nào cũng thấy ngứa đấy

    2. Trang Nguyễn says: Trả lời

      Bệnh này có lây lan từ vùng này sang vùng khác không ạ. Mình bị ở 2 bên mũi và dạo này có vẻ cả trán cũng bị

    3. Pháp says: Trả lời

      Bất cứ chỗ nào có tuyến bã thì đều có thể bị nhé. Như kiểu mọc mụn ấy

    4. Trang Nguyễn says: Trả lời

      Nếu chữa bây giờ thì có để lại sẹo không ạ

    5. Pháp says: Trả lời

      Mình không chắc hết sẹo được đâu, vì có chỗ viêm nông có chỗ viêm sâu, có khi vì ngứa bạn gãi rách da cũng có sẹo. Nói chung là bây giờ cứ tập trung chữa viêm đã, sau có tiền đi xóa sẹo sau cũng được 🙂

  6. Linh AP says: Trả lời

    Cho hỏi bệnh này có lây được không. Tôi vừa đẻ em bé, sợ bệnh này lây cho em bé. Có người bảo lây có người bảo không lây, chả biết đường nào mà lần

    1. Minh Ánh says: Trả lời

      Tôi bị viêm da dầu, thấy mọi người mách nhau rất nhiều mẹo dân gian có thể chữa hiệu quả mà tôi dùng đủ mọi mẹo rồi mà vẫn không khỏi được dứt điểm

      1. Cường says:

        Mấy cái mẹo này chữa bên ngoài thôi chị. Toàn dưỡng ẩm với kháng sinh tự nhiên. Chỉ chữa triệu chứng chứ không chữa được nguyên nhân, không khỏi dứt điểm là đúng rồi

    2. Khang says: Trả lời

      Không lây bạn ơi. Bệnh này do bã nhờn, trẻ em tuyến bã nhờn đã phát triển đâu mà lây được

    3. Bảo says: Trả lời

      Nói là không lây chứ mình vẫn sợ. Tưởng tượng ai bị viêm da dầu áp mặt vào mặt bé xem có lo lắng không

    4. Thùy Anh, Láng Hạ says: Trả lời

      Nguyên nhân gây bệnh thì không lây, nhưng vi khuẩn thì lây được. Người bị viêm da dầu thường tích tụ vi khuẩn trong nốt viêm, cho nên tránh tiếp xúc da chạm da với người khác bạn nhé

  7. Đức Anh says: Trả lời

    Tôi bị gàu nhiều năm nay,chỉ cần xoa đầu là gàu rụng đầy trên áo, sau này đi khám bác sĩ bảo bị viêm da dầu vùng da đầu, có kê thuốc uống và cả dầu gội đầu nữa nhưng điều trị nửa năm không ăn thua. Tôi định chuyển sang đông y xem sao. Có ai biết bác sĩ nào giỏi giới thiệu cho tôi với

    1. H. Anh says: Trả lời

      Bạn bị viêm da dầu ở mặt mũi chân tay hay ở da đầu vậy. Tôi không biết bệnh viêm làm da đầu nhiều gàu của tôi có chữa khỏi không, vì còn cần dùng cả dầu gội đầu riêng xong bôi thuốc bên ngoài các kiểu chứ không phải chỉ đơn giản là uống thuốc đâu

    2. Quang minh says: Trả lời

      Tôi nghe nói ở sài gòn có bác sĩ Thư rất giỏi chữa viêm da dầu bằng đông y. Không biết thực hư thế nào. Tôi bị viêm da nên đang tìm hiểu

    3. Nhung Cẩm says: Trả lời

      Có phải là bác sĩ Thư làm viện trưởng viện y dược học dân tộc thành phố hồ chí minh không. Mình cũng có nghe nói nhưng làm sao đi bệnh viện mà được viện trưởng khám cho. Trừ khi biết phòng khám tư của cô ý mở ở đâu

    4. Đạt H says: Trả lời

      Bác sĩ Thư không còn làm ở đó nữa, giờ chuyển sang trung tâm thuốc dân tộc làm việc rồi. Bây giờ ai muốn được bác ý khám có thể qua đó là gặp được nhé. Trước tôi đi khám ở đây rồi. Thuốc rất hiệu nghiệm, khỏi 100% anh nhớ

    5. Đạt H says: Trả lời

      Đ.Anh. Tôi ngày trước cũng bị y như anh ý, tóc còn bết vì ra quá nhiều dầu cơ. Chữa 3 tháng là hết, anh yên tâm. Thuốc của trung tâm ngoài thuốc uống còn có thuốc bôi và lá tắm cơ. Anh thích thì có thể dùng nước đấy gội đầu. Nhưng theo tôi thì dùng cái nước đấy gội cảm giác không sạch bằng dầu gội đầu vì nó không có bọt, không làm tóc hết bết được, cho nên cứ dùng kết hợp cả 2 loại đi

    6. Đức Anh says: Trả lời

      Cảm ơn bạn, bạn có thể cho tôi thêm thông tin về bác sĩ thư được không. Làm thế nào để liên lạc với bác sĩ

    7. Đạt H says: Trả lời

      Tôi tìm hiểu thông tin trên mạng thôi. Link tôi để đây nhé https://www.thuocdantoc.org/bac-si/tien-si-bac-si-nguyen-thi-thu
      Còn về cách liện hệ thì tôi cũng không có số bác sĩ, chỉ biết số tổng đài chỗ bác sĩ làm việc thôi 02871096699

    8. Đức Anh says: Trả lời

      Cảm bạn Đạt H nhé. Không biết trung tâm ở chỗ nào nhỉ

    9. Đạt H says: Trả lời

      Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM nhé, trung tâm làm cả tuần giờ hành chính nên mình đến lúc nào cũng được, cứ đến rồi đăng ký với lễ tân nói muốn khám bác sĩ Thư

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?

Viêm da tiết bã ở đầu có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ (0 - 3 tháng tuổi) và người trưởng thành. Nếu xảy ra ở trẻ em, bệnh có...

Viêm da tiết bã ở mặt: Cách chăm sóc và điều trị an toàn

Viêm da tiết bã ở mặt đặc trưng bởi sự xuất hiện mảng da hồng/ đỏ, da nhờn và có vảy bong kết hợp. Mặc dù không ảnh hưởng đến...

Chữa viêm da tiết bã bằng thuốc Đông y có hiệu quả?

Chữa viêm da tiết bã bằng Đông y không chỉ cải thiện tình trạng da nhờn, bong vảy, ban dát đỏ mà còn điều hòa cơ thể và giảm nguy...

Viêm da tiết bã [da dầu] – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi thương tổn có dạng ban đỏ/ hồng, da có nhờn và vảy khô...

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thường bị viêm da tiết bã trong giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi và có xu hướng thuyên giảm sau 3 - 12 tháng. Tuy...

Da mặt tiết bã nhờn nên dùng sữa rửa mặt loại nào?

Khi bị viêm da tiết bã, cần lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH cân bằng và thành phần lành tính để tránh tình trạng kích ứng, khô ráp...

Ẩn