Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Mẹo Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Cực Nhanh Khỏi

Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao Khắc Phục?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh. Những vết loét nhỏ màu trắng, đỏ hình thành ở niêm mạc miệng, khiến các bé bị đau nhức, khó chịu, quấy khóc. Cha mẹ cần biết cách khắc phục để bé cảm thấy dễ chịu hơn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng thường xuyên quấy khóc.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng phải làm sao khắc phục?

Nhiệt miệng là vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, thường có màu trắng, vàng, đỏ xung quanh niêm mạc miệng. Những vết loét này nhanh chóng hình thành ở mô mềm trong miệng hoặc nướu răng ở trẻ sơ sinh. Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng như sốt đột ngột, lở loét, nổi mụn nhỏ ở đầu lưỡi, đau miệng, biếng ăn, quấy khóc, uể oải,… Với căn bệnh này, phụ huynh có thể tham khảo một số cách sau để sớm khắc phục, kiểm soát bệnh nhanh chóng.

1. Nước muối

Muối có tính sát khuẩn cao, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nhiệt miệng, viêm lợi cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ có dấu hiệu bị nhiệt miệng, mẹ có thể sử dụng một ít muối ăn hòa chung với nước ấm và khuấy đều lên. Mẹ sử dụng hỗn hợp này để vệ sinh miệng cho bé. Cách làm này giúp tăng tính kháng khuẩn, thu nhỏ vết loét và nhanh chóng làm lành các tổn thương bên trong khoang miệng. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý được bán ở quầy thuốc tây. Tuy nhiên, mẹ không được lạm dụng nước muối vì nó có thể làm mất phản xạ bài tiết chất nhầy của trẻ.

2. Cho bé bú nhiều hơn

trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Mẹ nên cho bé bú thường xuyên để kiểm soát bệnh nhiệt miệng.

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các bé. Sữa mẹ giúp tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ. Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để cải thiện bệnh cho trẻ. Trong quá trình ăn uống, mẹ nên đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm chứa nhiều sắt, kẽm, rau xanh, hoa quả,… Nếu bé uống sữa công thức, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều hơn những không được cho uống sữa quá nóng, gây tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.

3. Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng

Đối với những trẻ sơ sinh đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn loãng, mềm, chín nhừ. Những loại thức ăn này sẽ giúp hạn chế tối đa tác động lên niêm mạc miệng lưỡi của trẻ, giảm cảm giác khó chịu cho bé khi ăn. Đồng thời, các món ăn loãng còn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tốt nhất, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn, nấu các món cháo hay súp để giảm đau rát miệng cho bé.

4. Dầu dừa

Sử dụng dầu dừa cũng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng của trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh. Trong dầu dừa có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm. Nguyên liệu này có tác dụng cải thiện tình trạng viêm loét bên trong khoang miệng của trẻ. Mẹ có thể dùng tăm bông thấm dầu dừa nguyên chất và thoa trực tiếp lên vùng niêm mạc bị viêm loét của trẻ. Khi sử dụng dầu dừa, mẹ cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Với phương pháp này, mẹ áp dụng 2 lần/ngày để giảm thiểu đau rát cho trẻ.

5. Mật ong

trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Mẹ dùng mật ong cải thiện bệnh nhiệt miệng cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng có thể sử dụng mật ong để cải thiện bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Nguyên liệu này khá lành tính, giúp xoa dịu các tổn thương xung quanh miệng. Những dưỡng chất có trong mật ong có thể giúp tiêu diệt, ức chế 30% các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh nhiệt miệng. Mẹ chỉ cần dùng tăm bông thấm mật ong thoa trực tiếp lên vết loét ở miệng của bé, khoảng 8 ngày, các vết loét sẽ nhanh chóng khỏi.

6. Lá rau ngót

Theo Đông y, là rau ngót có tính mát, giúp giải độc, giải cảm, giảm đau đớn và làm dịu vết loét bên trong khoang miệng. Do đó, mẹ có thể sử dụng rau ngót để chữa trị bệnh nhiệt miệng cho trẻ. Đầu tiên, mẹ rửa sạch rau ngót và ép nhuyễn lấy nước cốt. Sử dụng tăm bông thấm nước này và thoa trực tiếp lên vết loét ở miệng trẻ. Mỗi ngày, mẹ nên thoa cho trẻ 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở niêm mạc miệng ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách làm này quá nhiều, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

7. Lá diếp cá

Các nghiên cứu cho thấy lá diếp cá có tính kháng khuẩn, sát trùng. Nguyên liệu này có tính mát, giúp làm lành các vết loét ở miệng. Đồng thời, rau diếp cá còn có khả năng đào thải các độc tố trong cơ thể của trẻ. Đầu tiên, mẹ nên đem lá rau diếp cá rửa sạch và xay nhuyễn lấy nước cho bé uống. Phương pháp này chỉ thích hợp cho các bé đã được 6 tháng tuổi. Nếu trẻ còn nhỏ mẹ không được áp dụng. Bên cạnh đó, mẹ không lạm dụng cho bé uống quá nhiều, gây tổn thương đến dạ dày.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Trẻ sơ sinh là lứa tuổi có sức đề kháng khá yếu. Nếu mắc bệnh nhiệt miệng, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển và gây tổn thương ở lợi, nướu và khoang miệng. Với căn bệnh này, ba mẹ nên sớm tiến hành đưa trẻ thăm khám, điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú ý một số vấn đề sau để trẻ sớm khỏi bệnh.

trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Phụ huynh nên sớm đưa trẻ thăm khám bác sĩ điều trị bệnh nhiệt miệng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Cho bé nghỉ ngơi, ngủ sớm để sớm phục hồi sức khỏe và cải thiện bệnh
  • Tăng cường cho bé bú mẹ, uống nhiều nước để giảm nhiệt độ cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn uống với nhiều chất dinh dưỡng để sớm đẩy lùi bệnh
  • Không nên cho bé ăn những đồ ăn, nước uống lạnh, quá cay, nóng, nhiều dầu mỡ
  • Trong quá trình điều trị, nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về cách khắc phục khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Mặc dù căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng điều trị sai cách sẽ gây tổn thương khoang miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, bệnh nhiệt miệng rất dễ tái phát nhiều lần. Bệnh lý này có thể làm giảm sức đề kháng ở trẻ và khiến bé dễ mắc những bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần điều trị sớm cho bé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Sử dụng củ cải cũng là một trong những phương pháp chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng nhưng bệnh thường liên quan đến các yếu tố như tổn thương răng...

5 Cách Trị Nhiệt Miệng Trong 1 Ngày – Đảm Bảo Hết

Áp dụng một số cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi những cơ đau nhức, sưng tấy, khó chịu do...

cách trị nhiệt miệng cho bà bầu

7 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu – Khỏi Không Cần Thuốc

Có nhiều cách trị nhiệt miệng cho bà bầu rất đơn giản, hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ và áp dụng đúng cách...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách chữa...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, bé thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch… là những nguyên nhân có thể gây nhiệt miệng ở trẻ dưới...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn