Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Zytee: Giá Bán, Cách Sử Dụng

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Nhiệt miệng không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ em, kể cả những trẻ dưới 1 tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng nhiệt miệng ở trẻ có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến con khó chịu, biếng ăn, sụt cân, suy giảm sức khoẻ…  Do đó, cha mẹ nên nắm được các thông tin và cách xử lý phù hợp khi con bị nhiệt miệng để giúp vết nhiệt miệng của con nhanh lành, tránh tái phát nhiều lần.

Nhiệt miệng không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ
Nhiệt miệng không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ

Nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng ở trẻ là căn bệnh thường gặp, khiến trẻ vô cùng khó chịu, có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé và khiến gia đình lo lắng. Theo các nghiên cứu khoa học, nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến, có khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng này thường xuyên. Mặc dù nhiệt miệng không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại khiến trẻ bị đau rát, khó chịu, gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện, vệ sinh răng miệng.

Vết nhiệt miệng ở trẻ em còn được gọi là vết loét áp tơ, hay xuất hiện ở các vị trí như môi, nướu, má, lưỡi. Các vết nhiệt miệng thường bắt đầu với cảm giác nóng hoặc ngứa ran ở một hoặc vài vị trí nhất định. Sau vài ngày, chúng tiến triển thành vết sưng có màu trắng hình bầu dục hoặc đốm đỏ có kích thước 1-2mm. Sau vài ngày, nốt nhiệt miệng to dần, hơi mọng nước rồi vỡ ra thành vết loét.  Lúc này, vết loét gây cảm giác vô cùng đau rát và khó chịu, đặc biệt là khi ăn đồ mặn, đồ cay nóng.

Khi bị nhiệt miệng, trẻ thường có cảm giác đau xót ở vị trí vết loét, gặp khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí có thể gây sốt. Cần phân biệt nhiệt miệng với bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tay chân miệng cũng là một trong những bệnh lý phổ biến, hay xuất hiện ở trẻ em, dễ bị nhầm lẫn với vết loét nhiệt miệng ở giai đoạn khởi phát. Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie gây ra, đặc trưng bởi những vết loét đỏ không đau ở lòng bàn tay, bàn chân và ở miệng. Các vết đỏ này lây lan nhanh trong khi đó vết loét nhiệt miệng ở trẻ gây đau rát khó chịu nhưng không lây.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ là gì. Các nghiên cứu chỉ ghi nhận các yếu tố có liên quan đến nhiệt miệng như suy giảm miễn dịch, chế độ dinh dưỡng, chấn thương niêm mạc vùng miệng do tự cắn trúng, sinh vật gây nhiễm trùng hay chế độ dinh dưỡng không phù hợp…

Một số yếu tố có liên quan được cho là nguyên nhân gây khiến trẻ bị nhiệt miệng có thể kể đến như:

  • Do hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, xâm nhập…
  • Bé lỡ cắn trúng miệng tạo điều kiện cho các virus xâm nhập gây vết nhiệt miệng
  • Bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, thường xảy ra ở trẻ thiếu vitamin B2, B3, vitamin C, kẽm, sắt, acid folic…
  • Bé bị dị ứng với các thành phần hoá học trong kem đánh răng, đặc biệt là Natri lauryl sunfat
  • Do chế độ dinh không phù hợp, chế độ ăn của trẻ có nhiều thực phẩm chua, mặn, cay nóng…
  • Bé bị áp lực, sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do nhiều nguyên nhân
  • Trẻ nhạy cảm với một số thực phẩm như trứng, các loại hạt, dứa, socola, cà phê…
  • Do các nguyên nhân khác như bé mắc bệnh Celiac (nhạy cảm với gluten), bệnh viêm đại tràng, rối loạn bài tiết, dị ứng đồ ăn, tác dụng phụ của thuốc…

Dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị nhiệt miệng, các bậc phụ huynh có thể thông qua các triệu chứng bất thường có bé để phán đoán và có biện pháp chăm sóc phù hợp. Một số triệu chứng giúp mẹ nhận biết con có bị nhiệt miệng hay không, có thể kể đến như:

  • Ban đầu, con có cảm giác nóng, ngứa râm ran ở một vị trí nhất định trong khoang miệng
  • Sau một vài ngày, ở vị trí nóng, ngứa xuất hiện vết sưng hình bầu dục hoặc đốm đỏ
  • Sau đó, đốm đỏ này có màu trắng sữa, hơi mọng nước rồi vỡ ra, tạo thành vết loét gây đau miệng
  • Tại vị trí vết loét thường bị sưng đỏ ở xung quanh, đau nhiều khi ăn thức ăn mặn, chua, cay

    Khi bị nhiệt miệng, tại vị trí vết loét thường bị sưng đỏ ở xung quanh
    Khi bị nhiệt miệng, tại vị trí vết loét thường bị sưng đỏ ở xung quanh, khiến trẻ đau rát, khó chịu
  • Trẻ bị đau rát, có một hoặc nhiều vết loét ở niêm mạc má, miệng, lưỡi, nướu…
  • Đau trong miệng, có thể bị sưng nướu răng, chảy máu cấu, rộp ở lưỡi
  • Trẻ biếng ăn, chán ăn, không muốn ăn, thiếu năng lượng, thường xuyên uể oải, nhăn nhó
  • Trẻ chảy nhiều nước dãi, ngủ kém, quấy khóc, khó chịu…

Các vết nhiệt miệng có thể biến mất sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dễ gây đau đầu, sốt cao, rối loạn tiêu hoá, viêm cấp, đau buốt, tấy đỏ, nổi hạch góc hàm…

Cách xử lý, điều trị cho trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để rút ngắn thời gian hồi phục, giảm đau rát khó chịu cho bé và ngăn ngừa tái phát. Một số biện pháp điều trị nhiệt miệng cho trẻ có thể kể đến như:

1. Điều trị bằng thuốc

Có thể điều trị cho trẻ bị nhiệt miệng bằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ nên áp dụng sau khi đã thăm khám, có chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn cụ thể của dược sĩ. Thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ không nên tự ý sử dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ và thời gian hồi phục.

Một số thuốc điều trị nhiệt miệng cho trẻ thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen với trường hợp trẻ bị sốt và đau. Khi dùng thuốc, nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; không dùng aspirin cho trẻ dưới 19 tuổi vì ảnh hưởng đến gan và não, gây nguy cơ mắc hội chứng Reye.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng gel trị nhiệt miệng để giúp giảm đau nhanh chóng và an toàn cho trẻ. Các loại gel đặc trị có khả năng bám chặt vào vết loét, giảm đau, hỗ trợ làm lành vết loét. Đặc biệt, các sản phẩm có dịch chiết từ hoa cúc, chứa hoạt chất Lidocaine HCL tác động trực tiếp lên vết loét giúp kháng viêm, giảm đau, làm lành vết loét và an toàn cho sức khoẻ của trẻ.

Tuy nhiên, sau 14 ngày mà vết loét không biến mất hoặc vết loét gây ra nhiều triệu chứng bất thường khác thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

2. Điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian

Các biện pháp dân gian cũng thường được áp dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tại nhà cho trẻ. Một số cách trị nhiệt miệng cho trẻ tại nhà có thể kể đến như:

  • Dùng mật ong: Mẹ lấy một ít mật ong, dùng tăm bông sạch thấm mật ong bôi lên vị trí vết nhiệt miệng của con. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì mỗi ngày để thấy hiệu quả. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì dễ gây ngộ độc.
  • Dùng bột sắn dây: Lấy 1 – 2 muỗng bột sắn dây, thêm ít đường và nước nóng, khuấy đều, thấy còn ấm thì cho bé uống. Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng được cải thiện.
  • Trị nhiệt miệng cho trẻ bằng rau ngót: Lấy một ít lá ngót tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, dùng tăm bông thấm vào nước này rồi bôi lên vị trí vết loét.

Cách chăm sóc khi trẻ bị nhiệt miệng

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, việc chăm sóc bé cũng đóng vai trò vô cùng cần thiết, giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành và đẩy nhanh quá trình điều trị. Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc dưới đây:

1. Súc miệng bằng nước muối

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp chăm sóc tại nhà vô cùng cần thiết. Việc súc miệng với nước muối không chỉ giúp giảm đau, hỗ trợ làm lành vết loét mà còn giúp làm sạch răng miệng, ngừa sâu răng và các bệnh về đường hô hấp. Ban đầu khi súc miệng, trẻ sẽ có cảm giác hơi đau xót nhưng cảm giác này sẽ biến mất. Bạn nên pha một ít muối với nước ấm, hoà tan cho trẻ súc miệng hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9%. Tuyệt đối không nên cho trẻ ngậm muối hoặc dùng nước muối đậm đặc để tránh ảnh hưởng đến men răng.

2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ có thể bị nhiệt miệng do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu hụt dưỡng chất hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Do đó, mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn của bé bằng cách:

  • Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng như rau má, đậu xanh, rau ngót, khổ qua, củ cải, cà chua, rau mùi…

    Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, kẽm...
    Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, kẽm…
  • Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B, kẽm như cá thu, cá hồi, thịt heo, đậu phộng, ngũ cốc, súp lơ, măng tây, ổi, đu đủ, súp lơ xanh, ớt chuông, đu đủ, cải xanh, cải xoăn, động vật có vỏ, trứng, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, hàu…
  • Tuỳ vào thể trạng mà cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết, uống nhiều nước sẽ giúp hỗ trợ làm lành vết loét, giải nhiệt cơ thể…
  • Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, chua, đồ khô cứng, thực phẩm chứa gluten, thực phẩm ngọt nhiều đường…

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ

Trẻ bị nhiệt miệng cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp. Một số lưu ý khi trẻ bị nhiệt miệng mà cha mẹ không nên bỏ qua gồm:

  • Nên cho hướng dẫn và nhắc nhở con vệ sinh răng miệng thường xuyên. Điều này không chỉ giúp con bảo vệ răng miệng mà còn giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển khiến vết loét kéo dài, lâu lành.
  • Khi con bị nhiệt miệng, mẹ nên tránh cho con sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate vì nó khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
  • Cùng con vận động, luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ.
  • Nên chia sẻ các vấn đề cùng con để tìm hiểu con có bị căng thẳng mệt mỏi hay áp lực hay không để có hướng giải quyết phù hợp. Lý do là căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về bệnh nhiệt miệng ở trẻ để có hướng xử lý và chăm sóc trẻ sao cho phù hợp. Mặc dù nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Nếu tình trạng nhiệt miệng của con kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Kamistad Gel N là biệt dược thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng trong việc...

Thận trọng khi dùng vitamin PP để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Một trong những yếu tố gây ra nhiệt miệng ở nhiều người chính là do thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B2, vitamin PP, vitamin C... Đây cũng là...

Bị nhiệt miệng là thiếu chất gì

Bị Nhiệt Miệng Là Thiếu Chất Gì? Cách Bổ Sung Hiệu Quả

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng, nhưng một trong những yếu tố có liên quan đến tình trạng này là do thiếu hụt...

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Nổi nhiệt miệng trong cổ họng (loét áp tơ) là một dạng viêm loét niêm mạc miệng lành tính. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng...

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nổi nhiệt miệng ở lưỡi là một dạng loét áp tơ (nhiệt miệng) thường gặp. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng bệnh lý này khá lành tính...

Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng có mủ khiến cho niêm mạc miệng sưng tấy, đỏ ửng, mưng mủ,… Vậy nhiệt miệng có mủ nguy hiểm không? Bài...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn