Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng nguy hiểm, nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, rối loạn hệ thống tiêu hóa,…Bố mẹ nên hết sức lưu ý và có biện pháp can thiệp khắc phục sớm.

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

Trẻ đi ngoài ra máu có thể quan sát được thông qua phân chứa dịch nhầy màu hồng có lẫn máu. Bên cạnh đó, trẻ còn kèm theo một số biểu hiện khác như đau bụng, hậu môn bị sưng, có cảm giác buồn nôn, biếng ăn, người mệt mỏi,…

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đây là tình trạng nguy hiểm không nên xem thường, phụ huynh cần đưa con đi kiểm tra y tế khi thấy dấu hiệu này. Nếu để trẻ đi ngoài ra máu kéo dài có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý khiến trẻ đi ngoài ra máu như:

  • Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ là bệnh lý về tiêu hóa gây nên chứng tiêu chảy kèm theo phân lẫn máu. Bệnh hình thành do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập làm đường ruột bị viêm nhiễm.

Căn bệnh này được giới khoa học nhận định là dạng nhiễm trùng có mức độ tương đối nghiêm trọng. Nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong cao.

Kiết lỵ ngoài gây ra tiêu chảy có máu, căn bệnh này còn khiến trẻ đi đại tiện nhiều lần trong ngày làm cho cơ thể trẻ mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên,…

  • Lồng ruột cấp tính

Tình trạng lòng ruột cấp tình thường hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt phổ biến ở giai đoạn bé từ 4 đến 9 tháng tuổi. Bệnh hình thành do ruột bị lộn ngược, lồng vào đoạn ruột tiếp nối gần kề.

Hiện tượng này có thể khiến trẻ bị tắc ruột, gây ra một số biến chứng khó lường đối với sức khỏe. Một số triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là trẻ bị đau dữ dội, lười vận động, nôn mửa và đi ngoài ra máu.

Các dấu hiệu của bệnh chỉ xảy ra sau khi lồng ruột hình thành 24 giờ chỉ phát hiện được khi trẻ bắt đầu có những thay đổi trên cơ thể.

  • Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là bệnh lý hình thành do đại tràng bị giãn một phần, phồng lên và tạo thành hình dạng của nhiều túi nhỏ bên trong. Một thời gian, những túi nhỏ thừa ra này bị viêm, đỏ và bắt đầu gây đau.

Trường hợp viêm túi thừa ở trẻ em kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy,….Bệnh chuyển nặng, các túi thừa bị loét sẽ khiến trẻ đi ngoài ra máu và có chất nhầy màu hồng theo phân ra ngoài.

  • Bệnh Crohn

Căn bệnh Crohn có khả năng di truyền khá cao, hình thành do các mô bên trong ruột bị viêm. Một số triệu chứng thường thấy ở bệnh như tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, đau bụng,…Nếu không được phát hiện, các mô ruột bị viêm dễ bị loét và gây xuất huyết.

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu
Bệnh Crohn

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu. Bố mẹ không nên chủ quan mà phải đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

  • Viêm đường mật

Đường mật bị nhiễm khuẩn bởi các dị nguyên gây hại khiến người bệnh đau hạ sườn, buồn nôn, khó tiêu, toàn thân ngứa ngáy, nước tiểu có màu vàng, sốt,…Bệnh có khả năng biến chứng cao gây chảy máu đường mật, viêm gan hay nhiễm khuẩn máu nguy hiểm.

Trẻ mắc phải căn bệnh này có thể gặp một số triệu chứng như co giật, ngất xỉu, đi ngoài ra máu tươi,…

  • Viêm đại tràng amip

Viêm đại tràng amip là tình trạng đại tràng bị các nguyên sinh động vật hay còn gọi là amip làm nhiễm trùng. Trẻ em dễ bị amip xâm nhập qua đường ăn uống vào đường ruột, nhất là khi trẻ ăn các thực phẩm sống như rau, trái cây hay cá hồi,…

Sức đề kháng của trẻ lúc này chưa hoàn thiện, không thể chống lại được sự gây hại của amip bên trong đường ruột. Bệnh gây cho trẻ một số triệu chứng như đau bụng, khó đi đại tiện,…Ngay sau đó vài ngày, trẻ đi ngoài sẽ kèm theo phân có chất dịch hồng, lẫn máu.

Căn bệnh này cần được điều trị sớm, nếu nhiễm trùng đại tràng không được khắc phục có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính khó chữa được dứt điểm.

  • Polyp đại – trực tràng

Polyp đại – trực tràng là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Thế nhưng hầu hết sẽ không chuyển biến nặng sang ung thư.

Trường hợp trẻ béo phì, ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, dung nạp ít chất xơ,…có nguy cơ mắc Polyp đại – trực tràng khá cao. Bệnh không gây triệu chứng nào cụ thể, chỉ xác định thông qua dự đoán khi thấy trẻ đi ngoài ra máu trực tràng.

Một số trẻ còn gặp phải tình trạng tiêu chảy kéo dài khi mắc Polyp đại trực tràng. Khi thấy con có những dấu hiệu của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

  • Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý tổn thương trực tràng và hậu môn phổ biến, đặc biệt thường thấy ở người thừa cân, béo phì, bị táo bón lâu năm,…

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu
Bệnh trĩ cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

Tuy nhiên, trường hợp trẻ nhỏ mắc phải chứng bệnh này cũng không phải hiếm có. Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ nạp vào dinh dưỡng thiếu chất xơ, khiến trẻ đi ngoài khó khăn.

Các búi trĩ hình thành khiến đại tiện bị cản trở, quá trình rặn đi vệ sinh có thể khiến búi trĩ bị tổn thương, trầy xước. Đây là nguyên nhân khiến trẻ em đi đại tiện phân kèm theo máu.

  • Nhiễm vi khuẩn

Tình trạng trẻ tiêu chảy kèm theo dịch nhầy và máu có thể do vi khuẩn Clostridium, tụ cầu,…gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở người già và trẻ nhỏ, do hệ thống miễn dịch của hai nhóm đối tượng này tương đối kém.

Người bệnh có thể đi đại tiện từ 20 – 30 lần mỗi ngày kèm theo máu và mùi hôi tanh rất khó chịu. Không những thế, trẻ còn bị đau bụng dữ dội, đôi khi nôn mửa, bỏ ăn, thân nhiệt thấp.

Bên cạnh những bệnh lý trên đây, tình trạng trẻ đi ngoài ra máu còn do một số nguyên nhân khác gây ra như:

  • Thiếu hụt vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng, có chức năng đông máu cho cơ thể bằng cách sản xuất ra loại protein thúc đẩy nhanh quá trình tụ máu, hạn chế xuất huyết diễn ra trong thời gian dài.

Thông thường, trẻ em dưới 6 tháng tuổi sẽ bị thiếu hụt vitamin nhóm này do sữa mẹ không đầy đủ dưỡng chất. Nguyên nhân này dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài kèm theo máu trong phân.

  • Ăn dặm sai cách

Trẻ em bước vào giai đoạn trên 6 tháng tuổi có thể tập ăn dặm. Giai đoạn mới làm quen với các thực phẩm mới lạ có thể khiến cơ thể trẻ mất cân bằng tạm thời. Bên cạnh đó, nhiều ông bố,bà mẹ cho trẻ ăn thịt nhiều hơn rau xanh làm tăng nguy cơ tổn thương trực tràng của trẻ nhỏ.

Đường ruột trẻ lúc này rất nhạy cảm và có thể bị tác động dẫn đến tổn thương bất cứ lúc nào. Do đó, khi nạp thức ăn cứng vào cơ thể sẽ cho ra phân cứng, làm trầy xước trực tràng, hậu môn gây chảy máu khi đi đại tiện.

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ là dấu hiệu bất thường của cơ thể, báo hiệu nhiều bệnh lý. Nếu không được điều trị nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số trường hợp phân có lẫn ít máu, phụ huynh chủ quan không khắc phục sớm cho con gây ra các hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ như suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển,…

Chính vì thế, ngay khi thấy trẻ có những triệu chứng khác thường, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm và điều trị. Không nên tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc tự ý mua thuốc tân dược cho con sử dụng, rất nguy hại cho sức khỏe.

Cần làm gì để điều trị đi ngoài ra máu ở trẻ?

Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu, bố mẹ nên thực hiện những điều dưới đây:

Đưa trẻ đến bệnh viện

Như trên cũng đã nói, tình trạng trẻ đi ngoài ra máu cần được nhanh chóng xử lý để không gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đi kiểm tra y tế để có biện pháp chữa trị phù hợp.

Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu
Hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy dấu hiệu phân có lẫn máu

Các bác sĩ có thể cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm như đo điện giải đồ, chụp X quang, nội soi, xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu phân,…để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ đi ngoài ra máu.

Sau khi đã chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân. Một số trường hợp nặng cần cấp cứu như lồng ruột, polyp đại – trực tràng,…có thể phải tiến hành phẫu thuật.

Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo một số phương pháp như:

  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh nếu có hiện tượng nhiễm trong bên trong.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn hay cầm tiêu chảy,…để khắc phục tình trạng bất ổn đường tiêu hóa cho trẻ.
  • Một số thuốc làm dịu được sử dụng để dưỡng ẩm, giảm ngứa ngáy khu vực hậu môn đối với trường hợp trẻ bị bệnh trĩ. Hoặc cắt búi trĩ nếu bệnh đã phát triển giai đoạn nặng, có dấu hiệu bít tắc trực tràng.
  • Tiến hành phẫu thuật các trường hợp lồng ruột, viêm túi thừa, polyp đại trực tràng,…
  • Cho bệnh nhân bổ sung nước, chất điện giải để ngăn tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Trên đây là một số phương pháp phổ biến, không phải tất cả các biện pháp điều trị, bạn đọc có thể tham khảo.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ sẽ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bố mẹ còn chú ý đến việc chăm sóc con tại nhà để quá trình điều trị bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả hơn.

Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu
Chăm sóc tại nhà đúng cách giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng

Các biện pháp chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu tại nhà như:

  • Tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày theo thể trạng của từng bé. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước, vitamin thông qua trái cây, sữa, nước cơm,…bù vào phần điện giải bị mất đi.
  • Bổ sung vào thực đơn cho trẻ thực phẩm giàu vitamin K như súp lơ, bắp cải, củ cải,…nhằm góp phần thúc đẩy quá trình đông máu, hạn chế máu chảy ra khi đi đại tiện.
  • Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm các loại thịt đỏ, trứng, củ dền,…để tăng sản xuất hồng cầu, bù đắp lại lượng máu thiếu hụt, hạn chế suy dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn thực phẩm nấu chín, uống sôi, đặc biệt chế biến ở dạng lỏng, mềm để hạn chế gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa. 
  • Tránh một số thực phẩm nhiều chất béo, ít chất xơ, các chế phẩm từ sữa đối với trường hợp trẻ bị mắc bệnh Crohn.
  • Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn lượng thức ăn vừa đủ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để hệ tiêu hóa hấp thụ dễ dàng hơn. 

Trẻ đi ngoài ra máu nếu được chăm sóc đúng cách sẽ có khả năng cao hồi phục trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trường hợp không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Qua bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng nguy hiểm, các bậc phụ huynh không nên lơ là, chủ quan. Khi thấy con có những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất đề được chẩn đoán và điều trị.

Cùng chuyên mục

Mướp đắng là một vị thuốc trong Đông y, được cho là có khả năng điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng mướp đắng cực đơn giản

Dùng mướp đắng để chữa bệnh trĩ là một phương pháp chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Người bệnh có thể ép mướp đắng tươi để uống,...

chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh

6 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh bạn nên biết

Chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh là mẹo dân gian lành tính và có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhờ chứa các thành phần hoạt chất có dược...

công dụng chữa bệnh trĩ của vừng đen

Vừng đen và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai biết

Vừng đen vừa là nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc vừa là vị thuốc quý được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. 5 cách chữa bệnh trĩ...

Đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đi ngoài ra máu tươi là hiện trạng mà hầu như ai cũng mắc phải và thường bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý đúng cách

Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý là một mẹo được sử dụng nhiều trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết áp dụng phương pháp này hiệu...

Khoai tây và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ

Khoai tây là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến với công dụng chữa bệnh trĩ mà ít...

Bình luận (1)

  1. Nguyễn thị hoàng thi says: Trả lời

    Ngày đầu bé đi tiêu nhiều lần phân hột hột người nhà nói là tước mọc răng nên cho qua luôn
    Ngày tiếp theo bé cũng đi tiêu nhiều lần mà có dịch hồng nhầy nhầy, từ từ thì nhiều máu hơn, và đi mua thuốc tiêu chảy cho bé uống mà ko thấy bớt chút nào, đêm ngủ cũng đi tiêu nhiều lần, hậu môn lỡ loét sưng đỏ thì bôi kem em bé mà cũng ko thấy bớt
    Giúp con em với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn