Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn khiến bệnh nhân đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu về tác hại của căn bệnh này để có phương pháp phòng ngừa, kiểm soát bệnh hiệu quả.

 tác hại của bệnh trĩ
Một số tác hại của bệnh trĩ gây ra cho người bệnh.

14 tác hại của bệnh trĩ phổ biến nhất

Trĩ là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Căn bệnh này do rất nhiều nguyên nhân gây ra như ngồi quá lâu tại một chỗ, mang thai, sinh nở, táo bón, béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý,… Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường có dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn,… Với căn bệnh này, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dưới đây là một số tác hại của bệnh trĩ có thể gặp, bệnh nhân cần biết để lên kế hoạch chữa trị bệnh cho mình.

1. Đau nhức, ngứa ngáy hậu môn

Những cơn đau rát, ngứa ngáy ở vùng hậu môn trở thành nỗi ám ảnh cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Khi bệnh chuyển biến càng nặng thì mức độ đau đớn của người bệnh càng tăng. Bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều bất tiện và phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, việc đi đứng, ngồi xuống, đại tiện,… của người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.

2. Mất tự tin trong giao tiếp

Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ nhanh chóng bị đảo lộn cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý bởi con đau của bệnh trĩ gây ra. Nhiều người còn mất tự tin, ngại ngùng trong giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, các hoạt động quan hệ tình dục cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, với tâm lý lo lắng, mặc cảm, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong công việc.

3. Chảy máu, mất máu

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ bị chảy nhiều máu ở hậu môn khi đi vệ sinh hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến cho người bệnh bị thiếu máu trầm trọng. Đặc biệt là khi búi trĩ sa ra ngoài quá nhiều sẽ dẫn đến bị bội nhiễm do vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công.

4. Rối loạn thần kinh

 tác hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ gây rối loạn thần kinh.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ bị đau nhiều ở vùng lưng, xương khớp bị đau nhức liên tục. Đồng thời, hệ thần kinh phản xạ tiết niệu nhanh chóng bị rối loạn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con nếu mắc bệnh trĩ.

5. Tắc mạch trĩ nội

Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau đớn, khó chịu như có một vật gì đó nổi cộm lên và chắn ngang ở hậu môn. Nếu bênh nhân dùng tay ấn hoặc chạm vào vùng thành trực tràng sẽ cảm nhận được sự tồn tại của cục cứng một cách rõ rệt. Búi trĩ nhanh chóng bị phồng lên do hiện tượng tắc mạch gây ra. Nếu tiến hành rạch nhẹ vùng búi trĩ bị tắc, ứ đọng máu sẽ khiến cho cục máu đông chảy ra.

6. Tắc mạch trĩ ngoại

Khi bị tắc mạch trĩ ngoại, tại búi trĩ sẽ có một bọc máu hoặc cục máu đông trong lòng mạch máu. Cục máu đông được tạo thành là do các tĩnh mạch bị vỡ ra. Các cục máu đông sẽ nhanh chóng làm tắc mạch trĩ ngoại. Chúng dính chặt với nhau thông qua một lớp màng mỏng và rất khó có thể bóc tách. Nếu máu đông xuất hiện nhiều bị vỡ ra sẽ khiến người bệnh trĩ bị chảy máu và đau rát hậu môn thường xuyên.

7. Rối loạn chức năng hậu môn

Vùng hậu môn của búi trĩ bị co thắt và ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, những cơ quan bên trong hậu môn bị cản trở, xâm lấn, khiến cho việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân sẽ bị mất tự chủ khi đi đại tiện, sức khỏe của người bệnh giảm sút. Nếu không được kiểm soát, chức năng vùng hậu môn của người bệnh sẽ bị rối loạn nặng hơn.

8. Sa nghẹt búi trĩ

 tác hại của bệnh trĩ
Sa nghẹt búi trĩ khiến người bệnh bị đau đớn ở hậu môn.

Khi mắc bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng sa nghẹt búi trĩ. Nếu bệnh chuyển biến nặng, trĩ sẽ nhanh chóng sa ra ngoài hậu môn quá mức. Lúc này, vùng hậu môn sẽ có dấu hiệu bị chèn ép, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc đi lại của bệnh nhân cũng gặp nhiều khó khăn bởi búi trĩ bị sưng phù. Tình trạng này rất dễ khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ bị nhiễm khuẩn, lở loét, hoại tử,…

9. Bội nhiễm

Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ bị chảy máu liên tục do búi trĩ bị sa ra ngoài quá lâu. Lúc này, vùng hậu môn sẽ rất dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công ồ ạt. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng trong việc đi vệ sinh và sử dụng giấy.

10. Bệnh về da

Khi mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, búi trĩ sẽ nhanh chóng bị phù nề, sưng to lên hoặc sa ra bên ngoài hậu môn. Lượng chất nhầy được tiết ra sẽ khiến cho vùng da bao quanh ngoài hậu môn nhanh chóng bị kích thích. Thời gian kích thích dài sẽ khiến bệnh nhân mắc các bệnh lý về da, ảnh hưởng đến sức khỏe.

11. Hoại tử búi trĩ

Bệnh trĩ ở mức độ nặng sẽ khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn, viêm khe, viêm nhú (các khe, các nhú nằm bên trên đường lược). Bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác bị ngứa ngáy, nóng rát. Tình trạng hoại tử kéo dài sẽ dẫn đến viêm nhiễm, sưng phù búi trĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

12. Nhiễm trùng máu

 tác hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ đối diện với tình trạng thiếu máu, thiếu sắt do máu ở búi trĩ chảy ra nhiều. Ở giai đoạn áp xe hậu môn, người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng máu. Các loại vi khuẩn và độc tố sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

13. Viêm nhiễm phụ khoa

Giữa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của nữ giới rất gần với nhau. Nếu người bệnh trĩ bị viêm nhiễm sẽ khiến cho bệnh nhân đối diện với tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, nhất là phụ nữ mang thai. Đặc biệt, bệnh trĩ sau sinh còn gây khó khăn cho việc sinh nở của người bệnh.

14. Ung thư trực tràng

Tình trạng nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn, nhiễm trùng hậu môn,… do búi trĩ gây ra không được kiểm soát sẽ khiến cho bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng. Căn bệnh này còn gây đe dọa đến tình mạng của người bệnh nếu tình trạng viêm nhiễm nặng.

Trên đây là các tác hại của bệnh trĩ, người bệnh nên biết để kiểm soát bệnh kịp thời. Ngay khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh trĩ, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để sớm khỏi bệnh. Ngoài ra, bạn không được tự ý mua thuốc uống điều trị bệnh trĩ mà không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở vùng trực tràng - hậu môn. Bệnh thường xảy ra ở người thừa cân - béo phì, người...

Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách khắc phục

Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường gây ra các triệu chứng nhẹ như đau rát vùng hậu môn, khó chịu, ngứa ngáy và chảy máu khi đại tiện. Ở...

Những điều cần biết khi cắt trĩ xong vẫn lòi

Cắt trĩ xong vẫn lòi có phải đã thất bại?

Có một sự thật rằng kỳ phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn rủi ro và biến chứng sau khi mổ và phẫu thuật cắt trĩ cũng không là trường hợp...

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ quan tâm đến mức chi phí cắt trĩ. Với những bệnh trĩ ở cấp độ 3, 4, việc tiến hành cắt trĩ sẽ...

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở dưới đường lược bị phình giãn, ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi. Khác với trĩ nội, trĩ ngoại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn