Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Trầm cảm cười là một căn bệnh còn khá xa lạ đối với nhiều người, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó chính là những áp lực từ công việc, gia đình, học tập, tình cảm,…Người bệnh có xu hướng giấu đi những cảm xúc buồn chán, lo âu, mệt mỏi, tức giận vào bên trong, luôn tỏ ra hạnh phúc, vui vẻ ở bên ngoài. 

Trầm cảm cười
Trầm cảm cười là một căn bệnh còn khá xa lạ đối với nhiều người, nguyên nhân chủ yếu dây ra tình trạng này đó chính là những áp lực từ công việc, gia đình, học tập, tình cảm,…

Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm cười hay còn được biết đến như một chứng trầm cảm chức năng cao, nhiều trường hợp còn gọi là hội chứng rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD). Đây là một tình trạng làm cho tâm trạng của bạn trở nên buồn chán, mệt mỏi, các hoạt động ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi bị thay đổi đột ngột dẫn đến những hoảng loạn về mặt tâm lý.

Những đối tượng bị trầm cảm cười thường có xu hướng muốn che giấu các cảm xúc, triệu chứng đặc trưng của bệnh vào bên trong. Họ rơi vào trạng thái không muốn thực hiện hoặc tham gia bất kì hoạt động nào. Tinh thần cảm thấy chán nản, mệt mỏi, tồi tệ nhưng vẻ ngoài vẫn cố tỏ ra vui vẻ, hạnh phúc, hài lòng và luôn mỉm cười.

Trầm cảm cười
Trầm cảm cười hay còn được biết đến như một chứng trầm cảm chức năng cao, nhiều trường hợp còn gọi là hội chứng rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD).

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) không công nhận trầm cảm cười là một điều kiện cụ thể nhưng vẫn có thể chẩn đoán là một hiện tượng trầm cảm với những triệu chứng, đặc điểm không điển hình. Theo nghiên cứu và nhận định của các chuyên gia, những người mắc phải bệnh trầm cảm cười thường xuất phát từ những áp lực trong cuộc sống, hôn nhân, công việc, học tập,…Họ thường phải đối mặt với những chuyện tiêu cực, các cảm xúc xấu với thời gian chịu đựng lâu dài nên gây ra tình trạng trầm cảm cười.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cười

Những trường hợp mắc phải chứng trầm cảm cười sẽ rất khó để những người xung quanh nhận biết bởi họ biểu hiện ra bên ngoài với trạng thái vui vẻ, hạnh phúc, luôn mỉm cười. Nhưng thực tế bên trong họ lại bị giằng xé, trải qua rất nhiều các triệu chứng tiêu cực giống như một người bệnh trầm cảm thông thường.

Tùy vào từng đối tượng, nguyên nhân mắc bệnh mà các triệu chứng cũng như biểu hiện của bệnh nhân cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên, đặc trưng chủ yếu của căn bệnh này đó chính là nổi buồn luôn xuất hiện bên trong và kéo dài dai dẳng. Một số dấu hiệu để có thể nhận biết được trầm cảm cười như:

Trầm cảm cười
Người bệnh có xu hướng giấu đi những cảm xúc buồn chán, lo âu, mệt mỏi, tức giận vào bên trong, luôn tỏ ra hạnh phúc, vui vẻ ở bên ngoài.
  • Thường xuyên phải cố gắng để có thể tỉnh giấc vào buổi sáng và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách miễn cưỡng.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vào những buổi cuối ngày nhưng không rõ lý do.
  • Không thể tập trung vào công việc, rất khó hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra, luôn cảm thấy bị thiếu hụt năng lượng.
  • Giấc ngủ, cân nặng, khẩu vị bị thay đổi một cách thất thường.
  • Không còn hứng thú tham gia hay thực hiện các hoạt động đã từng yêu thích trước đây.
  • Đầu óc trống rỗng, không tập trung và bắt kịp các cuộc vui, cuộc họp, thảo luận nhóm.
  • Luôn cảm thấy có lỗi, tự ti, hụt hẫng, tiêu cực, vô dụng và không có động lực để làm bất cứ công việc nào.
  • Thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thờ ơ với mọi thứ.
  • Mất niềm tin vào bản thân, luôn cảm thấy vô dụng, tuyệt vọng về cuộc sống.

Người bệnh có thể xuất hiện tất cả hoặc một vài triệu chứng nêu trên trong thời gian kéo dài. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị trầm cảm cười sẽ không bộc lộ các dấu hiệu này ra bên ngoài khi giao tiếp, gặp gỡ, xuất hiện ở những chỗ công cộng, đông người. Nếu quan sát từ bên ngoài bạn sẽ thấy họ luôn mỉm cười và có những biểu hiện của người lạc quan như:

  • Luôn vui vẻ, suy nghĩ lạc quan, hạnh phúc, hài lòng với mọi việc.
  • Công việc, học tập suôn sẻ, cuộc sống lành mạnh.
  • Luôn tích cực, hoạt động nhiệt tình, thoải mái.

Làm sao để chẩn đoán được bệnh trầm cảm cười?

Theo như các dấu hiệu của người bị trầm cảm cười thì những triệu chứng sẽ diễn ra đối nghịch với nhau nên việc chẩn đoán và xác định bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, không chỉ đối với những người xung quanh mà ngay cả chính bệnh nhân cũng không thể tự nhận biết được những bất thường đang diễn ra trong cơ thể, tinh thần của mình.

Trầm cảm cười
Để có thể chẩn đoán được chính xác hội chứng này, bệnh nhân cần có một cuộc phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia tâm lý.

Vì thế để có thể chẩn đoán được căn bệnh trầm cảm cười là một điều rất khó. Nỗi buồn của người bệnh hầu như không có lý do, công việc cũng ổn định, mọi vấn đề khác trong xã hội cũng suôn sẻ, hạnh phúc. Họ luôn xuất hiện với gương mặt tươi vui và mỉm cười đối với những người xung quanh. Có thể nói một cách dễ hiểu đó chính là họ luôn đeo cho mình một chiếc mặt nạ mỗi khi đối diện với cuộc sống bên ngoài. Tuy nhiên, sâu bên trong họ luôn cảm thấy buồn tẻ, suy sụp và vô vọng, đôi lúc còn có ý nghĩ đến cái chết.

Để có thể chẩn đoán được chính xác hội chứng này, bệnh nhân cần có một cuộc phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia tâm lý. Bác sẽ sẽ đặt ra một số câu hỏi để xác định được triệu chứng và những thay đổi bất thường của người bệnh. Thông thường để có thể chẩn đoán một người đang bị bệnh trầm cảm cười thì cần phải xem xét thêm về thời gian kéo dài bệnh, tần suất diễn ra các triệu chứng.

Cách điều trị trầm cảm cười hiệu quả

Sau khi đã chẩn đoán và biết được mức độ bệnh của đối tượng, các bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn, kết hợp các biện pháp điều trị thích hợp nhất. Một số cách điều trị trầm cảm cười thường được áp dụng như:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị trầm cảm được áp dụng nhiều nhất. Cách này sẽ giúp cho bệnh nhân được trực tiếp tương tác, trao đổi và chia sẻ các vấn đề khó khăn của mình với bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, chuyên gia cũng đặt ra các câu hỏi về nhận thức, hành vi để bệnh nhân hiểu được những sự bất thường trong tính cách, suy nghĩ của bản thân. Từ đó sẽ giúp cho người bệnh có nhận thức đúng đắn hơn, giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực, định hướng được cuộc sống và cân bằng các trạng thái vốn có. Việc điều trị này cần mất thời gian dài và độ kiên trì của bệnh nhân cùng những sự hỗ trợ và giúp đỡ của người thân, bạn bè xung quanh.

2. Sự giúp đỡ, quan tâm từ người thân

Khi mắc phải căn bệnh trầm cảm cười, người bệnh rất cần sự cảm thông và chia sẻ từ những người thân, bạn bè xung quanh. Việc hiểu và quan tâm đến những suy nghĩ, hành vi của người bệnh cũng là một biện pháp giúp cho sức khỏe bệnh nhân được nhanh chóng hồi phục. Người thân trong gia đình cũng nên tìm hiểu thông tin về căn bệnh này để kịp thời giúp đỡ và ngăn cản các hành vi gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Trầm cảm cười
Khi mắc phải căn bệnh trầm cảm cười, người bệnh rất cần sự cảm thông và chia sẻ từ những người thân, bạn bè xung quanh.

Tuy nhiên, hầu hết những đối tượng mắc phải chứng trầm cảm cười thường muốn giấu đi cảm xúc mệt mỏi, buồn rầu của mình vào trong. Họ thường không muốn chia sẻ suy nghĩ tiêu cực với người khách, luôn cảm thấy tội lỗi và đang trở thành gánh nặng của mọi người và đặc biệt sẽ không nói cho bất kì ai về những vấn đề mà họ đang gặp phải. Do đó, những người thân và bạn bè cần quan tâm và chú ý đến các cử chỉ, hành vi của người thân mình để có thể chia sẻ và biết được những sự thay đổi bất thường của họ.

3. Nổ lực từ bản thân

Bên cạnh sự giúp đỡ từ người khác, bản thân người bệnh phải thực sự nỗ lực và tin tưởng vào khả năng phục hồi của mình để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh của bản thân. Đây cũng chính là phương pháp giúp điều trị trầm cảm cười hiệu quả nhất. Cũng bởi không ai hiểu rõ được những vấn đề đang xảy ra hơn bản thân bệnh nhân.

Trước hết, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn và các chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng điều trị khi chưa có sự cho phép của chuyên gia. Đồng thời kết hợp học cách lắng nghe, chia sẻ để bớt những khó khăn, áp lực của mình với những người xung quanh. Hạn chế các lo âu, căng thẳng, cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên rèn luyện thể dục, ngủ đủ giờ cũng là cách hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

4. Thiền, yoga

Trầm cảm cười
Thiền và yoga cũng là một trong những hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị và cải thiện bệnh trầm cảm cười

Thiền và yoga cũng là một trong những hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị và cải thiện bệnh trầm cảm cười. Theo một nghiên cứu trên thực tế của Đại học Rutgers ở Mỹ thì những đối tượng áp dụng được bài tập thiền và một số hoạt động thể chất như yoga 2 lần/ tuần sẽ giúp giảm đến hơn 40% nguy cơ mắc phải trầm cảm và các triệu chứng bệnh cũng giảm dần sau khoảng 8 tuần tập luyện. Không những hỗ trợ cho người bệnh trầm cảm cười mà ngay cả những người bình thường khi áp dụng phương pháp này cũng giúp giảm bớt đi các áp lực, mệt mỏi trong công việc, cuộc sống.

Trầm cảm cười là một hội chứng ít người biết đến nhưng nó lại ẩn chứa một nguy cơ tiềm tàng có thể cướp đi sinh mạng con người. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh hay các thay đổi thất thường về hành vi, suy nghĩ trong thời gian dài, bạn cũng nên tìm đến người thân, bạn bè hoặc bác sĩ chuyên môn để được chia sẻ và hỗ trợ tốt hơn.

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Chữa trầm cảm bằng diện chẩn là phương pháp đã được rất nhiều người áp dụng và thành công. Với các kỹ thuật sử dụng bàn tay để tác động...

Trầm cảm cấp độ 3 là gì?

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 cấp độ: 1, 2 và 3 tương ứng với dạng nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, trầm cảm cấp độ 3 diễn...

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm là căn bệnh quái ái có thể cướp đi sinh mạng của vô số người. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý, sức...

Bình luận (9)

  1. Huy Vinh says: Trả lời

    Mình đang có dấu hiệu bị trầm cảm cười như bài viết, mình muốn thăm khám để kiểm tra bệnh thì nên đến đâu vậy?

  2. Nguyễn Thu Trang says: Trả lời

    mình muốn thể hiện vui vẻ, nhưng không thể kiểm soát được trạng thái tâm lý bên trong thì có phải trầm cảm cười không

  3. Đào Duy Phong says: Trả lời

    Trải qua trầm cảm và đôi khi tự mình tạo ra nụ cười như một cách che giấu cảm xúc. Cảm thấy khó khăn khi muốn thể hiện sự vui vẻ bên ngoài trong khi bên trong lại là sự buồn bã và hỗn loạn, có ai như tôi không

  4. Bùi Hường says: Trả lời

    hình như em gái tôi đang bị trầm cảm cười. phải làm sao

  5. Trang Nhung says: Trả lời

    Liệu có thể trị dứt điểm được k?

  6. Hà Phương says: Trả lời

    Còn có hướng điều trị nào khác nữa không ạ, mình thấy nhiều cái mình k thực hiện được

  7. Trần Giang says: Trả lời

    Chắc tôi cũng bị trầm cảm cười mất rồi, trị liệu tâm lý thì liệu có khỏi dược không? thuốc thì tôi nghĩ nó chỉ là pp tạm thời thôi, chứ ko lâu dài được

  8. Hải Anh says: Trả lời

    Giờ rần rần từ khóa trầm cảm cười nhỉ. Đúng là người cười nhiều lại chứa nhiều nội tâm, trông mặt mà bắt hình dong giờ k đúng nữa rồi.

  9. Thái Yên says: Trả lời

    Mình cũng thế, ban ngày đi làm thì bình thường thôi nhưng về nhà thì tháy trống rỗng, cô đơn. k muốn đi chơi hay gặp gỡ bạn bè. k có động lưc gì cả

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn