Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và cách phòng tránh

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà hiện nay tỉ lệ người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm đang ngày càng tăng cao. Nếu không được chữa trị sớm rất dễ dẫn đến bại liệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là gì?

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là hiện tượng các khối nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài khỏi bao xơ gây lồi, phồng đĩa đệm, chèn ép lên các dây thần kinh và ống sống gây tổn thương.

Đốt sống cổ và đốt sống lưng (L4, L5) là hai vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất ở người trẻ tuổi.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Đốt sống cổ là phần quan trọng của cơ thể nơi nối liền thành não và tủy sống, nó dẫn truyền các xung động cảm giác hướng tâm (phía dưới đi lên) và ly tâm (từ trên đi xuống). Ở đây, khi các dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi. Vì thế, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nguy hiểm hơn so với thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Vị trí L4 và L5 trong khung xương cột sống chịu tác động lớn do phần thân trên dồn vào. Khi bị thoát vị đĩa đệm ở vị trí này, các dây thần kinh vận động sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, kéo theo một vài bệnh lý khác liên quan đến thần kinh tọa hoặc hội chứng chèn ép rễ thần kinh,…

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi phần lớn do thói quen sinh hoạt và công việc.

Thói quen sinh hoạt: 

  • Kê gối cao khi ngủ lâu ngày dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
  • Ngồi không đúng tư thế, hay nghiêng vẹo lưng.
  • Thói quen nhìn vào màn hình điện thoại, cúi cổ thường xuyên.
  • Tư thế nằm không thoải mái.
  • Đối với nữ giới thường xuyên mang giày cao gót, khiến cho trọng lượng cơ thể đổ dồn về đốt sống, lâu ngày dẫn đến đau nhức.
  • Khiêng vác đồ nặng hơn khối lượng cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Công việc: 

  • Lao động nặng trong thời gian dài khiến cho các khớp xương nhanh thoái hóa và dễ dàng bị tổn thương. Nghiên cứu cho thấy người làm việc chân tay như phải khiêng vác, xách vật nặng thường xuyên sẽ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Bên cạnh đó, những người thường xuyên ngồi văn phòng, làm việc với máy tính, ít vận động lâu ngày các cơ xương cũng bị thoái hóa.

Chấn thương:

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Người bị tai nạn giao thông, té ngã do lao động, ..bị chấn thương khiến chất nhầy bên trong đĩa đệm chảy ra ngoài.

Ngoài ra còn do các yếu tố khác như di truyền, bị lý bẩm sinh như thoái hóa cột sống, vẹo cột sống, gù lưng, cổ.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường sau đây, nguy cơ cao bạn đang mắc thoát vị đĩa đệm:

Đau nhức: 

  • Vùng hông và thắt lưng bị đau nhức thường xuyên là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Những cơn đau buốt kéo dài từ phần hông xuống tới các ngón chân, chạy dài theo dây thần kinh tọa.
  • Đau khi ho, hắt hơi, hoặc khi xoay người, vai, cổ.

Tê bì, yếu cơ:

  • Sau những cơn đau nhức, người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm còn có cảm giác bị tê ở lưng, cổ, bàn tay, bàn chân mất sức, không có cảm giác. Điều này làm giảm khả năng vận động của cơ thể.
  • Tình trạng yếu cơ xuất hiện khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh khó di chuyển bình thường. Lâu ngày dẫn đến teo cơ, chân, tay.

Khi có một trong số những biểu hiện trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tránh ủ bệnh và không chịu điều trị có thể dẫn đến bại liệt nửa người hoặc toàn thân.

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Khi có các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế thăm khám và chữa trị.

Điều trị bằng thuốc:

  • Thông thường các thuốc được sử dụng để điều trị giai đoạn đầu cho bệnh nhân là những thuốc giảm đau, kháng viêm như: paracetamol, diclofenac, meloxicam,…Tùy tình trạng bệnh, liều dùng và thuốc sẽ thay đổi. Khi có hiện tượng xơ cứng cạnh cột sống, bệnh nhân được cho uống thêm thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal,…)
  • Đối với các trường hợp bệnh chuyển nặng, có thể tiến hành phẫu thuật, tiêm giảm đau ngoài màng cứng.

Điều trị không dùng thuốc:

  • Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể kết hợp một số bài luyện tập cơ bản không cần dùng thuốc. Yoga, thiền, đi bộ là những biện pháp có thể áp dụng hàng ngày giúp giảm đau nhức cột sống, cổ.
  • Kéo nắn xương khớp, bấm huyệt, châm cứu cũng là cách tốt để chữa thoát vị đĩa đệm.
Tập thể dục giúp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Tập thể dục giúp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Các bạn trẻ nên tích cực vận động, luyện tập thể dục, thể thao là cách tốt nhất để làm cơ thể dẻo dai, tránh tình trạng thoái hóa xương khớp diễn ra sớm.

Điều trị bằng y học cổ truyền

Y học cổ truyền là một trong những phương pháp trị bệnh xương khớp được đánh giá cao bởi ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ. Với tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”, các bài thuốc y học cổ truyền sử dụng thành phần thảo dược tự nhiên do vậy, người dùng có thể yên tâm không cần lo về các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây. 

Thuốc Đông y trị xương khớp an toàn, không gây tác dụng phụ
Thuốc Đông y trị xương khớp an toàn, không gây tác dụng phụ

Những tác hại khi bị thoát vị đĩa ở người trẻ tuổi

Người trẻ tuổi khi bị thoát vị đĩa đệm dù ở cổ, hay lưng đều gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc sống.

  • Sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều nhất do bị đau nhức, tê bì thường xuyên khiến hoạt động đi lại khó khăn.
  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng, tinh thần mất tập trung. Khi thời tiết thay đổi, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau dồn dập.
  • Khả năng lao động giảm sút. Người bị thoát vị đĩa đệm không thể làm những việc liên quan đến khiêng vác nặng. Mất sức lao động dẫn đến những hệ lụy cho kinh tế và cuộc sống.
  • Thoát vị đĩa đệm nặng còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Khi bệnh trở nặng (bại liệt) người bệnh phải ngồi xe lăn, nhu cầu về đi lại, ăn uống khó khăn, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
  • Bệnh nhân dễ thấy tự ti, suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút theo.

Thoát vị đĩa đệm lâu ngày không được điều trị dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

Liệt nửa người: Nhân nhầy khi thoát ra sẽ đi vào ống sống gây chèn ép tới các rễ thần kinh làm cho người bệnh bị liệt nửa người, nguy hiểm hơn có thể bị bại liệt toàn thân.

Teo cơ: Người bị thoát vị đĩa đệm không vận động thường xuyên khiến cơ suy yếu dần, chân tay teo tóp, đi đứng, vận động ngày càng khó khăn.

Rối loạn cơ vòng: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép, tổn thương nặng sẽ ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu. Bệnh nhân bị bí tiểu, đái dầm, không kiểm soát được khả năng tự tiểu tiện.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Cần có lối sống, sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi.

Chế độ sinh hoạt:

  • Không kê đầu, lưng quá cao khi ngủ.
  • Tập thể dục, thể thao cường độ phù hợp giúp nâng cao sức khỏe, cơ thể dẻo dai.
  • Hạn chế mang vác những vật quá sức. Lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, tránh làm việc căng thẳng.
  • Ngồi đúng tư thế, lựa chọn bàn làm việc, ghế ngồi phù hợp với chiều cao cơ thể. Nếu ngồi lâu nên có thời gian đi lại để máu huyết lưu thông, co giãn cơ bắp.
  • Lựa chọn những đôi giày phù hợp không quá chật, quá cao.
  • Xoa bóp tay, chân, bấm nguyệt thư giãn thường xuyên.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để hạn chế thoát vị đĩa đệm
Thay đổi thói quen sinh hoạt để hạn chế thoát vị đĩa đệm

Về chế độ ăn uống: 

  • Ăn uống thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, rau bina (cải bó xôi), bông cải xanh, các loại đậu, tàu hũ, hoặc một số loài cá như cá mòi, cá hồi.
  • Bổ sung vitamin D, K, Omega 3 có trong lòng đỏ trứng, gan, sữa, Magie có trong ngũ cốc và bánh mì, thịt heo, măng tây,…
Chế độ ăn uống phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn uống phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, bạn còn nên hạn chế ăn một số thực phẩm sau để tránh bệnh thoát vị đĩa đệm càng nặng hơn:

  • Thực phẩm gây tăng cân: snack, bánh ngọt, sữa nguyên kem, đồ ăn nhiều dầu mỡ (gà rán, khoai tây chiên,…)
  • Đồ uống có cồn hoặc chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ gây ra những vấn đề tiêu cực cho sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Bạn nên tìm hiểu cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ích được cho bạn trong quá trình nhận biết, cũng như có biện pháp phòng tránh an toàn cho bản thân.

Tham khảo thêm: 

Cùng chuyên mục

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn có hiệu quả không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn đang được rất nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là cách chữa trị có chi phí thấp, an toàn...

9 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả không dùng thuốc

Những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị bệnh nhẹ. Thay vì sử dụng thuốc, người...

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào an toàn?

Khi bị thoát vị đĩa đệm nhiều người cảm thấy ái ngại trong vấn đề quan hệ tình dục, bởi người bệnh phải đối mặt với những cơn đau hoặc...

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có mang lại hiệu quả?

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng thư giãn cơ, giảm đau, tê bì, ê nhức lưng, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và làm...

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khiến người bệnh đau nhức vùng cổ, vai, gáy. Bệnh nhân cũng có thể bị tê bì hoặc mất cảm giác bàn...

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, sưng tấy,… ở vị trí nhân nhầy bị thoát vị. Vậy bị thoát vị đĩa đệm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn