Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Hễ nuốt nước bọt là đau họng: Nguyên nhân & cách khắc phục

Tình trạng nuốt nước bọt là đau họng có liên quan đến dây thần kinh, các cơ trong ống dẫn thức ăn và trong cổ họng. Tình trạng này hình thành và phát triển do một số nguyên nhân phổ biến như viêm amidan, viêm họng, viêm nắp thanh quản. Ngoài ra đau họng khi nuốt còn xảy ra khi bên trong cổ họng bị chấn thương hoặc có khối u ác tính.

Hễ nuốt nước bọt là đau họng: Nguyên nhân & cách khắc phục
Tìm hiểu tình trạng nuốt nước bọt là đau họng, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây nuốt nước bọt là đau họng

Tình trạng nhiễm trùng và một số bệnh lý liên quan có thể khiến cổ họng, ống dẫn thức ăn bị viêm và bị tắc nghẽn.  Từ đó dẫn đến hiện tượng khó nuốt nước bọt hoặc nuốt nước bọt bị đau họng.

Tùy thuộc vào những biểu hiện đi kèm và mức độ nghiêm trọng mà nguyên nhân gây đau cổ họng khi nuốt nước bọt có thể là một trong những vấn đề, bệnh lý sau:

1. Bệnh viêm họng

Nhiễm trùng họng hay bệnh viêm họng được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất khiến tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng xuất hiện. Bệnh lý này thường không gây nguy hiểm và có thể kiểm soát bẳng nhiều phương pháp khác nhau, không di chứng và không để lại tổn thương về sau.

Ngoài cảm giác đau khi nuốt nước bọt, bệnh nhân bị viêm họng còn nhận thấy cơ thể và vùng cổ họng xuất hiện những biểu hiện khó chịu sau:

  • Sốt
  • Đau ở vòm miệng
  • Sưng hạch bạch huyết kèm theo biểu hiện đau rát ở một bên hoặc ở cả hai bên cổ
  • Trên amidan xuất hiện các mảng trắng
  • Trên vòm miệng xuất hiện các đốm đỏ.

2. Bệnh viêm amidan

Viêm amidan là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở amidan (còn được gọi là hai hạch bạch huyết ở phía sau cổ họng). Tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng có thể xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn khi bạn bị viêm amidan.

Viêm amidan là một bệnh truyền nhiễm. Bởi nguyên nhân chính khiến bệnh khởi phát là do sự xâm nhập và tác động của các loại virus. Ngoài ra bệnh còn xuất hiện khi bạn bị nhiễm khuẩn hoặc đây có thể là một biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu khó chịu sau:

  • Đau họng khi nuốt nước bọt
  • Sốt
  • Miệng có mùi hôi khó chịu
  • Cổ hoặc quai hàm bị mềm
  • Trên amidan xuất hiện đốm vàng hoặc đốm trắng
  • Sưng amidan.
Bệnh viêm amidan
Tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng có thể xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn khi bị viêm amidan

3. Viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản là một trong những dạng nhiễm trùng cổ họng xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện dẫn đến viêm vùng thượng vị (vùng thượng vị là vạt sau của cổ họng có tác dụng ngăn cản thức ăn đi xuống khí quản)

Viêm nắp thanh quản xuất hiện gây ra nhiều vấn đề, triệu chứng khó chịu sau:

  • Chảy nước dãi
  • Đau họng khi nuốt
  • Sốt cao
  • Khó nuốt
  • Giọng khàn
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Viêm đau cổ họng khi nghiêng về phía trước hoặc khi ngồi thẳng.

4. Viêm thực quản

Thực quản còn có tên gọi khác là ống dẫn thức ăn. Đây là một con đường giúp con người dẫn chất lỏng và thức ăn từ miệng đến dạ dày.

Viêm thực quản là bệnh lý thể hiện cho tình trạng viêm đau tại ống dẫn thức ăn. Trào ngược dạ dày thực quản được xác định là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh lý này xuất hiện. Điều này xuất hiện là do khi bị trào ngược dạ dày, lượng axit trào ngược từ dạ dày lên ống thức ăn, sau đó gây bệnh.

Ngoài biểu hiện nuốt nước bọt bị đau họng, người bị viêm thực quản còn nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường sau:

  • Ho
  • Ợ nóng hoặc ợ chua
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Giọng khàn.
Viêm thực quản
Viêm thực quản là một trong những nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt

5. Chấn thương vùng họng

Chấn thương họng là tình trạng rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên khi xuất hiện, tình trạng này cũng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau tại vùng cổ họng khi nuốt nước bọt

Việc sử dụng đồ uống hoặc ăn một món ăn quá nóng có thể khiến thực quản và bên trong vùng cổ họng bị bỏng. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành những tổn thương tại vùng cổ họng hoặc khiến thực quản bị viêm.

Ngoài ra việc ăn một số loại thực phẩm, món ăn cứng, có góc cạnh sẽ khiến cổ họng ma sát với thức ăn và gây chấn thương.

Phụ thuộc vào mức độ tổn thương xảy ra ở vùng cổ họng và vị trí chấn thương, người bệnh có thể bị sưng, bị đau một bên họng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, các cơ đau có thể phát triển và lấn sâu hơn bên dưới cổ họng.

6. Bệnh ung thư vòm họng

Hiện tượng nuốt nước bọt bị đau họng là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư vòm họng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh thể hiện cho việc hình thành và phát triển các khối u bên trong hầu họng (cổ họng), thanh quản (hộp giọng nói) hay chứng viêm amidan.

Bệnh ung thư vòm họng sẽ hình thành và phát triển khi những tế bào trong cổ họng hoạt động bất thường, tiến triển và gây đột biến gen. Hiện tượng đột biến gen khiến các tế bào rối loạn và phát triển không kiểm soát. Chúng tích lũy và tạo thành khối u trong cổ họng.

Ung thư vòm họng được xác định là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng trong một thời gian ngắn và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vòm họng:

  • Đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt
  • Xuất hiện khối u trong cổ họng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Ho có đờm
  • Ngạt mũi
  • Khản tiếng
  • Ù tai
  • Đau đầu
  • Nổi hạch.
Bệnh ung thư vòm họng
Hiện tượng nuốt nước bọt bị đau họng là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư vòm họng

7. Nhiễm trùng nấm men

Trong trường hợp bị nhiễm trùng nấm men ở cổ họng, ở miệng hoặc ống dẫn thức ăn, người bệnh sẽ nhận thấy cảm giác khó chịu và hiện tượng đau rát xuất hiện ở cổ họng khi nuốt nước bọt.

Nấm candida và một số loại nấm men khác có thể sinh sôi và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm:

  • Trên lưỡi xuất hiện nhiều mảng trắng
  • Mất vị giác
  • Đỏ ở khóe miệng.

Ngoài những nguyên nhân chính đã được liệt kê, tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng còn xuất hiện khi bạn có cổ họng bị dị tật bẩm sinh. Cụ thể như chứng lưỡi to, hở màn hầu, sứt môi…

Biện pháp khắc phục tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng

Nhìn chung, nguyên nhân khiến tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng thường không quá phức tạp, tình trạng này có thể khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối có khả năng xoa dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng,  kháng khuẩn, chống sưng và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Chính vì thế, nếu có cảm giác đau họng khi nuốt nước bọt, người bệnh có thể sử dụng một ít nước ấm pha muối loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng đồ uống ấm: Việc sử dụng một số đồ uống ấm như canh ấm, trà thảo mộc, nước ấm… sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau rát tại cổ họng. Người bệnh cần lưu ý không được sử dụng đồ uống nóng bằng cách kiểm tra độ nóng trước khi sử dụng. Bởi điều này có thể khiến cổ họng của bạn bị bỏng, có vết thương và làm nặng hơn tình trạng đau rát khi nuốt.
  • Tắm nước ấm: Tình trạng viêm, sưng và cảm giác đau nhói khi nuốt nước bọt có thể thuyên giảm sau khi bạn tắm với nước ấm.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích: Những người bị đau họng khi nuốt nước bọt cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Bởi đây đều là những sản phẩm có khả năng kích thích và gây nên hiện tượng kích ứng tại mô mềm ở cổ họng, ở miệng và ống dẫn thức ăn. Từ đó khiến tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn: Để cải thiện nhanh tình trạng sưng, viêm và đau rát tại cổ họng, ống dẫn thức ăn và miệng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn theo. Tuy nhiên thuốc cần được sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ.
  • Sử dụng thuốc đặc trị trào ngược dạ dày: Trong trường hợp bị viêm, đau họng khi nuốt do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2 để điều trị bệnh.
  • Sử dụng thuốc xịt họng: Các loại thuốc xịt họng khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng làm tê cổ họng. Từ đó khiến người bệnh dễ dàng nuốt nước bọt và không bị đau.
Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn
Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn điều trị đau họng khi nuốt nước bọt

Lưu ý rằng, những biện pháp phòng ngừa kể trên chỉ là giải pháp tạm thời giúp người bệnh vệ sinh vòm họng, giảm sưng đau chứ không điều trị triệt để được chứng đau đớn khi nuốt nước bọt. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt có thể được cải thiện sau vài ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng, nguyên nhân gây đau họng khi nuốt là những bệnh lý phức tạp, người bệnh nên đến bệnh viện và nhờ đó sự chăm sóc y tế.

Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Phía sau cổ họng hình thành nhiều mảng trắng.
  • Tình trạng đau rát cổ họng kéo dài trên một tuần, không thể thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn sau khi áp dụng các phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.
  • Không thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt xuất hiện.

Đặc biệt bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Cổ họng bị sưng
  • Gặp khó khăn khi mở miệng hoặc không thể mở miệng
  • Nước dãi chảy một cách bất thường.
Người bệnh cần gặp bác sĩ khi nuốt nước bọt đau cổ họng kéo dài
Người bệnh cần gặp bác sĩ khi nuốt nước bọt bị đau cổ họng kéo dài, cổ họng sưng, khó thở, chảy nước dãi

Mặc dù tạo ra cảm giác khó chịu cho người bệnh nhưng tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng thường không gây nguy hiểm và có thể dễ dàng kiểm soát tại nhà. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Hãy đến bệnh viện khi cơn đau kéo dài và không thể kiểm soát.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi trẻ bị sốt do viêm họng

Nhận biết trẻ bị sốt do viêm họng & cách chăm sóc, điều trị

Trẻ bị sốt do viêm họng là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù vậy phụ huynh không được chủ quan mà...

Viêm họng bội nhiễm

Viêm họng bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không?

Viêm họng là bệnh lý thuộc tai - mũi - họng và khá thường gặp ở nhiều độ tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Nếu như việc điều...

Nước uống quả la hán ngoài việc trị ho thì còn có thể giải khát, dùng làm nước uống hằng ngày

Dùng quả la hán trị ho, viêm họng sẽ khiến bạn bất ngờ

Quả la hán có công dụng trị ho, viêm họng do nhiệt, ngoài ra quả la hán còn làm mát phổi, tiêu đờm, chỉ khát, trị táo bón…Dùng nước uống...

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em và cách điều trị

Viêm họng mủ ở trẻ em – Cách nhận biết, chăm sóc, điều trị

Viêm họng mủ ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài và tạo thành các hạt hoặc...

Những điều cần biết về triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai

Tại sao nuốt nước bọt bị đau tai? Cách xử lý, điều trị

“Tại sao nuốt nước bọt bị đau tai?” có lẽ là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Triệu chứng phải chăng là dấu hiệu của một căn bệnh nào...

Khi trẻ bị sốt thì thân nhiệt tăng cao trên 37.5 độ

Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn [Chuyên gia chia sẻ]

Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn được nhiều người áp dụng, có hiệu quả cao và có thể áp dụng tại nhà. Sốt là tình...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn