Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Nổi mề đay nhưng không ngứa là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nhiều bệnh lý không nghiêm trọng, thông thường các nốt mẩn đỏ sẽ biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu nổi mề đay kéo dài hơn 1 tuần thì là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. 

Nổi mề đay không ngứa cảnh báo một số bệnh lý

Khi bị nổi mề đay, trên da xuất hiện các vết mẩn đỏ, tùy thuộc vào bệnh mà sẽ có nhiều kích thước và diện tích khác nhau. Đó là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo một số bệnh lý sau đây

1. Bệnh nhiễm virus

Khi bị nhiễm virus thì cơ thể sẽ mệt mỏi, nóng sốt trong giai đoạn đầu, khi cơ thể giảm sốt thì da bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nếu dùng tay ấn vào rồi buông ra thì không biến mất, tuy nhiên các nốt mẩn đỏ này không gây ngứa và thường sẽ biến mất sau 7-10 ngày.

2. Dị ứng với môi trường

Đây là một trong những lí do phổ biến nhất của việc nổi mề đay nhưng không ngứa. Khi cơ thể tiếp xúc với các chất dị ứng có trong không khí, nước hoa, mỹ phẩm, lông động vật, hoặc có thể dị ứng với một số thực phẩm, hóa chất… sẽ gây ra tình trạng nổi mề đay khắp người, tùy theo cơ địa của từng người mà các nốt mẩn đỏ này xuất hiện nhiều hay ít.

3. Giãn các mao mạch

Những người có làn da yếu, mỏng, độ đàn hồi của thành mạch kém sẽ dễ bị tình trạng giãn mao mạch. Khi bị giãn mao mạch thì các mạch máu nhỏ bị giãn và xuất hiện các nốt đỏ trên da và có thể nhìn thấy được, khi dùng ngón tay ấn vào thì biến mất, khi bỏ ngón tay ra thì xuất hiện trở lại.

4. Viêm mao mạch dị ứng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ ở nhiều vùng khác nhau, tùy theo mức độ của bệnh mà có thể nổi mề đay ở khắp cơ thể hay không, trong giai đoạn nặng thì có thể xuất hiện tình trạng phù. Tuy nhiên căn bệnh này có một đặc điểm là không gây ngứa mà gây tổn hại đến da, thận, xương khớp, ruột trong giai đoạn sau.

XEM THÊM: Nổi mề đay khắp người nhưng không sốt ngứa là bệnh gì? 

Khi bị viêm mao mạch dị ứng thì sẽ xuất hiện các mốt mẩn đỏ không gây ngứa
Khi bị viêm mao mạch dị ứng thì sẽ xuất hiện các mốt mẩn đỏ không gây ngứa

5. Bệnh ban xuất huyết

Khi các hồng cầu tràn ra các tế bào dưới da, nổi mề đay khắp người thì còn là dấu hiệu của bệnh ban xuất huyết. Lúc này, người bệnh sẽ thấy các nốt mẩn đỏ nhưng không ngứa xuất hiện khắp người, trong một số trường hợp còn xuất hiện vết lằn hoặc các mảng xuất huyết. Căn bệnh này không gây ra vấn đề bệnh lý nghiêm trọng nào, thông thường những nốt mẩn đỏ này sẽ tự biến mất sau vài ngày nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của người bệnh.

6. Mụn đỏ

Đây là một dạng bệnh nổi mề đay trên da không gây ngứa có tên khoa học là Rosacea, khi bị bệnh này thì trên mặt, ngực, lưng… sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm hay nặng hơn tùy theo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.

7. Lupus ban đỏ

Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch có sự nhầm lẫn và tấn công vào các mô, da, tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Đây là căn bệnh tự miễn mãn tính, xuất hiện thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần, trong trường hợp nặng có thể gây ra suy thận.

Khi bị lupus ban đỏ sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, không ngứa. Căn bệnh này hiện nay chưa có biện pháp điều trị, tuy nhiên có thể phòng ngừa các biến chứng gây hại cho cơ thể.

THAM KHẢO: 7 loại lá tắm trị mề đay mẩn ngứa an toàn theo kinh nghiệm dân gian 

Nổi mề đay nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus ban đỏ
Nổi mề đay nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus ban đỏ

8. U xơ da

Khi các mô hoạt động quá mức sẽ gây nên tình trạng rối loạn da, từ đó xuất hiện các khối u nhỏ lành tính. Dấu hiệu của bệnh thường là sự xuất hiện của các nốt mề đay khoảng 3-10mm màu nâu hoặc hồng nhạt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Khi không chạm vào các nốt này thì không gây ra tình trạng ngứa ngáy.

9. Vẩy phấn hồng

Vẩy phấn hồng có tên là Pityriasis Rosea, bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu. Khi bị nhiễm một chủng virus Herpes (không phải virus gây nên mụn rộp sinh dục) gây ra bệnh vẩy phấn hồng thì da sẽ nổi mề đay, đặc biệt ở vùng lưng, ngực hoặc bụng, lúc này trên da xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc hồng hình bầu dục với kích thước 2,5 – 5cm, các nốt này không gây ngứa và thường xuất hiện trong khoảng 6-12 tuần, có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt, đau đầu, viêm họng. Trong một số trường hợp nặng thì ở giai đoạn cuối của bệnh thì các nốt mẩn đỏ này có thể bị đóng vảy, bong tróc, sần sùi gây mất thẩm mỹ.

Khi bị bệnh vẩy phấn hồng thì sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa trên da và sẽ biến mất trong 6-12 tuần
Khi bị bệnh vẩy phấn hồng thì sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa trên da trong khoảng 6-12 tuần

10. Phát ban nếp gấp

Với những người bị thừa cân, béo phì thì có nguy cơ cao bị phát ban nếp gấp, khi bị bệnh thì sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ không gây ngứa, bệnh thường xuất hiện ở các vị trí có nhiều nếp nhăn như háng, bên dưới ngực, nách, bộ phận sinh dục. Khi độ ẩm không khí cao, da bị ma sát hoặc bị kích ứng thì triệu chứng bệnh càng nặng thêm.

11. Phát ban do nhiệt

Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu thời tiết quá nóng và cơ thể không khỏe, các lỗ chân lông đóng mở không linh hoạt sẽ làm cho mồ hôi không thoát ra được bên ngoài, từ đó làm thân nhiệt tăng cao gây ra tình trạng nổi mề đay khắp người. Dấu hiệu của bệnh là xuất hiện mẩn ngứa toàn cơ thể, tuy nhiên các nốt này không gây ngứa và  thường sẽ biến mất sau vài ngày.

12. Dày sừng nang lông

Khi cơ thể sản xuất nhiều protein keratin sẽ khiến các lỗ chân lông bị bịt cứng, từ đó da sẽ nổi các nốt sần nhỏ với kích thước khoảng 1-2mm, có màu đỏ, trắng, hoặc xám, bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như mông, mặt ngoài 2 cánh tay, đùi… ở một số trường hợp có thể xuất hiện ở vùng mặt, nhiều người lầm tưởng là mụn nhưng không phải. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm và sẽ giảm vào độ tuổi trung niên.

Dày sừng nang lông không gây ra hậu quả nghiêm trọng gì cho cơ thể, chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ.

Khi bị dày sừng nang lông thì sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa, căn bệnh này chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, ngoài ra không có biến chứng nghiêm trọng nào khác
Khi bị dày sừng nang lông thì sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa, căn bệnh này chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, ngoài ra không có biến chứng nghiêm trọng nào khác

13. Nhiễm giun đũa

Khi bị nhiễm giun đũa, thường gây ra bởi giun sán chó thì sẽ xuất hiện tình trạng nổi đốm đỏ trên da không gây ngứa, người bệnh đôi khi có thể nhìn thấy giun đũa chạy các đường dài dưới da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và sẽ không biến mất cho đến khi được tẩy giun hoàn toàn.

14. Bệnh zona

Khi cơ thể bị nhiễm virus thì sẽ gây ra bệnh zona, căn bệnh này xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong cơ thể, dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện các nốt mụn nước trên da, có thể ngứa hoặc không, có thể đau nhẹ hoặc rất đau, các nốt này chứa nước và dịch lỏng, có thể lan ra các vùng da lân cận, ngoài ra nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với các nốt này thì có thể gây ra bệnh truyền nhiễm.

Nếu xuất hiện ở vùng đầu thì có thể gây ra tình trạng mất thị lực, liệt cơ mặt, sưng não, các vấn đề về thính giác. Nếu xuất hiện trên cơ thể thì sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng da, trong trường hợp đặc biệt thì bệnh zona có thể gây nên viêm phổi hoặc tử vong.

15. Lichen phẳng

Bệnh Lichen phẳng sẽ gây ra tình trạng nổi mề đay ở lưng, cổ tay, mắt cá chân, các nốt này có màu tím, nâu, hồng với kích thước 2-4 mm, các nốt này có thể bọng nước hoặc hình thành các vết loét nông, sâu. Trong trường hợp nặng thì các nốt này lan ra và gây tổn thương toàn thân.

16. Lang ben

Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, bệnh không có tính chất truyền nhiễm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Khi bị bệnh thì sẽ xuất hiện các đốm đỏ trên da, không gây ngứa.

Nếu bệnh có dấu hiệu kéo dài hơn 6 tuần thì nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị bệnh một cách tốt nhất.

17. Khối u máu

Sự tăng sinh lành tính các mạch máu nhỏ khiến dưới da xuất hiện các khối u tụ máu, tình trạng này gọi là Angioma, lúc này trên da thường xuất hiện các nốt mề đay đỏ trên da, không ngứa với kích thước khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn. Tuy nhiên đây là căn bệnh không có nguy hiểm, thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Trong trường hợp các nốt này xuất hiện kèm theo tình trạng đau đớn thì có thể đến gặp bác sĩ.

Khi bị các khối u máu sẽ xuất hiện các nốt mề đay đỏ trên da, không ngứa với kích thước khác nhau
Khi bị các khối u máu sẽ xuất hiện các nốt mề đay đỏ trên da, không ngứa với kích thước khác nhau

18. Viêm mạch bạch cầu

Khi bị viêm mạch bạch cầu sẽ xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da kèm theo phản ứng viêm, các nốt này thường xuất hiện ở mắt cá chân, bàn chân, có thể lan đến bụng dưới và đùi, thường xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc dị ứng thuốc. Tuy nhiên căn bệnh này không phổ biến và có thể điều trị được. Nếu tình trạng lan rộng này kéo dài hơn 2 tuần thì nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị bệnh.

19. Viêm mô tế bào tại một vùng nhất định

Khi vi khuẩn xâm nhập vào các lớp biểu bì da thì sẽ khiến da bị đau, viêm, sưng đỏ ở một vùng nhất định. Khi bị viêm mô tế bào sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn, sốt, khó tập trung… Nếu không có hướng điều trị kịp thời thì sẽ gây nên bệnh nhiễm trùng máu.

20. Ung thư da

Nếu các nốt mề đay xuất hiện dày đặc, không ngứa có màu đỏ, có hình thù là các mảng vảy hay nốt ruồi thì đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư da. Các nốt này thường không biến mất theo thời gian và thường xuất hiện nhiều hơn vào các giai đoạn sau, sẽ gây ra tình trạng tổn thương da nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Nếu nhận thấy tình trạng bệnh kéo dài hoặc nghi ngờ ung thư thì nên đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.

21. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì các nguyên nhân sau đây có thể gây ra tình trạng nổi mề đay nhưng không ngứa

  • Rối loạn hệ tuần hoàn
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh Herpes mụn rộp sinh dục
  • Bệnh Lyme
  • Bệnh Rubella
  • Bệnh ghẻ lở
  • Bệnh Kawasaki

Các nguyên nhân trên ít phổ biến hơn tuy nhiên cũng gây ra tình trạng nổi mề đay ở một số vùng nhất định.

2. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Đa phần tình trạng nổi mề đay không ngứa thường vô hại. Tuy nhiên với một số trường hợp cần phải được điều trị kịp thời. Nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Phát ban trên một diện tích lớn
  • Mẩn đỏ không có dấu hiệu thuyên giảm sau một vài ngày
  • Sốt cao
  • Ở vị trí các nốt đỏ xuất hiện phồng rộp và có mủ gây đau đớn
  • Đột ngột xuất hiện các nốt mẩn đỏ và nhanh chóng lây lan sang các vùng khác
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, với những trường hợp phù nề, mọng nước thì có hiện tượng rò rĩ dịch
Nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng nổi mề đay lan rộng, không thuyên giảm sau vài ngày và có hiện tượng mệt mỏi, sốt cao
Nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng nổi mề đay lan rộng, không thuyên giảm sau vài ngày và có hiện tượng mệt mỏi, sốt cao

Nổi mề đay không ngứa là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau từ bệnh nặng đến nhẹ, tuy nhiên rất khó chẩn đoán bệnh lý trên một cách chính xác, do đó nếu có dấu hiệu đầu tiên của bệnh nổi mề đay và các nốt này không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày thì nên đến gặp ngay bác sĩ để có hướng điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bị nổi mề đay khi ra gió là biểu hiện của dị ứng thời tiết. Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn có thể đi kèm với một số...

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Điều trị mề đay theo y học cổ truyền không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn giúp loại bỏ bệnh tận căn nguyên, nâng cao sức khỏe, cân...

Nổi mề đay do HIV

Cách nhận biết nổi mề đay do HIV

Khác với tình trạng nổi mề đay thông thường không gây sốt, khi bị nhiễm virus HIV trong giai đoạn đầu thì sẽ xuất hiện tình trạng nổi mề đay...

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Bị nổi mề đay sau khi tắm là tình trạng da bị kích thích do dị ứng với sản phẩm làm sạch, tắm nước quá nóng, chà xát mạnh hoặc...

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa thumbai

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều người của căn bệnh ngoài da. Nhất là đối với những đối tượng có làn nhạy...

Sau khi quan hệ, nếu tình trạng mề đay diễn ra nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để điều trị.

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Sau khi quan hệ, nhiều người gặp phải tình trạng nổi mề đay. Nguyên nhân của triệu chứng này là do cơ thể bị dị ứng với tinh dịch, dịch...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn