Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng mướp đắng cực đơn giản

Dùng mướp đắng để chữa bệnh trĩ là một phương pháp chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Người bệnh có thể ép mướp đắng tươi để uống, uống nước sắc mướp đắng, ăn những món ăn chế biến từ mướp đắng,…

Mướp đắng là một vị thuốc trong Đông y, được cho là có khả năng điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Mướp đắng là một vị thuốc trong Đông y, được cho là có khả năng điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Tác dụng của mướp đắng đối với bệnh trĩ

Bệnh trĩ (tiếng Anh: Hemorrhoids) là một bệnh lý gây biến đổi cấu trúc ở ống hậu môn. Biểu hiện rõ nhất của bệnh trĩ đó là xuất hiện các búi trĩ ở hậu môn, cản trở đại tiện, chảy máu khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ là do các đám rối ở tĩnh mạch bị chèn ép, sưng to, tạo ra những búi trĩ. Các nhà khoa học phân chia bệnh trĩ ra thành hai loại. Đó là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là trường hợp những búi trĩ hình thành bên trong trực tràng. Trĩ ngoại là trường hợp búi trĩ xuất hiện ở phần cửa hậu môn.

Nguyên nhân sâu xa gây nên bệnh trĩ là:

  • Ngồi nhiều, đứng lâu hoặc ít vận động;
  • Béo phì;
  • Biến chứng từ bệnh táo bón lâu ngày;
  • Thói quen mặc quần chật;
  • Mang thai;
  • Giao hợp qua đường hậu môn;
  • Tuổi tác: càng lớn tuổi, cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở hậu môn bị thoái hóa, lỏng lẻo dần;
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ.

Bệnh trĩ gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh như: đau rát hậu môn, đau khi đi đại tiện, đau rát khi sinh hoạt, vỡ búi trĩ chảy máu,… Bên cạnh đó, người mắc bệnh trĩ còn có thể đối diện với một số biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn đường máu, viêm nhiễm trực tràng, vỡ búi trĩ dẫn đến mất nhiều máu,…

Bệnh trĩ được phân chia thành nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy những khó chịu ở hậu môn hoặc cảm thấy đau rát khi đại tiện. Hiện nay, bệnh trĩ là căn bệnh có thể điều trị được. Điều quan trọng là người bệnh cần phải điều trị sớm để bệnh không trở nặng hơn.

Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ. Một trong những cách chữa bệnh trĩ được nhiều người quan tâm đó là áp dụng những bài thuốc từ dân gian. Các loại cây thuốc trong vườn thường được dân gian lưu truyền, cho rằng có khả năng điều trị được những bệnh lý về tiêu hóa, xương khớp,… và cả bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Chữa trị bệnh trĩ bằng mướp đắng là một trong những phương pháp điều trị do dân gian lưu truyền, dễ thực hiện, được cho là có hiệu quả.

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một thực phẩm quen thuộc đối với người Việt. Mướp đắng được sử dụng trong ẩm thực, được chế biến thành những món ăn như mướp đắng xào trứng, canh mướp đắng nhồi thịt,…

Trong Đông y, mướp đắng còn là một vị thuốc có thể chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Ngày nay, Y học hiện đại cũng công nhận những dược chất trong trái mướp đắng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe con người cũng như có thể ngăn chặn được các tế bào ung thư phát triển.

Đối với chứng bệnh trĩ, mướp đắng mang lại những tác dụng điều trị như sau:

  • Hàm lượng chất xơ trong mướp đắng giúp làm mềm đường ruột, cải thiện chứng táo bón. Bên cạnh đó, khi trực tràng mềm hơn, các mô ở trực tràng sẽ hoạt động tốt hơn, lưu thông máu diễn ra ổn định, làm giảm sưng đau, các búi trĩ từ từ biến mất;
  • Mướp đắng giúp điều hòa khí huyết lưu thông ổn định, thanh nhiệt, giúp làm giảm sưng;
  • Các loại vitamin trong mướp đắng như vitamin A, vitamin C,… và những loại khoáng chất trong mướp đắng giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm viêm, làm lành vết thương nhanh chóng và thúc đẩy các mô ở trực tràng hoạt động tốt hơn.

3 Cách chữa bệnh trĩ bằng mướp đắng

1. Uống nước ép mướp đắng

Một trong những cách chữa bệnh trĩ bằng mướp đắng đơn giản nhất, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà đó là uống nước ép mướp đắng. Người dùng nên mua những trái mướp đắng tươi, rửa sạch bụi cát, sau đó ngâm với nước muối pha loãng hoặc thuốc tím.

Người dùng ép khoảng 2 trái mướp đắng, hòa thêm một ít nước lọc để uống.

Mướp đắng có vị đắng nhưng tính mát, sẽ giúp làm mát máu huyết, giúp máu huyết lưu thông. Nếu vị đắng khiến người dùng thấy khó uống, người dùng có thể cho thêm 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất vào nước ép mướp đắng để làm giảm vị đắng. Đồng thời, vitamin trong mật ong cũng giúp phòng tránh viêm nhiễm ở niêm mạc trực tràng bệnh nhân trĩ.

Người dùng nên uống nước ép mướp đắng 2 – 3 lần/tuần. Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp bệnh trĩ thuyên giảm nhanh chóng.

2. Uống nước sắc mướp đắng

Người bệnh cũng có thể chọn cách sắc mướp đắng để uống. Vitamin, các loại dược chất trong mướp đắng sẽ không mất đi nếu người dùng chế biến bài thuốc đúng cách.

Có hai cách sắc mướp đắng như sau:

  • Cách thứ nhất: Người dùng rửa mướp đắng sạch sẽ, sắc tươi với nước. Người dùng sắc thuốc trong khoảng 30 phút, sau đó rót ra bát, để nguội dần và chia ra thành 3 lần dùng trong ngày.
  • Cách thứ hai: Rửa sạch mướp đắng, phơi khô trong vòng 3 – 5 ngày, sau đó sắc thuốc uống. Lưu ý, người dùng nên chia thang thuốc ra thành 2 – 3 lần uống/ngày và dùng hết trong ngày.

3. Bổ sung mướp đắng vào bữa ăn hàng ngày

Bên cạnh bài thuốc sắc mướp đắng để uống, người mắc bệnh trĩ có thể chọn cách bổ sung mướp đắng vào bữa ăn hàng ngày để thay đổi khẩu vị. Sự lựa chọn này cũng rất phù hợp đối với những bệnh nhân bận rộn, không có thời gian dành cho việc chế biến những bài thuốc. Kết hợp dùng mướp đắng cho bữa cơm với việc chữa bệnh trĩ là một cách giúp bệnh tình mau chóng cải thiện, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp ngon miệng hơn trong bữa cơm.

Người bị mắc bệnh trĩ có thể bổ sung khổ qua vào bữa cơm hàng ngày để bệnh trình cải thiện nhanh chóng.
Người bị mắc bệnh trĩ có thể bổ sung khổ qua vào bữa cơm hàng ngày để bệnh trình cải thiện nhanh chóng.

Mướp đắng vốn dĩ là một loại thực phẩm quen thuộc đối với người Việt. Những món ăn giúp điều trị bệnh trĩ là: khổ qua xào trứng, khổ qua nhồi thịt nấu canh, khổ qua kho nấm, mướp đắng sốt cà chua, canh mướp đắng với tôm tươi, khổ qua xào với ớt chuông,…

Một vài lưu ý khi dùng mướp đắng chữa bệnh trĩ

Mướp đắng là một vị thuốc được ứng dụng nhiều trong dân gian và trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, khi dùng những bài thuốc từ trái mướp đắng để chữa bệnh trĩ, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng mướp đắng chỉ là những bài thuốc được truyền miệng trong dân gian. Do đó, trước khi áp dụng điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa;
  • Ăn mướp đắng để bổ sung chất xơ, cải thiện bệnh trĩ là một phương pháp tương đối an toàn. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý đến liều lượng, tránh ăn quá nhiều vì có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: lạnh bụng, tiêu chảy, hạ huyết áp,…
  • Nếu có triệu chứng lạ trong quá trình dùng khổ qua để chữa bệnh trĩ, bệnh nhân cần khai báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để xử lý kịp thời;
  • Một số trường hợp bệnh nhân cần kiêng kỵ với vị thuốc mướp đắng là: phụ nữ có thai, người dễ bị lạnh bụng, người có huyết áp thấp, người đang bị bệnh thổ tả, trẻ nhỏ,…
  • Trước khi dùng mướp đắng, người dùng cần rửa sạch, ngâm với thuốc tím để loại bỏ vi khuẩn trên các khe kẽ của quả mướp đắng, nhất là đối với những trường hợp ép nước mướp đắng tươi để uống.

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ là căn bệnh có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Những đối tượng dễ mắc bệnh là những người làm việc văn phòng, với đặc thù công việc là phải ngồi nhiều; bên cạnh đó còn có những trường hợp khác như người thừa cân béo phì, ít vận động, những người ăn ít rau quả,…

Bệnh trĩ có thể mang đến những biến chứng khôn lường nếu như người bệnh chủ quan, không chăm sóc sức khỏe đúng cách, khiến cho bệnh trở nên nặng nề hơn.

Phòng bệnh là mục tiêu quan trọng hơn là điều trị bệnh. Để tránh mắc phải bệnh trĩ hoặc phòng ngừa bệnh quay trở lại, chúng ta cần duy trì một lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ là:

  • Uống đầy đủ nước hàng ngày;
  • Ăn nhiều thực phẩm tươi, rau xanh, củ quả, trái cây tươi. Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chiên xào;
  • Tắm gội hàng ngày, vệ sinh hậu môn, vùng kín sạch sẽ;
  • Tránh làm tổn thương trực tràng, hậu môn khi đi đại tiện: không để táo bón lâu ngày, không dùng lực mạnh khi đi đại tiện;
  • Thường xuyên luyện tập thể dụng thể thao, tăng cường vận động;
  • Hạn chế mặc quần chật, quần bó;
  • Đối với những người có đặc thù nghề nghiệp phải ngồi nhiều, cần đứng dậy, di chuyển vài phút sau khoảng 1 – 2 giờ ngồi làm việc. Hoạt động đi lại sẽ giúp máu huyết lưu thông, tránh gây ra những bí tắc ở các tĩnh mạch trực tràng;
  • Hạn chế tiêu thụ thuốc lá, cà phê, bia rượu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính cách tham khảo!

Cùng chuyên mục

chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh

6 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh bạn nên biết

Chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh là mẹo dân gian lành tính và có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhờ chứa các thành phần hoạt chất có dược...

công dụng chữa bệnh trĩ của vừng đen

Vừng đen và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai biết

Vừng đen vừa là nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc vừa là vị thuốc quý được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. 5 cách chữa bệnh trĩ...

Những điều cần biết về cách chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp

Học cách chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp theo dân gian

Chữa bệnh trĩ bằng xơ mướp là một trong rất nhiều phương pháp dân gian được truyền lại từ ngày xưa mà vẫn được áp dụng một cách hiệu quả....

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng nguy hiểm, nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, rối loạn hệ thống tiêu hóa,...Bố mẹ...

Đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đi ngoài ra máu tươi là hiện trạng mà hầu như ai cũng mắc phải và thường bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý đúng cách

Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý là một mẹo được sử dụng nhiều trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết áp dụng phương pháp này hiệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn