Mẹo trị dị ứng da mặt bằng khổ qua và lưu ý

Dị ứng hải sản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng đạm sữa bò là gì? Nguy hiểm không? Cách xử lý

Dị ứng bột ngọt: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, cách xử lý và thông tin cần biết

Dị ứng thức ăn: Dấu hiệu và thông tin cần biết

Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ và cách chữa đơn giản tại nhà

10 cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả tại nhà

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, cách xử lý và thông tin cần biết

Dị ứng thuốc có thể khởi phát ở trẻ nhỏ, người trưởng thành hoặc người cao tuổi – gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Đồng thời, nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng cách hoặc can thiệp y tế nhanh chóng sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể phản ứng bất thường hoặc quá mức khi tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc. Dấu hiệu đặc trưng sẽ là ngứa ngáy, sốt, nổi mề đay, phát ban đỏ, nổi mẩn đỏ, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, sưng môi, buồn nôn,….

Thông thường, dị ứng thuốc sẽ không phụ thuộc vào liều lượng. Tuy nhiên, khi dùng thêm thuốc đã gây ra tình trạng dị ứng cho cơ thể sẽ khiến mức độ dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, còn có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời.

dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể phản ứng bất thường hoặc quá mức khi tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc là tình trạng cơ thể phản ứng bất thường hoặc quá mức khi tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc

Theo thống kê, có khoảng 10 – 15% dị ứng thuốc trong tổng số phản ứng có hại có nguyên nhân xuất phát từ thuốc. Mặt khác, mọi loại thuốc đều sẽ có thể gây ra các phản ứng dị ứng, nhưng tập trung nhiều nhất vào thuốc chống co giật, thuốc trị bệnh gout, thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm không chứa steriod.

Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu có thêm một hoặc nhiều yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ:

  • Tiền sử ông bà, cha mẹ, người thân,… bị dị ứng thuốc.
  • Tiền sử dị ứng với sốt hoa cỏ (Hay Fever), thực phẩm,….
  • Tăng tiếp xúc với các loại thuốc có thể gây dị ứng (dùng kéo dài, sử dụng liều cao,…).
  • Mắc bệnh liên quan đến dị ứng thuốc. Tiêu biểu như nhiễm virus Epstein- Barr, nhiễm HIV,….

Dấu hiệu dị ứng thuốc

Nổi mề đay, phù Quincke, nổi mẩn và ban đỏ, hội chứng Lyell (hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc) và hội chứng Stevens – Johnson (hồng ban đa dạng có xuất hiện bọng nước) là những dấu hiệu dị ứng thuốc đặc trưng nhất. Tùy mức độ, cơ địa,… mà cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:

Nổi mề đay

Nổi mề đay là một trong những dấu hiệu đầu tiên nhất khi bị dị ứng thuốc. Bao gồm cả dị ứng thuốc nhẹ hoặc rất nặng từ vắc xin, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, huyết thanh, thuốc hạ sốt,….

Nổi mề đay thường xuất hiện khi đã dùng thuốc được khoảng 5 đến 10 phút hoặc sau vài ngày (tùy thuộc vào cơ địa và loại thuốc gây dị ứng). Khi khởi phát, người bệnh sẽ thấy ngứa, nóng bừng, nổi ban hoặc sẩn phù trên da. Ngoài ra, còn có thể kèm theo buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, đau khớp, sốt cao, chóng mặt, đau đầu,….

dị ứng thuốc
Nổi mề đay thường xuất hiện khi đã dùng thuốc được khoảng 5 đến 10 phút hoặc sau vài ngày

Phù Quincke

Phù Quincke là mề đay dạng khổng lồ với những biểu hiện đặc trưng là ngứa, đau nhức và sưng phù cục bộ bên dưới da. Nguyên nhân chủ yếu là dị ứng thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, huyết thanh,….

Theo một số tài liệu, sau khi sử dụng thuốc, cơ thể sẽ bị phù Quincke tại các vùng da mỏng, cổ, môi, bụng, quanh mắt, bộ phận sinh dục, các chi,…. Thông thường, kích thước sẽ to nhỏ khác nhau (to nhất khoảng bằng bàn tay), nếu khởi phát ngay môi sẽ làm môi sưng và biến dạng, ở mắt sẽ khiến mắt bị híp lại.

Về màu sắc, phù Quincke không khiến da bị thay đổi nhiều hoặc chỉ sang hồng nhạt hay phối hợp với mề đay. Bên cạnh đó, cơ thể cũng có thể gặp các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, đau đầu và ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa (nôn ói dữ dội, tiêu chảy,…).

Đặc biệt, khi bị phù Quincke nặng sẽ có thể tác động xấu đến thanh quản và họng. Gây nguy hiểm khi người bệnh bị tím tái, khó thở, mặt mất máu và ho khan. Nghiêm trọng hơn là gây co thắt khí quản, làm cho người bệnh bị nghẹt thở và nếu không cấp cứu, chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Nổi mẩn và ban đỏ

Nổi mẩn và ban đỏ thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm, hạ sốt,… khoảng 7 ngày đến vài tuần. Khi khởi phát, da trên cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ hoặc ban sởi, ban sẩn đỏ,…. Khi chúng kết hợp cùng nhau, sẽ tạo thành từng mảng đỏ gây ngứa ngáy và khó chịu.

dị ứng thuốc
Nổi mẩn và ban đỏ thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh,… khoảng 7 ngày đến vài tuần

Hội chứng Lyell (hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc)

Hội chứng Lyell (hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc) chỉ khởi phát khi bị dị ứng thuốc nặng. Thông thường, sẽ xuất hiện sau khi sử dụng thuốc khoảng vài giờ cho đến vài tuần.

Hội chứng Lyell khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ngủ, mệt mỏi, sốt cao, trên da và trên người ngứa hoặc nổi những mảng đỏ nhỏ/lớn. Thậm chí là nổi những chấm sốt xuất huyết và đến những ngày sau đó, lớp thượng bì dần tách khỏi da, khi người bệnh chạm vào sẽ trượt ra từng mảng.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, hội chứng Lyell còn có thể làm cho người bệnh bị viêm thận, viêm gan,…. Sau đó, nhanh dẫn tới tử vong nếu không phát hiện sớm và can thiệp y tế kịp thời.

Hội chứng Stevens – Johnson (hồng ban đa dạng có xuất hiện bọng nước)

Hội chứng Stevens – Johnson xảy ra khi dị ứng thuốc ở mức độ nặng hoặc nguy hiểm. Sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm,… cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Cụ thể, hội chứng Stevens – Johnson khiến người bệnh mệt mỏi, sốt cao, nóng ran và ngứa khắp người. Ngoài ra, còn nổi bọng nước và nổi ban đỏ trên bề mặt da và những hốc tự nhiên (miệng, họng, mắt và bộ phận sinh dục), dẫn đến viêm loét hoặc hoại tử niêm mạc. Trong một số trường hợp, còn gây tổn thương thận và gan. Nghiêm trọng hơn có thể tử vong.

Cách xử lý dị ứng thuốc

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như thở khò khè, khó thở, khó nói, khàn giọng, chóng mặt, sưng môi/cổ họng/lưỡi, đau bụng, buồn nôn, nôn, bên trong cổ họng co thắt, mạch đập nhanh, nhịp tim nhanh, phát ban, mất ý thức, sốc phản vệ,… hoặc nghi ngờ và phát hiện bản thân bị dị ứng thuốc cần gọi ngay cho 115 (cấp cứu).

Sau đó, ngưng lập tức loại thuốc nghi ngờ gây dị ứng hoặc gây dị ứng. Trong một số trường hợp, có thể tiêm thuốc epinephrine tự động vào bắp đùi phía bên ngoài (tiêm xuyên qua quần áo). Đồng thời, nằm ngửa và giữ chân cao, đầu thấp. Nếu buồn nôn hoặc nôn nên nằm nghiêng qua một bên (trái hoặc phải) và tránh đứng lên hoặc ngồi dậy.

dị ứng thuốc
Trong một số trường hợp, người bị dị ứng thuốc có thể tiêm thuốc epinephrine vào bắp đùi phía bên ngoài

Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè,… không nên để người bệnh lại một mình và cần đảm bảo sẽ đưa được người bệnh đến trực tiếp bệnh viện. Mặt khác, nếu cơ thể người bệnh có dấu hiệu không thể chống đỡ được nữa hoặc tình hình ngày càng tệ hơn, có thể tiêm epinephrine tự động lần thứ hai (thời gian cách lần đầu khoảng 5 phút).

Cách chữa trị dị ứng thuốc ở bệnh viện

Nguyên tắc khi chữa trị dị ứng thuốc ở bệnh viện được bác sĩ áp dụng là tuyệt đối không cho người bệnh tiếp xúc với phòng bệnh hoặc những loại thuốc đã gây dị ứng. Đồng thời, hạn chế sử dụng những loại thuốc khác khi chưa chuẩn đoán và xác định chính xác về tình trạng sức khỏe, mức độ dị ứng,….

Về cách chữa trị, bác sĩ sau khi thăm khám và chuẩn đoán xong sẽ đưa ra phác đồ phù hợp để kiểm soát phản ứng dị ứng, cũng như phục hồi lại sức khỏe người bệnh. Thông thường, sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng những loại thuốc có khả năng chống dị ứng kháng histamin anti H1 thế hệ 2 (loraradin, cetirizin, astemisol, fexofenadin,…).

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng thuốc nặng, bác sĩ có thể cho kết hợp thêm thuốc corticoid (methylprednisolon tiêm truyền, prednisolon,…). Đồng thời, phối hợp với những loại thuốc điều trị về triệu chứng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bù chất điện giải, bù nước hoặc bù thuốc lợi tiểu cho người bệnh khi cần thiết. Ngoài ra, khi người bệnh có hiện tượng bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ có thể kê thêm kháng sinh với liều lượng hợp lý và an toàn cho sức khỏe.

Đặc biệt, bác sĩ sẽ luôn chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ. Cụ thể, sẽ phòng ngừa trước bằng cách xử lý kịp thời những trường hợp bị đỏ da, bị hội chứng Lyell hoặc hội chứng Stevens – Johnson (xử lý giống như những trường hợp nặng), cũng như chú ý vào công tác hỗ trợ, hộ lý và giúp đỡ.

Sau khi thăm khám, chuẩn đoán,… bác sĩ sẽ tiến hành kê loại thuốc phù hợp để chữa trị cho người bệnh

Cách phòng tránh dị ứng thuốc tại nhà

Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở bất kì ai và dị ứng lần sau sẽ luôn nghiêm trọng hơn lần trước. Việc chữa trị tại bệnh viện bằng cách dùng thuốc do bác sĩ kê đơn chỉ mang tính chất tạm thời và không thể giải quyết được tất cả các căn nguyên gây dị ứng. Về sau, nếu muốn bảo vệ sức khỏe tốt hơn và tránh tình trạng dị ứng lập lại, cần tuân thủ theo một số điều sau đây:

  • Ghi nhớ chính xác loại thuốc đã từng bị dị ứng để những lần sau không sử dụng tiếp tục. Hoặc khi bác sĩ kê đơn, có thể trình bày rõ ràng để được cho dùng loại thuốc khác phù hợp hơn.
  • Chỉ sử dụng thuốc chữa trị bệnh theo đúng đơn thuốc đã được kê hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa phản ứng dị ứng và giữ cơ thể, sức khỏe được ổn định nhất.
  • Không tự ý mua thuốc chữa trị bệnh hoặc chữa trị dị ứng. Đồng thời, không giới thiệu thuốc đang sử dụng cho người khác. Bởi cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh,… của mỗi người là không giống nhau.
  • Khi đến nhà thuốc mua thuốc, cần báo cho dược sĩ hoặc người phụ trách biết về loại thuốc đang sử dụng, loại thuốc đã bị dị ứng trước đó,…. Mục đích là đảm bảo không gây ra các phản ứng dị ứng và có cách dùng hợp lý nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dị ứng thuốc, bao gồm định nghĩa, dấu hiệu nhận biết, cách xử lý, cách chữa trị ở bệnh viện và cách phòng tránh tại nhà. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, hoàn toàn không thay thế cho chuẩn đoán hoặc lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

Người thường xuyên bị dị ứng thời tiết nên kiêng một số thực phẩm có khả năng dị ứng cao, hạn chế mặc quần áo chật và tránh tiếp xúc...

Cách chữa dị ứng thời tiết

10 cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả tại nhà

Dị ứng thời tiết là một tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến. Nó xảy ra khi khí hậu có sự thay đổi đột ngột. Lúc này cơ thể...

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu là thắc mắc của không ít bạn đọc. Được biết, tốc độ phục hồi phụ thuộc nhiều vào mức độ dị ứng,...

Dị ứng đạm sữa bò là gì? Nguy hiểm không? Cách xử lý

Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng lại với protein có trong sữa bò (whey, casein,...). Tình trạng này ảnh hưởng chủ yếu đến...

Dị ứng hải sản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng. Dị ứng hải sản không chỉ gây nổi mề đay, phát ban và ngứa da mà...

Mẹo trị dị ứng da mặt bằng khổ qua và lưu ý

Trị dị ứng da mặt bằng khổ qua là mẹo dân gian an toàn, đơn giản, dễ thực hiện và đã được nhiều người áp dụng thành công tại nhà....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn