Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Ổi không chỉ là trái cây mang giá trị dinh dưỡng mà còn có tác dụng để chữa bệnh đau dạ dày không phải ai cũng biết. Tuy nhiên nếu áp dụng sai cách thì sẽ làm mất đi công hiệu vốn có của chúng. Vì vậy mà bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn mẹo áp dụng chữa dạ dày đúng cách và nhanh khỏi. 

Công dụng chữa đau dạ dày của lá ổi

Ổi là loại trái cây quen thuộc và phổ biến đối với người dân Việt Nam và mang nhiều tên gọi khác như ổi cảnh, ổi ta, đây là một loại cây ăn quả xuất hiện khá là lâu và có nguồn gốc từ Brazil. Ổi được biết đến bởi trong thành phần chứa nhiều vitamin C được sử dụng để ăn và chế biến thành các loại thực phẩm tiêu dùng như mứt sấy khô hay đóng hộp, hoặc chế biến thành nước ép ổi hay trà ổi.

Chữa đau dạ dày bằng lá ổi
Các bộ phận của ổi đều có chức năng chữa bệnh, trong đó có lá búp ổi non giúp chữa đau dạ dày hiệu quả

Bên cạnh xem ổi như là một món tráng miệng thông thường thì trong thành phần của ổi và các bộ phận khác của nó có chứa các hoạt chất có tác dụng chữa một số bệnh rất hiệu quả, trong đó có bệnh đau dạ dày.

Hầu hết các bộ phận của ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được chế biến thành thuốc. Trên thực tế các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, dịch tiết ra từ các bộ phận của ổi đều có khả năng kháng khuẩn cao và làm se niêm mạc dạ dày.

Theo Y học hiện đại, trong lá ổi có chứa nhiều thành phần như tinh dầu, tanin pyrogalic, axit maslinic, axit guajavalic, coalpha-limonen, axit guajavalic, beta-sitosterol,… có khả năng kháng viêm và sát khuẩn, được sử dụng để chữa các bệnh về viêm dạ dày ruột cấp tính và mãn tính, sang thương xuất huyết, đại tiện phân lỏng, cửu lỵ, tiểu đường,…

Theo Đông y, trong búp ổi có vị đắng, tính ấm, có công dụng giải độc, tiêu thủng. Bên cạnh đó trong lá ổi có chứa tinh dầu và hoạt chất chống viêm cho nên được sử dụng nhiều trong việc điều trị viêm loét và chữa lành các vết thương hiệu quả.

Ngoài ra, thịt của ổi còn chứa các vitamin và sắt có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và nhiễm siêu vi, có khả năng cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa các bệnh về da rất tốt.

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách

Sau khi tìm hiểu về công dụng của các bộ phận của ổi, tiếp theo bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lá ổi chữa đau dạ dày đúng cách mà không làm mất đi công hiệu của nó. Bạn có thể tham khảo mẹo sử dụng lá ổi chữa đau dạ dày theo những cách như sau:

1. Chữa đau dạ dày bằng lá ổi và gạo lứt

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú vì trong thành phần gạo lứt có chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, mangan, photpho, kali, canxi,… và nguồn vitamin dồi dào như vitamin B1, B2, B3, B6, E, K,…. giúp ngăn chặn nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, trong gạo lứt còn hỗ trợ chữa bệnh dạ dày, giúp ngăn chặn được sự thẩm thấu của các acid dịch vị trong dạ dày, giúp củng cố thành dạ dày khỏi sự ăn mòn của axit. Kết hợp lá ổi và gạo lứt sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau dạ dày.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 100g lá ổi non
  • 800ml nước tinh khiết
Chữa đau dạ dày bằng lá ổi
Kết hợp lá ổi và gạo lứt sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau dạ dày

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá ổi rửa sạch, đem thái nhỏ và sao khô cùng với gạo lứt, để lửa nhỏ (sao cho đều tay vì gạo rất dễ bị cháy và không tốt cho sức khỏe).
  • Bước 2: Sau khi sao khô thì đổ 800ml nước tinh khiết vào đun sôi cho đến khi nước rút còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước để ấm rồi uống.
  • Bước 3: Sử dụng nước lá ổi trước mỗi bữa ăn từ 30 – 45 phút. Mỗi ngày có thể sử dụng uống từ 2 – 3 lần tùy vào mức độ.

Nước lá ổi kết hợp với gạo lứt sẽ có vị nhạt, tuy nhiên người bệnh không nên cho thêm đường hoặc mật ong vì có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc. 

2. Trà lá ổi tươi chữa đau dạ dày

Bên cạnh đó, sử dụng lá ổi để điều chế thành trà để uống cũng là một giải pháp giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả. Có rất nhiều cách để pha trà lá ổi và người không bị bệnh cũng có thể thưởng thức.

Nước  ép lá ổi có tác dụng giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa. Nước ép hoặc trà lá ổi có khả năng kích thích sản xuất một số enzym tiêu hóa và ngăn ngừa được chứng ngộ độc thực phẩm.

Một số loại lá ổi có thể hãm thành trà như: trà lá ổi tươi, trà lá ổi khô, trà lá ổi bột khô và trà lá ổi thanh nhiệt. 

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 10 – 15 lá ổi tươi
  • 250ml nước
  • 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất
Chữa đau dạ dày bằng lá ổi
Trà lá ổi tươi chữa đau dạ dày

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá ổi tươi và ngâm với nước muối loãng. Sau đó đem đun sôi trong vòng 15 phút.
  • Bước 2: Sau khi sôi, lọc lấy nước cốt để uống và loại bỏ lá.
  • Bước 3: Rót vào ly và cho thêm chút mật ong để uống.

Lưu ý khi dùng lá ổi chữa đau dạ dày

Vì đây là bài thuốc dân gian nên chỉ có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, chứ không phải là dược liệu có thể điều trị bệnh hoàn toàn. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên lưu ý những vấn đề sau: 

  • Nên sử dụng lá ổi non vì trong lá ổi non có chứa hoạt chất Tanin rất tốt cho dạ dày.
  • Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho bệnh nhân bị chứng đau dạ dày nhẹ, bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để bệnh có thể thuyên giảm rõ rệt.
  • Trong thành phần của lá ổi có thể kỵ với thành phần của thuốc tây, vì vậy người bệnh cần tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cân nhắc trước khi áp dụng.

Bên cạnh sử  dụng lá ổi để chữa đau dạ  dày, bạn cũng cần thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng đầu óc. Đồng thời, bạn cũng nên đến thăm khám sức khỏe định để theo dõi tình trạng của bệnh, từ đó có thể sớm phát hiện và điều trị dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa đau dạ dày bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày từng cơn – Cảnh giác kẻo nhập viện

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Dưới nhiều tác động của chế độ dinh dưỡng và môi trường, bộ phận này...

Đau dạ dày: Vị trí đau, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Đau dạ dày (tên gọi khác là đau bao tử) là một loại bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác...

Test vi khuẩn HP dương tính là gì? Cần làm gì?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây nên các cơn đau thắt ở dạ dày. Nếu không được phát hiện và chữa trị thì người bệnh dễ bị loét dạ...

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Sữa chua là thực phẩm cung cấp các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa giúp chữa các chứng khó tiêu, đầy bụng,.... Vậy sữa chua dùng cho người bị trào...

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Đau dạ dày là nỗi ám ảnh với nhiều người. Những cơn đau không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, nôn nao khiến người bệnh khó chịu mà còn...

Vi khuẩn HP sinh trưởng và phát triển tốt trong axit dạ dày. Tuy nhiên, chỉ có loại khuẩn HP mang gen CagA mới gây ra chứng viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Vi khuẩn HP là một chủng vi khuẩn có khả năng sinh sống trong môi trường axit dạ dày của con người. Tên khoa học đầy đủ của chủng HP...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn