Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc, giải pháp điều trị

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Dùng lá muồng trâu trị vảy nến có khỏi được không?

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Những cách chữa bệnh vảy nến tại nhà mặc dù không giúp trị khỏi bệnh nhưng lại góp phần tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng và nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị y khoa. Dưới đây là 16 cách đơn giản đang được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Bệnh vẩy nến là một tình trạng da tự miễn mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch kích hoạt sự sản xuất quá mức của các tế bào da mới. Hiện tượng này khiến da xuất hiện các mảng vảy trên nền da đỏ, tập trung chủ yếu ở các khu vực da bị khô và có nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, đầu gối hay trên đầu. Mặc dù vậy, bất cứ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến.

Một số biện pháp chữa vảy nến tại nhà có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Chúng được bệnh nhân áp dụng song song với các phương pháp điều trị y khoa để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

cách chữa bệnh vảy nến tại nhà
Nhiều cách chữa bệnh vảy nến tại nhà có thể giúp làm giảm triệu chứng cho người bệnh

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện thì một số nguyên liệu như giấm táo, nha đam, hay nghệ cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để đẩy lùi bệnh vảy nến.

1. Chữa vảy nến bằng giấm táo

Không chỉ đơn thuần được sử dụng để trộn salad hay các món gỏi, giấm táo còn được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chống lại bệnh vảy nến. Nguyên liệu này chứa axit lactic có thể giúp sát khuẩn, giảm ngứa, nhẹ nhàng loại bỏ các mảng vảy bám trên bề mặt da mà không làm tác động đến tổn thương.

Để chữa vảy nến, bạn hãy lấy một lượng giấm táo vừa đủ thoa lên khu vực bị bệnh. Để khô tự nhiên và chờ khoảng 15 phút sau hãy rửa lại cho sạch. Tránh thoa giấm lên da khi đang bị chảy máu hoặc có vết nứt bởi nó có thể khiến bạn bị xót và có cảm giác bỏng rát.

2. Tắm muối Epsom – Cách chữa bệnh vảy nến đơn giản

Muối Epsom chứa hai thành phần chính là magie và sulphat. Trong khi magie có tác dụng giảm viêm nhiễm ở vùng da bị vảy nến thì sulphat lại có tác dụng giảm đau, đào thải độc tố, tạo điều kiện để tổn thương trên da nhanh được chữa lành.

Thêm muối Epsom vào trong bồn nước ấm và ngâm mình vào đó 20 phút để làm dịu kích ứng, giảm ngứa trên da. Trong quá trình tắm, bạn nên kết hợp mát xa toàn thân để kích thích lưu thông máu đưa dưỡng chất đến chữa lành vùng da bị nhiễm bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp bị vảy nến ngoài da và cả người bị viêm khớp vảy nến.

Thử nghiệm chiết xuất từ nha đam thoa lên da ở người bị vảy nến cho thấy nó có tác dụng làm sạch đáng kể các mảng vảy trên da, đồng thời giảm viêm đỏ và cảm giác ngứa ngáy khó chịu thường thấy ở những bệnh nhân bị vảy nến.

cách trị vảy nến bằng nha đam
Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm ngứa, chống viêm nhiễm ở vùng da bị vảy nến

Với cách chữa bệnh vảy nến tại nhà này, mỗi ngày bạn có thể lấy gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng vài lần trong 1 tháng. Ngoài ra, bạn nên kết hợp uống mỗi ngày một ly nước ép nha đam để thấy sự cải thiện rõ rệt cả bên trong lẫn bên ngoài.

4. Tắm nắng chữa vảy nến

Nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến. Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh nên bắt đầu với liệu pháp chữa trị bệnh vảy nến này bằng cách phơi nắng mỗi ngày một lần kéo dài trong 5 – 10 phút.

Điều quan trọng cần nhớ là phải bảo vệ vùng da khỏe mạnh bằng cách thoa kem chống nắng và mặc quần áo che phủ, chỉ để vùng da bị vảy nến tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sau vài ngày làn quen, có thể tăng dần thời gian phơi nắng lên 30 giây mỗi ngày.

Một số người sử dụng giường tắm nắng trong nhà để thay thế. Tuy nhiên theo các chuyên gia giường tắm nắng chủ yếu phát ra tia UVA. Trong khi đó tia UVB trong ánh nắng mặt trời lại có tác dụng tốt hơn cho người bị vảy nến. Sử dụng giường tắm nắng cũng khiến da dễ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thử nghiệm phương pháp phơi nắng để khắc phục bệnh tại nhà. Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử bị ung thư da hoặc trong gia đình có người từng mắc căn bệnh ung thư này thì nên tránh xa ánh nắng mặt trời và tìm kiếm một cách chữa bệnh vảy nến khác an toàn hơn.

5. Bổ sung axit béo omega 3

Trong một cuộc khảo sát được tiến hành trên 1.206 bệnh nhân bị vảy nến được bổ sung omega 3 vào chế độ ăn, có khoảng 45% trong số họ thấy rõ được sự cải thiện trên da theo chiều hướng tích cực.

Axit béo omega 3 là một chất đã được chứng minh về khả năng giảm viêm tự nhiên. Điều này có lợi cho bệnh vảy nến bởi phản ứng viêm chính là nguyên nhân kích hoạt tình trạng sưng đỏ và đóng vảy ngứa trên da.

Bạn có thể bổ sung omega 3 bằng cách dùng dầu cá. Ngoài ra, chất này cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như:

  • Hạt lanh
  • Quả hạch
  • Hạt hướng dương
  • Dầu mè
  • Đậu nành
  • Cá béo: Cá hồi, cá tuyết, cá thu…

Liều lượng bổ sung omega 3 mỗi ngày được khuyến cáo không được vượt quá 3g mỗi ngày. Tiêu thụ nhiều hơn mức này có thể làm loãng máu của bạn. Nếu bạn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như Warfarin, hãy cẩn trọng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng và cách bổ sung omega 3 thích hợp.

6. Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng kem Capsaicin

Capsaicin là thành phần được chiết xuất từ ớt đỏ. Chất này có khả năng kháng viêm và kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến. Ngày nay, Capsaicin được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại kem bôi điều trị tại chỗ cho các vấn đề về da, bao gồm cả bệnh vảy nến.

chữa vảy nến bằng kem Capsaicin
Capsaicin đã được chứng minh về khả năng giảm hiện tượng đỏ và ngứa da khi bị vảy nến

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ vào năm 1986, 44 bệnh nhân bị vảy nến xuất hiện triệu chứng ở mức độ trung bình đến nặng được thử nghiệm bôi kem Capsaicin trong 6 tuần. Một nửa trong số họ nhận thấy các dấu hiệu khó chịu của bệnh giảm đáng kể. Mặc dù thời gian đầu thoa kem, da họ có cảm giác châm chích, ngứa và tấy đỏ nhưng hiện tượng này đã không còn sau một thời gian sử dụng kem.

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 98 bệnh nhân vào năm 1993 cũng cho thấy, với tần suất sử dụng kem 4 lần/ngày trong 6 tuần liên tục, các triệu chứng đỏ ngứa đã cải thiện đáng kể, độ dày của vảy da cũng giảm hơn so với trước.

Kem capsaicin có bán sẵn tại các hiệu thuốc và cửa hàng trực tuyến. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và mua về sử dụng để chữa vảy nến.

7. Cách trị vảy nến bằng củ nghệ

Dùng củ nghệ là một trong những cách chữa bệnh vảy nến đang được nhiều bệnh nhân tin dùng. Với hàm lượng curcumin phong phú, nghệ có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào giúp tổn thương trên da nhanh chóng phục hồi mà không để lại sẹo.

Bạn có thể sử dụng nghệ tươi bôi lên da 2 lần mỗi ngày trong vài tuần liên tục để làm giảm kích thước của các mảng da đỏ, ngăn chặn không cho tổn thương lan rộng.

8. Tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Béo phì là yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự khởi phát của bệnh vảy nến ở một số người. Thực tế, những người bị thừa cân, béo phì thường phải gánh chịu những triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn so với người có cân nặng khỏe mạnh.

Nếu bạn đang bị dư thừa trọng lượng cơ thể, hãy giảm cân để cải thiện tình trạng vảy nến. Tập thể dục là một phương pháp giảm cân, đốt cháy lượng calo dư thừa hiệu quả. Nó mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời còn kích thích lưu thông máu đến vùng da bị bệnh, giúp tổn thương được cung cấp nhiều dưỡng chất để tái tạo nhanh hơn.

Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cũng là chìa khóa để duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, đồng thời góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên. Trong bữa ăn hàng ngày bạn cần lưu ý:

  • Cắt giảm các thực phẩm nhiều đường và chất béo
  • Bổ sung protein lành mạnh từ nguồn thịt nạc và thực vật
  • Loại bỏ các thực phẩm chế biến ra khỏi thực đơn
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Bổ sung các thực phẩm có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh như quả mọng, gừng, nghệ, rau có lá màu xanh đậm, cá béo…

9. Cách chữa bệnh vảy nến bằng tinh dầu

Nhiều loại tinh dầu được sử dụng như một loại kem bôi ngoài da để chữa vảy nến tại nhà. Bao gồm:

  • Dầu cây trà: Loại tinh dầu này có tác dụng sát khuẩn, khử trùng, dưỡng ẩm, làm mềm vảy và xoa dịu cơn ngứa trên vùng da bị bệnh. Bạn có thể lấy dầu thoa trực tiếp lên da 2 – 3 lần trong ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Một số người cảm thấy bệnh vảy nến da đầu của họ tiến triển khá hơn khi thêm dầu cây trà vào trong dầu gội.
cách chữa bệnh vảy nến bằng dầu cây trà
Dầu cây trà được sử dụng như một loại thuốc điều trị tại chỗ cho bệnh vảy nến
  • Dầu ôliu: Tinh dầu ôliu chứa nhiều omega 3, vitamin E và các loại axit amin có tác dụng kháng viêm, chống khô da, làm dịu kích ứng khu vực bị ảnh hưởng. Duy trì thói quen thoa dầu dừa lên da 2 lần mỗi ngày hoặc thêm một ít dầu dừa vào trong nước tắm nếu bạn bị vảy nến ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng dầu dừa, dầu thầu dầu, dầu oải hương hay tinh dầu bạc hà đều có tác dụng tương tự.

10. Duy trì độ ẩm trên da

Da bị khô có thể kích thích cơn ngứa và làm tình trạng bong tróc vảy trở nên nghiêm trọng. Do đó, giữ ẩm cho da là việc làm vô cùng quan trọng.

Để giữ cho da luôn ngậm nước, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên, không có mùi thơm hay chất tẩy trắng để đảm bảo tổn thương trên da không bị kích ứng nặng hơn.
  • Lắp đặt máy tạo độ ẩm trong nhà: Máy khuếch tán hơi nước sẽ giúp duy trì độ ẩm không khí trong nhà, giúp làn da vốn đã nhạy cảm của bạn không bị khô và ngứa ngáy thêm.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước cho cơ thể là cách chữa bệnh vảy nến tại nhà tự nhiên dễ dàng mà bạn có thể không nghĩ tới. Uống nhiều nước lọc sẽ giúp các tế bào da luôn ngậm đủ nước nên hạn chế được cơn ngứa và giảm bong tróc vảy, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn có thể thay thế một phần nước lọc bằng nước ép trái cây, rau củ để bổ sung thêm dưỡng chất giúp tổn thương nhanh chóng được tái tạo.

12. Bổ sung Probiotic giảm viêm, cải thiện triệu chứng vảy nến

Probiotic là các vi khuẩn có lợi được tìm thấy nhiều trong sữa chua và các thực phẩm lên men. Bạn cũng có thể tiêu thụ chúng dưới dạng chế phẩm bổ sung.

Vảy nến là một căn bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Trong khi đó, probiotic có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.

13. Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng bột yến mạch

Sử dụng bột yến mạch là một phương pháp tự nhiên để xoa dịu làm da đang bị kích ứng, ngứa ngáy vì vảy nến. Nếu chỉ bị bệnh ở một vùng da nhỏ trên cơ thể, bạn có thể lấy bột yến mạch ngâm với nước ấm cho nở rồi đắp lên da.

cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng bột yến mạch
Ngâm mình trong bồn nước ấm chứa bột yến mạch sẽ giúp làm dịu kích ứng ở vùng da bị vảy nến

Trường hợp bị nến toàn thân, hãy thêm 1 chén bột yến mạch vào trong bồn nước tắm của bạn và ngâm mình vào trong đó thư giãn khoảng 10 phút mỗi ngày. Cần đảm bảo nước tắm có độ ấm vừa phải, không được quá nóng nếu bạn không muốn làm da bị kích ứng nghiêm trọng hơn.

14. Kiểm soát căng thẳng

Stress có thể kích hoạt các triệu chứng bệnh vảy nến bùng phát. Vì vậy bạn cần tìm cách giảm bớt và kiểm soát căng thẳng để có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Một số hoạt động dưới đây có thể giúp bạn xoa dịu trạng thái căng thẳng của thần kinh và cải thiện tâm trạng:

  • Tập yoga
  • Thiền định
  • Hít thở sâu
  • Xem phim
  • Nghe nhạc
  • Làm những công việc mình yêu thích…

15. Massage trị liệu

Massage là một cách tuyệt vời để kiểm soát căng thẳng. Liệu pháp xoa bóp cũng đặc biệt có lợi cho người bị viêm khớp vảy nến. Nó giúp khớp được thư giãn và tăng cường máu lưu thông đến nuôi dưỡng khớp bị tổn thương, đẩy nhanh tốc độ tái tạo.

Khi massage, hãy thoa một chút tinh dầu bên ngoài khớp bị bệnh và thực hiện thao tác một cách nhẹ nhàng để dầu thấm sâu vào bên trong, làm tăng hiệu quả trị liệu.

16. Cách trị vảy nến bằng thuốc không kê đơn

Sử dụng các loại kem bôi hay dầu gội chứa axit salicylic có thể giúp làm, mềm da, kích thích bong sừng, loại bỏ các mảng vảy trắng trên bề mặt tổn thương. Các sản phẩm này bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây mà không cần có sự kê đơn của bác sĩ.

cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng thuốc không kê đơn
Bệnh nhân bị vảy nến có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để khắc phục triệu chứng bệnh tại nhà

Mặc dù đem lại lợi ích cho người bị vảy nến nhưng axit salicylic có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức. Tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng.

Trên đây là những cách chữa bệnh vảy nến tại nhà đơn giản, dễ áp dụng. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi áp dụng những mẹo trị bệnh này để đảm bảo chúng thực sự có hiệu quả và phù hợp với mức độ bệnh hiện tại của bạn. Trong quá trình thực hiện, bạn cũng cần theo sức khỏe của bản thân để đảm bảo rằng bệnh có tiến triển tốt khi chữa trị tại nhà.

Bình luận (53)

  1. Apples says: Trả lời

    Chữa trị bằng phương pháp tắm nắng mỗi ngày có nghĩa là lúc đó không cần bôi kem chống nắng ạ, em sợ da yếu nhạy cảm nên lúc nào cứ ra ngoài là đều bôi kem chống nắng hết. Không ngờ ánh nắng cũng giúp điều trị.

  2. Hằng Nguyễn says: Trả lời

    Mọi người điều trị rồi tư vấn cho mình với ạ. Mình bị vẩy nến khi mang bầu tháng thứ 2. Mình bị vẩy nến toàn thể giọt rải rác cả người. Nhưng đến tháng thứ 5 thì không dùng thuốc gì mà tự nhiên đỡ nhiều rồi, xong sinh con xong được 8 tháng, bệnh lại xuất hiện tái nặng hơn, cứ sợ lây cho con nhưng bác sĩ nói bệnh này không lây. Mình chẳng dám đi làm nữa vì sợ mọi người trong cơ quan kỳ thị nên đang xin nghỉ thêm để điều trị. Mà dùng thuốc tây cứ sợ ảnh hưởng tới sữa Đọc các thông tin về bệnh này mà hoang mang quá. Bao nhiêu cách chữa khác nhau, biết theo điều trị cách nào thì hợp lý và hiệu quả ạ

    1. Sầu riêng says: Trả lời

      Chị nghiên cứu chỗ trung tâm thuốc dân tộc thử đi chị, em cũng đang tìm hiểu bên đó, dự định mai đến khám lấy thuốc, tìm hiểu mấy trang báo thấy phản hồi cũng tốt lắm mà lại dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ cho con bú chị ạ, chị đọc thêm ở bài viết này này https://www.tapchidongy.org/thanh-bi-duong-can-thang-chua-vay-nen-viem-da-co-dia-co-tot-nhu-loi-don.html

    2. Hoàng Thị An Linh says: Trả lời

      Tớ có thằng em năm nay 9 tuổi, mẹ tớ đẻ cố thằng con trai nên hai chị em cách nhau gần 20 tuổi. Năm lên 7 nó bắt đầu xuất hiện tình trạng da khô bong tróc vảy trắng nhiều, thành từng đám đám khoảng 3,4 cm ý, Đi khám viện làm xét nghiệm đủ kiểu thì bác sĩ kết luận là vẩy nến thể mảng điều trị theo đơn viện da liễu và bôi thuốc nhưng chỉ đỡ một thời gian ngắn rồi lại bị lại và nặng hơn lần trước. Mà mùa đông bị nặng hơn mùa hè, tớ thấy thế nên mua thêm cả các loại dưỡng ẩm lành tính cho nó mà vẫn chả ăn thua. Sau đó mẹ tớ cũng đã cho em uống thuốc đông y một vài ông lang nhưng cũng không thấy đỡ mấy. Có thể là do chưa gặp thầy gặp thuốc.Nhìn em bị bong da khắp toàn thân tớ thương lắm mà chẳng biết làm thế nào. Đang tuổi ăn tuổi học mà chẳng dám tiếp xúc với bạn bè, cứ lầm lũi nhìn thương vô cùng. Tớ mới thử lên mạng với các diễn đàn thấy nhiều người chữa bằng thuốc thanh bì dưỡng can thang khỏi lắm nên mua thuốc cho em dùng. Có thuốc bôi, uống và cả thuốc lá tắm, Mới đầu dùng thì thấy bệnh nặng hơn đôi chút cũng lo lắm mà xong bác sĩ bảo tiến triển bệnh vậy nên yên tâm dùng tiếp thì thấy hiệu quả tốt thật bạn ạ, hết tháng đầu đỡ 4, 5 phần rồi. Sang tháng thứ 2 thì da đỡ ngứa đi nhiều, bong vảy cũng chỉ 1 chút thôi. 3 tháng thì hoàn toàn khỏi chỉ để lại thâm sẹo 1 chút do trước đấy em ấy gãi nhiều. Mà dẫn em đi khám tớ thấy cũng có chị mới sinh con nhỏ vẫn dùng được thuốc. Nên bạn cứ thử đến khám hay gọi hỏi để bác sĩ tư vấn xem.

    3. Hằng Nguyễn says: Trả lời

      Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ nha, để mình đọc thông tin bên này xem sao, được thì mình sẽ sắp xếp đến khám. Mong là thuốc an toàn và hiệu quả.

  3. Phan Hòa says: Trả lời

    Vẩy nến mà cũng bôi nghệ để điều trị được á, lần đầu tiên nghe thấy luôn. Thế thì bôi mấy tuýp nghệ nano có được không mọi người? Thấy bên thái dương có loại tuýp mới không có màu, chứ bôi nghệ vàng hết cả người thì nhìn cũng ghê lắm.

    1. Quốc_HD says: Trả lời

      Tôi nghĩ nghệ chỉ làm lành vết sẹo thâm và sát khuẩn da thôi, chứ bệnh vẩy nến quan trọng là cấp ẩm để da không bị khô cơ. Có thể bôi dầu dừa, dầu oliu… tôi thấy đỡ hơn đó.

    2. Lê Bảo Sơn says: Trả lời

      Các bác mua demovat về mà bôi, hiệu thuốc nào cũng có mà có tầm chưa đến 100 ngàn, quá rẻ luôn. Tôi từ lúc phát hiện bệnh mua về bôi tầm 1 tuần là đỡ bệnh, xong cứ lúc nào nổi lại lây ra bôi, chứ bệnh này đâu thể khỏi hẳn được đâu.

    3. Quốc_HD says: Trả lời

      Thôi rồi ông, ông bôi suốt như thế thì có mà chỉ thêm hại da ấy chứ. Thuốc đấy thành phần corticoid thì chả đỡ nữa, cái đấy chống viêm mạnh, bệnh nào ngoài da cũng đều đỡ hết nhưng tác dụng phụ thì vô vàn nên chỉ nên bôi 1 thời gian ngắn thôi. Muốn dùng cũng phải theo chỉ định và có sự theo dõi của bác sĩ.

  4. Mắt Biếc says: Trả lời

    Con em mới 11 tuổi mà đã bị bệnh vẩy nến, điều trị bác sĩ Da Liễu 1 năm nay mà không hết, bệnh ngày càng lan rộng ra.Em buồn quá mà không biết giúp con như thế nào, giá mà có thể mang bệnh thay cho con. Em đang thử mấy phương pháp tắm lá trầu không với lá khế chua, uống lá lốt đun mà nghe có vẻ tiến triển chậm quá.

    1. Anh phương says: Trả lời

      Không biết do môi trường ô nhiễm khí thải độc hại hay gì mà giờ nhiều bé bị bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa lắm chị, cháu gái em cũng bị. Chị cho cháu bổ sung uống thêm vitamin tăng sức đề kháng rồi omega dầu cá, ăn nhiều cá hồi cá thu, hạt ngũ cốc ý ạ

  5. Nguyễn Thanh Nga says: Trả lời

    Mình dùng thanh bì dưỡng can thang liên tục được gần 3 tháng, các nốt gần như hết, da đang tái tạo, trước thì cứ thức khuya hay căng thẳng lo lắng là lại nổi thêm nhiều nốt mới mà đợt này công việc nhiều cũng không thấy như vậy nữa. mình đang cố gắng kiên trì hết liệu trình xem có hết hẳn không? chưa bao giờ mà dùng thuốc bệnh của mình đỡ được 80-90% như lần này.

    1. Châu Bùi says: Trả lời

      Chị ơi em mới chớm bị bệnh này, em nổi 1 ít ở vùng cẳng tay, da hơi hồng hồng với bong tróc vảy. Em cũng đi làm xét nghiệm chẩn đoán đúng là bệnh vảy nến rồi đang dùng thuốc theo đơn của bệnh viện. Em tính hết thuốc mà không khỏi cũng ra trung tâm đó chữa. Nhưng mà cho em hỏi chút, Em nghe nói bệnh này ăn uống sinh hoạt phải kiêng lắm đúng không ạ. Tại em cũng để ý thấy ăn những loại thực phẩm này thì tối về ngứa không ngủ được, sáng hôm sau thức dậy đã thấy da mẩn đỏ và bong vảy nhiều hơn rồi

    2. Lan Alaska says: Trả lời

      Chế độ ăn uống sinh hoạt là nhân tố gây kích hoạt hoặc làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, nên đúng là bạn sẽ phải kiêng một số đồ ăn không có lợi cho căn bệnh này. Thực ra đây chỉ là việc thay đổi thói quen ăn uống, mình nghĩ vẫn còn nhiều đồ ăn uống ngon, bổ mà lại tốt cho bệnh vẩy nến. kiêng đồ hải sản, đồ tanh, những đồ muối chua lên men này, cả đồ cay nóng, rượu bia nữa

    3. Tò tí te says: Trả lời

      Chị Nga xài thuốc bên chỗ đó thấy có dễ uống không chị? Với ví dụ giờ em đi khám thì không biết thủ tục có lằng nhằng không, trong vòng 1 buổi sáng có khám xong được không chị, dạo gần đây công ty em nhiều việc quá nên rất khó xin nghỉ được cả ngày.

    4. Nguyễn Thanh Nga says: Trả lời

      1 buổi sáng là xong thôi em ơi, em đặt lịch khám trước xong đến sẽ được sắp xếp khám đúng giờ, thuận tiện lắm. Tại bên trung tâm đông bệnh nhân tới khám lắm nên mình hẹn trước sẽ được ưu tiên. Có gì em tham khảo quy trình khám và đặt lịch ở trang này nhé https://www.thuocdantoc.org/kham-chua-benh

    5. Tò tí te says: Trả lời

      Hình như thuốc này là dạng cao rồi chị nhỉ, không cần phải sắc thuốc đúng không? Em đi làm suốt không có thời gian đun sắc, hoặc nếu bên họ mà sắc sẵn cho mình thì tốt ạ.

    6. Nguyễn Thanh Nga says: Trả lời

      Đúng rồi em, em không cần đun đâu, mang thuốc về mỗi lần uống thì pha 1 viên với nước nóng rồi uống. Bây giờ dùng thuốc đông y tiện hơn ngày xưa nhiều rồi, chị nhớ hồi bé mẹ sắc thuốc mà phải trông mấy tiếng đồng hồ mới được 1 bát thuốc.

  6. Tuyết Trinh says: Trả lời

    Ngoài dùng thuốc thì cũng cần chú ý 1 số thứ. Qua quá trình chữa bệnh mình xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm như sau:
    1- Tránh các căng thẳng lo lắng stress
    2- Nên bỏ hẳn rượu bia và hạn chế các chất kích thích, thức ăn nhiều đạm
    3- Hãy giữ nếp sống sinh hoạt khoa học hợp lý, tắm thường xuyên ( không nên tắm nước nóng và không nên gãi, chà sát mạnh, không nên tắm xà phòng), sử dụng dưỡng ẩm đều đặn 3 lần/ ngày.
    Mong là mọi người cũng nhanh khỏi bệnh.

  7. July Nguyễn says: Trả lời

    Muối Epsom là loại gì thế các bạn ơi, muốn mua loại này thì mua ở đâu, thấy ghi cách này áp dụng cho cả vảy nến thể khớp. Mẹ tôi bị nặng quá rồi, ban đầu chỉ ngoài da thôi mà chủ quan không chữa, giờ thì biến sang cả thể khớp, đau nhức các khớp luôn.

    1. Hữu chính says: Trả lời

      Em lên lazada thấy bán nhiều lắm mà không biết thực chất thế nào. Em có hỏi bác sĩ đang điều trị cho em thì bác ý bảo cái này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị thôi còn đâu vẫn phải dùng thuốc uống bôi mới được

  8. Lan Anh Phômaique says: Trả lời

    Năm nay em 20 tuổi bị vẩy nến da đầu hơn 3 năm nay, em có sử dụng nhiều biện pháp như uống thuốc tây, thuốc nam, mẹo gia truyền nhà thầy lang nhưng vẫn không ăn thua, một thời gian sau lại bị lại.Ai chữa khỏi được bệnh này dứt điểm rồi mách em với ạ, chứ thực sự em bế tắc lắm rồi ạ, em xin cảm ơn.

    1. Ngọc Hà Store says: Trả lời

      Em ra hiệu thuốc mua lọ kem Capsaicin về nhà rửa vệ sinh sạch sẽ bôi ngày 3-4 lần là khỏi.Chị cũng hay mua bôi cho chồng chị cũng thấy đỡ nhiều đấy, không bị ngứa ngáy đâu.

    2. Phan Thu Thảo says: Trả lời

      Mình thì ngoài việc dùng thuốc bôi mua ở hiệu thuốc ra thì mình có mua bột yến mạch về ngâm tắm ở nhà thấy cũng khá ổn.Mỗi tội mua bột yến mạch thì tốn chi phí, nếu nhà bạn có nha đam thì dùng nha đam cũng được mềm da, dưỡng ẩm luôn

    3. Yến Xôi says: Trả lời

      Mình thấy dùng các phương pháp dân gian chỉ tạm thời chứ điều trị khỏi khó lắm.Ai mới thì còn được chứ mãn tính lâu năm rồi thì có mà còn lâu mới khỏi được.Thực ra nếu chỉ làm giảm cơn ngứa thì chỉ cần bôi thuốc và uống 1 đợt thuốc tây là cũng ok rồi chứ cách nhách làm mấy thứ kia vừa tốn thời gian vừa tốn công sức.Mẹ mình ngày xưa bị cũng hay áp dụng mấy phương pháp đấy lắm nhưng mà có ăn thua đâu không giữ vệ sinh sạch sẽ có mà bị nhiễm trùng ý.Mẹ em mình nói thật chứ bảo thủ và cố chấp lắm không biết nghe mấy bà hàng xóm cứ ở nhà tự điều trị là khỏi thôi, nào có thấy khỏi đâu mà còn bị nặng hơn.Phần da bị vảy nến lan hết xuống dọc gáy xuống cổ, nhìn bong tróc ghê lắm, ngứa khó chịu là mẹ lại gãi chảy cả máu. Sau mình được đứa bạn học cùng quân sự ở đội 105 mách cho bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang bên trung tâm thuốc dân tộc mà trước nó cũng mua về điều trị cho người nhà khỏi, nên mình cũng tin tưởng đưa mẹ đến trung tâm bên Nguyễn Thị Định khám và lấy thuốc. Bác sĩ chỉ định cho thuốc uống, thuốc bôi và lá tắm vì của mẹ mình đã bị nhiễm trùng rồi nên phải giữ vệ sinh sạch sẽ. Mẹ về uống được 1 tháng thì thấy tình trạng ngứa đã thuyên giảm, mấy chỗ bị bệnh không thấy bị lan ra thêm nữa, duy trì uống thuốc kết hợp với ăn uống sinh hoạt khoa học thì sau 3 tháng tình trạng của mẹ mình cũng đỡ được 80% rồi, đợt vừa rồi mới đi lấy thêm tháng thuốc nữa để uống nốt. Mẹ mình có giới thiệu cho mấy người bạn của mẹ mình qua bên đó khám cũng đỡ nhiều các cô ấy đều khen lắm. Bạn thử tham khảo qua đấy xem nhé, à gửi bạn bài tham khảo đứa bạn mình nó gửi này xem để thêm thông tin https://vhea.org.vn/thuc-hu-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-chua-vay-nen-19837.html

  9. Mộc Châu says: Trả lời

    Bà nội em hay dùng cách dân gian lắm bà bảo ngày xưa bé bà bị là cụ lại dùng nhiều cách chữa nên bà khỏi đó.Giờ đến em bị mà bà em cho dùng lá khế chua tắm rồi đắp lá trầu nhưng không thấy đỡ nhỉ hay mỗi người một cách riêng.hahaa

    1. Mori says: Trả lời

      Này dùng mẹo dân gian phải cẩn thận nhé, ngày xưa các cụ tự trồng nó lành giờ nhiều loại trồng dùng thuốc hoá học không cẩn thận bệnh thêm vào nhiều còn nhiễm trùng ý

    2. Ngoc Anh KT says: Trả lời

      Em dùng các mẹo này thì không có kết quả toàn phải uống thuốc tây và bôi ngoài da đấy, có kết quả nhưng mà dùng nhiều thuốc tây cũng sợ cơ, bây giờ mình cứ dùng thì không bị nhưng ngưng thuốc cái là ý rằng lại bị lại khổ lắm, chả biết đã ai dùng bài thuốc đông y kia chưa để hỏi xem có hiệu quả thực sự với lâu dài không để dùng

    3. Hoa Đồng Nội says: Trả lời

      Thuốc thanh bì dưỡng can thang của bên trung tâm thuốc đúng không c.Em cũng được bạn giới thiệu cho thuốc đó về dùng nè, dùng thấy hiệu quả thật sự luôn đó.em bị vảy nến ở tay 3 năm nay dùng thuốc bên trung tâm vừa uống bôi ngâm rửa kết hợp thì da đã mịn màng mềm mềm mại trở lại.Em chũa khỏi được hơn một năm nay rồi không bị tái lại đâu

    4. Anna Mun says: Trả lời

      Tớ bị vảy nến ở da đầu hơn 2 năm rồi ngứa lắm, gãi mà vẩy gầu rơi như tuyết tớ chữa nhiều thuốc lắm rồi cũng không khỏi, với tình trạng của tớ như vậy thì thuốc có chữa khỏi được không?

  10. Dương Thị Mai Hạnh says: Trả lời

    Cách dùng nha đam cụ thể liều lượng như thế nào vậy ạ? Vài lần thì là 2 – 3 lần đều được đúng không ạ? Với cái này phải dùng trực tiếp cây nha đam hay có thể dùng mấy loại chế phẩm như gel nha đam cũng được vậy ạ?

    1. Tuyết nhiệt đới says: Trả lời

      Dùng trực tiếp thì công dụng sẽ tốt hơn vì chế phẩm là người ta đã qua chế biến và có trộn thêm các chất khác nữa rồi, còn số lần thì tùy mức độ nặng nhẹ của chỗ da bị vảy nến, nếu bị nhiều với bị nặng thì bôi khoảng 2, 3 lần, còn mà nhẹ thì chắc chỉ cần 1 lần thôi

    2. Thị Kem says: Trả lời

      Cái này mọi người dùng cũng cần chú ý nhá, nha đam tốt nhưng cũng dễ bị dị ứng lắm, nên là trước khi bôi vào chỗ bi vảy nến để chữa thì nên bôi 1 ít lên 1 vùng da nhỏ thôi để test thử xem có sao không, nếu ok rồi mới bôi nhiều

  11. Hương Cool says: Trả lời

    Nghe thấy bảo bên trung tâm thuốc dân tộc có bài thuốc thanh bì dưỡng can thang nhiều người điều trị vảy nến khỏi, thuốc đó dùng sao vậy mọi người, mình đang muốn dùng thuốc này mà muốn hỏi trước mọi người dùng đã xem thế nào. Tại trước mẹ mình đã từng cắt thuốc bắc cho mình 1 lần rồi mà phải sắc xiếc mất công quá thành ra mình dùng được 3 ngày thì bỏ ngang vì không có thời gian sắc được

    1. Tô Thị Hoài says: Trả lời

      Thuốc có 3 loại uống, ngâm rửa, bôi ngoài da, với thuốc uống thì nó dạng cao mềm khi uống thì hòa với nước nóng rồi uống thôi, thuốc ngâm rửa nếu bị toàn thân thì bạn lấy các thảo dược đun với nước rồi pha với nước để tắm, còn nếu bị ít thì ngâm vào vùng da bị vảy nến ý, thuốc bôi thì bạn bôi vào vùng da bệnh như các loại kem bình thường thôi, đơn giản mà, có hướng dẫn hết mà bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn của bài thuốc thôi vừa an toàn lại hiệu quả lại tiện lắm

  12. Ngân Hà says: Trả lời

    Thuốc đông y Thanh bì dưỡng can thang có điều trị khỏi dứt điểm bệnh vảy nến này được không mọi người, giờ thật giả lẫn lộn quảng cáo đôi khi không đi liền với chất lượng nên chẳng biết thế nào

    1. Vy Nùn says: Trả lời

      Đúng là khỏi được đấy bạn ngân hà ạ, nhà mình bị theo gen di truyền ý có bố mình, chú và cô đều bị, thế mà may nhé hôm đấy thế nào xem vtv2 chương trình sức khỏe thấy trung tâm thuốc dân tộc chia sẻ cái này chữa khỏi nên bố mình mới bảo mình tìm hiểu xem rồi đặt thuốc mua dùng trước. Bố mình dùng hết 3 tháng thì khỏi xong mách cô và chú nhưng cô chú lên tận nôi khám rồi lấy thuốc chứu không đặt thuốc như bố nhưng cũng khỏi rồi giờ mỗi lần về quê hỏi thăm không ai thấy ngứa hay gì nữa rồi mừng lắm, chứ không trước á suốt ngày gái rồi có công việc lại chả dám đến vì mọi người cứ hỏi xong bảo nhìn kinh …

    2. Mỹ Nương says: Trả lời

      Tôi cũng đang bị mà chữa đông y của thầy lang làng bên, thầy đấy cũng được nhiều người khen giỏi mà tôi đến khám rồi lấy thuốc dùng 3 tháng rồi có khỏi được đâu, chỉ đỡ ngứa thôi cứ dừng thuốc cái là biết ngay… nên chả tin vào ai nữa cứ bôi cái thuốc geltrison… gì gì đấy còn hơn. Vì đằng nào cũng phải sống chung với lũ mà nên cứ rẻ mà không ngứa thì dùng thôi chứ theo cái thuốc đông y phức tạp lắm.

    3. Là con gái phải xinh says: Trả lời

      Đừng đùa với thuốc tây mọi người ạ, dùng lâu thuốc chứa corticoid không phải hay đâu vì cái này có nhiều tác dụng phụ lắm, hại da hại gan hại thận, bị bệnh vẩy nến này em tìm hiểu thấy chữa đông y là tốt nhất vì đông y nó chữa vào nguyên nhân bên trong, đẩy hết độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài, rồi còn nâng cao sức đề kháng nên mới phòng được bệnh tái phát, đây này em dùng đông y có 1 tuần là không ngứa không rát nữa à, e đang dùng thanh bì dưỡng can thang đây tìm hiểu thấy nó tốt, toàn chữa mấy người bị mãn tính lâu năm mà khỏi được thôi, mà thuốc ở đây yên tâm vì em tìm hiểu thấy bên này có cả vườn nguyên liệu sạch nữa cơ không phải nhập lại của trung quốc nên không lo. đây này em gửi link mọi người cùng tìm hiểu cho rõ không lại bảo em nói dối https://vtc.vn/suc-khoe/trung-tam-nghien-cuu-va-ung-dung-thuoc-dan-toc-uu-tien-phat-trien-duoc-lieu-sach-dat-chuan-gacp-vi-suc-khoe-nguoi-viet-ar451584.html

  13. Trần Nam says: Trả lời

    Em bôi dầu dừa được 2 tuần nay rồi, chỉ thấy đỡ khô da hơn thôi chứ chưa thấy bệnh đỡ, mà dầu dừa bôi vào thì cứ bị dính dính, em bị ở chỗ cánh tay ấy, nên bôi xong lúc ngủ cứ bị quệt lung tung, định dùng băng băng vào mà lại sợ bị bí, Huhu

    1. Tuyến Còi says: Trả lời

      Dầu dừa phải bôi lâu lâu chút mới có tác dụng được, chắc cũng phải cỡ tầm 1 tháng trở ra, với lại nó còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nữa em ạ, bệnh nặng thì nó sẽ lâu đấy

    2. Trần Nam says: Trả lời

      Dầu dừa mình bôi không ăn thua mọi người ạ, kiên trị bôi hơn 3 tháng mà chỉ thấy bớt khô da và bong vẩy thôi, nhưng chỗ bị vảy nên không thấy nhỏ đi gì cả, nản quá

  14. Phạm Quỳnh Anh 99 says: Trả lời

    Em bị đóng vảy ở đầu gối và mắc cá chân phải, da bong tróc hết lên kèm theo ngứa lắm.Em xem trên mạng triệu chứng giống vảy nến không biết có đúng như vậy không ạ?

    1. Nga Dược says: Trả lời

      Cái này nên đi khám chuyên khoa da liễu em à chứ hỏi mò như thế thì khó lắm, cũng chưa thấy ai đi hỏi bệnh kiểu này cả.Các bệnh về da lại có triệu chứng điển hình gần giống nhau nên tốt nhất em nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ có hướng điều trị cho em nhé

    2. Cô Cô says: Trả lời

      Cháu áp dụng cách này xem nhé, con gái cô trước cô cũng bị như cháu hay áp dụng cũng đỡ đó. Cháu lấy một lượng giấm táo vừa đủ thoa lên khu vực bị bệnh. Để khô tự nhiên và chờ khoảng 15 phút sau hãy rửa lại cho sạch. Cháu tránh thoa giấm lên da khi đang bị chảy máu hoặc có vết nứt bởi nó có thể khiến cháu bị xót và có cảm giác bỏng rát. Cứ kiên trì dùng như vậy 1 thời gian bệnh sẽ đỡ đần đó

    3. Mỵ Hà says: Trả lời

      Đúng đó cưng, cưng nên đi đến viện khám xem thế nào, chị cũng nghĩ nhiều là vảy nến vì chị cũng từng bị rồi nhưng của chị để lâu còn chảy mủ cơ sợ lắm.Cũng đi hỏi xong cách nọ cách kia dùng thuốc lung tung bị nhiễm khuẩn điều trị còn lâu hơn và khó điều trị lắm. Kinh nghiệm xương máu của chị luôn

  15. Mẹ Cún says: Trả lời

    Không biết do thời tiết thay đổi hay thế nào mà bé nhà em bị gần chỗ nếp gấp khuỷu tay mọc vảy với ít mụn thành từng mảng mà con cứ suốt ngày kêu ngứa rồi gãi đến chảy máu thôi, mà ngày càng lan rộn, hôm qua cho con đi khám bác sĩ bảo bị vẩy nến mà em không hiểu thế nào, cháu luôn vệ sinh sạch sẽ sao lại bị cái bệnh này được? lấy thuốc của viện kê cho 1 đợt rồi mà dùng không biết có hết được không, tại em lên mạng đọc thấy bảo bệnh này chữa dai dẳng lắm

    1. Thị Nhung says: Trả lời

      Người nhà có ai bị bệnh này không chị, bệnh này cũng bị di truyền đó.Bị bệnh này khổ lắm chữa dai dẳng, người lớn còn khó chịu huống chi trẻ con.Nên điều trị sớm cho cháu đi chị ạ để lâu khó điều trị hơn.

    2. Linh Phù Thuỷ says: Trả lời

      Bố em cũng bị bệnh này lấy nha đam đắp vào chỗ bị đỡ ngứa đấy ạ.Nếu uống thuốc của viện không đỡ chị cũng nên đưa con đi khám lại xem thế nào biết đâu đổi thuốc lại khỏi

    3. Hải Lan - Ba Đình says: Trả lời

      Nếu dùng thuốc tây không khỏi em nên cân nhắc chuyển con qua dùng thuốc đông y xem nhé chứ để con dùng mãi kháng sinh cũng sợ kháng thuốc sau điều trị còn khó hơn.Bé nhà chị cũng bị như bé nhà em nhưng nhà chị thì hay dùng đông y nên chị chuyển qua dùng luôn từ đầu.Em có thể tham khảo bên trung tâm thuốc dân tộc nhé. bên đó điều trị nhiều bệnh đặc biệt bệnh ngoài da có vảy nến.Uống thuốc bên trung tâm trộm mụ bé nhà chị đáp ứng được thuốc nên nhanh khỏi lắm dùng đâu được hơn 1 tháng là đỡ nhiều rồi

    4. Mẹ Cún says: Trả lời

      Vâng chị, em cũng đang cho bé dùng thuốc của bác sĩ kê rồi đây. Còn thuốc của bên thuốc dân tộc kia thì để em tham khảo thêm xem ạ, nếu đợt này bệnh không hết thì sẽ đưa con qua đó khám xem sao. Mà không biết cái thuốc đấy có dễ uống không nhỉ chị ? Em sợ mua về cháu nó không uống được bỏ đi lại phí.

    5. Hải Lan - Ba Đình says: Trả lời

      Thuốc đông y cũng dễ uống thôi em nhưng thuốc này hơi đắng chút thì em có thể cho tí mật ong vào khuấy lên cho con uống.Thuốc này có cả bôi và ngâm rửa.Uống mấy hôm là quen vị thôi rồi lại đòi thêm ý.hi

  16. Tuyến Còi says: Trả lời

    Có nên thử qua dầu oliu không mọi người? Tinh dầu oliu với dầu oliu là khác nhau phải không nhỉ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đều gặp phải những triệu chứng như da không, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu,… Vậy bệnh vảy nến có tự...

Chữa vảy nến bằng lá trầu không có tốt không?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Chữa vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp đã được áp dụng từ lâu. Với ưu điểm là an toàn, ít gây tác dụng phụ và dễ làm,...

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học và những điều cần lưu ý

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Các loại thuốc sinh học điều trị vảy nến có thành phần từ cơ thể sống hoặc các sản phẩm được tạo từ cơ thể sống. Nếu dùng không đúng...

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bệnh vảy nến da đầu nhẹ là bệnh mà khá nhiều người gặp phải. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng hay tái lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến sức...

Ẩn