Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Thử ngay 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản rẻ tiền

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt là một trong những phương pháp hỗ trợ được áp dụng phổ biến. Với tác dụng sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn, mẹo chữa này có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phù nề, nóng rát, hỗ trợ làm co búi trĩ và phòng ngừa viêm nhiễm quanh hậu môn.

chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và tương đối an toàn

Tác dụng điều trị bệnh trĩ của lá lốt

Lá lốt là vị thuốc nam quen thuộc với người Việt. Với vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giải biểu và hành khí, thảo dược này thường được nhân dân tận dụng để chữa tiêu chảy, viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa và đau nhức xương khớp.

Ngoài ra, lá lốt còn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Thảo dược này có khả năng giảm ngứa ngáy, cải thiện phù nề, sưng nóng và đau rát ở niêm mạc trực tràng – hậu môn. Bên cạnh đó, ngâm rửa với lá lốt còn giúp làm sạch kẽ hậu môn sau khi đại tiện và hỗ trợ cầm máu búi trĩ trong thời gian ngắn.

cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Lá lốt có khả năng tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm quanh hậu môn

Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng điều trị bệnh trĩ của lá lốt cũng đã được công nhận trên cơ sở khoa học. Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy hoạt chất Piperin trong thảo dược này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, phục hồi tổn thương ở niêm mạc và tăng độ bền thành mạch.

Bên cạnh đó, hoạt chất thực vật flavonoid trong lá lốt còn giúp cải thiện kích thước búi trĩ, giảm hiện tượng ứ huyết ở tĩnh mạch trực tràng và hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh.

Thử ngay 5 cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt

Hiện nay, có khá nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên một số mẹo chữa chưa thực sự được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn. Chính vì vậy, bạn cần tham vấn y khoa trước khi áp dụng các mẹo chữa này.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt được áp dụng khá phổ biến.

1. Xông hơi và ngâm rửa với nước lá lốt

Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể xông hơi và ngâm rửa với nước sắc từ lá lốt. Hoạt chất và tinh dầu trong thảo dược có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ cầm máu sau khi đi tiêu.

Bên cạnh đó, thực hiện mẹo chữa này thường xuyên còn giúp ức chế vi khuẩn, nấm men, virus và một số loại ký sinh trùng tích tụ ở ống hậu môn.

cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Xông hơi và ngâm rửa với nước sắc lá lốt giúp giảm viêm, ức chế vi khuẩn và hỗ trợ làm co búi trĩ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng và để ráo
  • Sau đó đun sôi 2 lít nước và cho dược liệu vào
  • Đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp
  • Trước khi xông, nên vệ sinh vùng hậu môn – trực tràng với nước lạnh
  • Sau đó xông hơi trong 10 – 15 phút, có thể pha thêm nước mát và dùng nước để ngâm rửa

Với mẹo chữa này, bạn có thể áp dụng 1 – 2 lần/ ngày (sau khi đi tiêu) trong thời gian dài để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng do trĩ và phòng ngừa biến chứng viêm nhiễm quanh hậu môn.

2. Kết hợp lá lốt và muối biển

Muối biển có tác dụng sát trùng, tiêu viêm và kháng khuẩn nhẹ. Kết hợp nguyên liệu này với muối biển giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm đỏ và phù nề ở hậu môn.

Bên cạnh đó, cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển còn giúp làm mềm ống hậu môn, hỗ trợ quá trình đại tiện và làm giảm ma sát giữa phân và búi trĩ. Hơn nữa, các khoáng chất trong muối biển còn giúp phục hồi và ngăn ngừa viêm nhiễm tại các vết xước ở niêm mạc trực tràng – hậu môn.

điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt
Muối biển có đặc tính chống viêm, sát trùng và hỗ trợ phục hồi vết xước ở niêm mạc hậu môn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm rửa 1 nắm lá lốt tươi với nước muối, vớt ra và để ráo nước
  • Cho lá lốt vào đun sôi với 2 lít nước
  • Sau đó đổ nước ra thau, thêm vào ½ – 1 thìa muối biển
  • Dùng nước ngâm rửa hậu môn 1 – 2 lần/ ngày (có thể ngâm trước và sau khi khi đi tiêu)

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, mẹo chữa này còn giúp cải thiện các triệu chứng do nứt kẽ hậu môn, viêm quanh hậu môn và rò hậu môn gây ra.

3. Cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt và nghệ

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp lá lốt và nghệ để điều trị bệnh trĩ. Với hoạt chất chống oxy hóa dồi dào, nghệ vàng có khả năng phục hồi niêm mạc tổn thương, làm bền mạch máu và hỗ trợ làm co búi trĩ. Hơn nữa, thảo dược này còn có đặc tính kháng viêm, ức chế nấm, virus và hại khuẩn.

Do đó phối hợp nghệ với lá lốt có khả năng cải thiện các triệu chứng do bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Đồng thời hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ và ngăn ngừa biến chứng viêm quanh hậu môn.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 1 nắm lá lốt
  • Đem lá lốt ngâm rửa sạch, để ráo và xắt củ nghệ thành từng lát mỏng
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho dược liệu vào đun khoảng trong 10 – 15 phút thì tắt bếp
  • Dùng nước xông hậu môn trong 5 – 10 phút rồi hòa thêm nước mát vào để ngâm rửa giang môn

4. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải cứu

Ngải cứu là một trong những cây thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nghiên cứu từ y học hiện đại nhận thấy, nước sắc từ thảo dược này có khả năng ức chế tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Salmonella typhi, Shigella sonnei,… Ngoài ra, ngải cứu còn có hiệu quả ức chế virus cúm, quai bị, virus herpes, adenovirus và rhinovirus.

Tác dụng quan trọng nhất của ngải cứu đối với bệnh trĩ là cầm máu. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, thảo dược này có khả năng làm giảm tính thấm mao mạch và hỗ trợ làm bền thành mạch. Vì vậy sử dụng phối hợp lá lốt và ngải cứu có thể hỗ trợ làm co búi trĩ, cầm máu sau khi đi tiêu và cải thiện một số triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, viêm đỏ, phù nề, đau rát,…

điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt
Cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải cứu có tác dụng giảm đau và cầm máu sau khi đại tiện

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu và 1 nắm lá lốt
  • Đem ngâm rửa với nước muối pha loãng, để ráo
  • Sau đó đun sôi 2 lít nước và nguyên liệu vào
  • Đun sôi thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước sắc ra thau, hòa thêm nước mát và vớt bỏ bã
  • Sau đó dùng nước sắc ngâm rửa vùng hậu môn 2 lần/ ngày

5. Phối hợp lá lốt và lá trầu không

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và lá trầu không thích hợp với trường hợp bị trĩ ngoại, vùng hậu môn thường xuyên ngứa ngáy và nóng rát. Hoạt chất Eugenol từ lá trầu có khả năng làm mát, gây tê, sát trùng và giảm đau tại chỗ. Bên cạnh đó, tinh dầu từ lá trầu còn có hiệu quả kháng sinh mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.

Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ từ lá trầu không và lá lốt đều đặn có thể giảm tình trạng đau nhức ở niêm mạc hậu môn, chống viêm, cải thiện hiện tượng phù nề và ngăn ngừa viêm nhiễm, áp xe.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 5 – 7 lá trầu không
  • Đem nguyên liệu ngâm rửa với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra và để ráo nước
  • Đun sôi khoảng 1.5 lít nước và cho nguyên liệu vào
  • Đun thêm 10 – 20 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và vớt bỏ bã
  • Sau đó dùng nước ngâm rửa vùng hậu môn và cầm máu búi trĩ

Cả lá lốt và lá trầu không đều chứa tinh dầu cay nóng. Vì vậy mẹo chữa này có thể gây kích ứng và mẫn cảm đối với người có cơ địa nhạy cảm.

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có hiệu quả không?

Các dược tính của lá lốt không chỉ được lưu truyền trong y học cổ truyền mà đã được chứng minh trên phương diện khoa học.

Do đó tận dụng thảo dược này có thể cải thiện một số triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra như vùng hậu môn sưng nóng, ngứa ngáy, phù nề, viêm đỏ,… Hơn nữa, lá lốt còn giúp ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ làm co búi trĩ.

điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt
Biện pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt không thể thay thế cho thuốc điều trị và các phương pháp y tế

Tuy nhiên dược tính của lá lốt kém hơn so với các loại thuốc bôi, thuốc đặt và thuốc uống. Vì vậy nên kết hợp đồng thời với việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa từ lá lốt và các thảo dược tự nhiên có thể khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt trị bệnh trĩ là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và tương đối an toàn. Tuy nhiên trên thực tế, áp dụng mẹo chữa từ thiên nhiên không đúng cách có thể gây viêm nhiễm hậu môn hoặc thậm chí gây hoại tử búi trĩ.

chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng mẹo chữa bằng lá lốt nhằm hạn chế rủi ro và tác dụng phụ

Chính vì vậy khi dùng lá lốt điều trị bệnh trĩ, cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt chưa thực sự được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả điều trị. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện nhằm hạn chế rủi ro và các tác dụng ngoại ý.
  • Không nên giã đắp hoặc thoa nước cốt lá lốt trực tiếp lên vùng hậu môn. Dược liệu này có vị cay nóng nên có thể gây kích ứng, nóng rát và phù nề.
  • Cần ngâm rửa dược liệu sạch trước khi sử dụng. Đồng thời nên vệ sinh hậu môn trước khi áp dụng các bài thuốc xông hơi và ngâm rửa.
  • Nên áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đều đặn 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục 1 – 3 tháng để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
  • Mẹo điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp nhằm tăng tốc độ hồi phục, giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng và rút ngắn thời gian điều trị.
  • Trong trường hợp bị kích ứng với lá lốt, nên ngưng thực hiện và rửa vùng hậu môn với nước sạch. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
  • Nếu bệnh trĩ có mức độ nặng, cần chủ động thăm khám và can thiệp các thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật kịp thời. Điều trị bảo tồn đối với những trường hợp này thường không đem lại hiệu quả hoặc thậm chí khiến búi trĩ gia tăng kích thước, viêm nhiễm và hoại tử.

Bài viết đã tổng hợp 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản và dễ thực hiện. Áp dụng mẹo chữa này đều đặn có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra và hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn. Tuy nhiên để điều trị bệnh dứt điểm, nên phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học và các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ từ nghệ cực chuẩn (Nghệ tươi + Tinh bột)

Cùng chuyên mục

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi: Mẹo hay cần làm đúng cách

Để chữa bệnh trĩ bằng tỏi có nhiều cách như dùng tỏi tươi làm thuốc đạn, ngâm rượu uống hay nướng đắp vào hậu môn. Đây là mẹo chữa bệnh...

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ + Cách điều trị và lưu ý

Số lượng phụ nữ mắc bệnh trĩ hiện nay cũng chiếm tới 50% tổng số người mắc, đặc biệt là ở dân văn phòng, mẹ sau sinh, mẹ bầu. Vậy...

Các cấp độ của bệnh trĩ và mức độ nguy hiểm

Bệnh trĩ hình thành khi các các đám rối tĩnh mạch trĩ bị tác động dẫn đến căng giãn quá mức, khiến cho tĩnh mạch bị phình to, viêm, sưng...

Chữa bệnh trĩ đơn giản chỉ với nắm lá tía tô trong vườn

Chỉ cần một nắm lá tía tô có sẵn trong vườn, các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, chảy máu,… do bệnh trĩ gây ra sẽ được cải thiện đáng...

Bị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối và cách điều trị

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Cách trị và lưu ý

Mắc bệnh trĩ khi mang thai gây không ít phiền toái, khó chịu cho chị em. Do là bệnh thường gặp nên họ thường băn khoăn vì sao bà bầu...

Rau diếp cá có khả năng chữa bệnh trĩ mức độ nhẹ

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá nhiều người khỏi bệnh

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá được nhiều người lựa chọn vì chúng giúp ngăn ngừa các búi trĩ sa ra ngoài, rất có hữu ích với các bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn