Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP chuẩn xác nhất

Con số người Việt bị nhiễm vi khuẩn HP lên đến 70%. Sở dĩ có tỉ lệ cao như vậy là do vi khuẩn này lây lan rất nhanh qua đường tiêu hóa. Nếu không phát hiệu và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa như bệnh dạ dày, tá tràng, ung thư,… Hãy cùng tìm hiểu về vi khuẩn HP, đặc biệt là phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP chuẩn xác nhất!

Vi khuẩn HP là gì?

HP là viết tắt của Helicobacter pylori – tên đầy đủ của loại vi khuẩn đường tiêu hóa này. Nó tồn tại chủ yếu trong xoang, đường ruột, dạ dày và cả khoang miệng. Vi khuẩn này cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính và cả ung thư dạ dày.

HP là viết tắt của Helicobacter pylori – tên đầy đủ của loại vi khuẩn đường tiêu hóa

Con đường lây nhiễm của HP là đường tiêu hóa, nó có thể lây lan qua ăn uống chung, qua dịch tiết tiêu hóa, phân, rau củ quả kém vệ sinh,… Bởi sự lây nhiễm khá dễ dàng, nên tỉ lệ người Việt nhiễm vi khuẩn này lên đến 70%. 

Do đó, việc xét nghiệm HP định kỳ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe. Bởi nếu phát hiện sớm sự có mặt của vi khuẩn này, chúng ta có thể chủ động điều trị kịp thời và ngăn chặn những triệu chứng nguy hiểm mà nó gây ra cho dạ dày, đường tiêu hóa. 

Khi nào nên đi xét nghiệm vi khuẩn HP

Xét nghiệm vi khuẩn HP là việc làm cần thiết nhằm giúp bạn tránh được những biến chứng khó lường. Tuy nhiên, không phải ai bị các bệnh lý về dạ dày cũng cần xét nghiệm vi khuẩn HP. Điều này sẽ do bác sĩ chỉ định nhưng khi có một số dấu hiệu báo động mà chúng tôi liệt kê dưới đây bạn nên đi xét nghiệm ngay. Để kịp điều trị cũng như tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

  • Thường xuyên nôn khan vào mỗi buổi sáng.
  • Bị buồn nôn liên tục ngay cả khi chưa ăn gì.
  • Đau rát vùng bụng từng cơn hoặc liên tục.
  • Đầy bụng, ăn uống khó tiêu.
  • Ợ nóng, ợ chua.
  • Đi ngoài phân đen có mùi hôi, tanh.
  • Bị sút cân cơ thể suy nhược.

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP

Hiện nay, có đến 4 phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP thông dụng và chính xác dành cho bạn. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, quyền lựa chọn là nằm ở bạn.

Tùy vào điều kiện kinh tế của bản thân và dựa trên ý kiến tư vấn của bác sĩ, bạn có thể yêu cầu phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP mà mình muốn. Đôi khi, cơ sở vật chất của bệnh viện nơi bạn khám cũng quyết định đến phương pháp xét nghiệm HP của bạn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp này ngay dưới đây.

Phương pháp test hơi thở Ure

Bệnh nhân thổi liên tục vào thiết bị tương tự quả bóng để xét nghiệm vi khuẩn HP

Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn phương pháp này. Bởi chỉ cần thở vào thiết bị kiểm tra vi khuẩn HP, chỉ sau khoảng 1 tiếng, bạn sẽ có ngay kết quả xét nghiệm. Có 2 dạng thiết bị kiểm tra test hơi thở Ure:

  • Thẻ: bệnh nhân thổi liên tục vào thiết bị giống như thẻ ATM.
  • Bóng: bệnh nhân thổi liên tục vào thiết bị tương tự quả bóng.

Kết quả phân tích và đánh giá của phương pháp này rất chính xác. Bạn sẽ nhận được một trong 2 kết quả âm tính (-) hoặc dương tính (+). Âm tính có nghĩa là bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP và ngược lại.

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm:

  •  Dễ thực hiện, không can thiệp vào bệnh nhân.
  • Có thể thực hiện trên cả trẻ em và tất cả đối tượng khác.
  • Cho kết quả chính xác trong thời gian nhanh chóng.
  • Phù hợp với bệnh nhân đã từng mắc HP, đã điều trị và tái khám để đánh giá hiệu quả của việc điều trị.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp này đến từ chi phí mà bạn phải bỏ ra, da dao động trong khoảng 400.000 – 600.000 VNĐ. Tuy nhiên, chi phí này là hoàn toàn xứng đáng.

Lưu ý: Bạn cần lưu ý đến 2 loại test hơi thở thông dụng hiện nay là: loại sử dụng carbon C13 và loại sử dụng cacbon C14. Tuy C14 có giá thành rẻ hơn nhưng lại là nguyên tử phóng xạ, vì vậy không tốt cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ đang trong tuổi sinh nở. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong vấn đề này.

Phương pháp xét nghiệm phân

Nếu dương tính với HP, trong phân của bạn cũng sẽ chứa vi khuẩn này. Vì vậy, lấy mẫu phân để xét nghiệm cũng cho kết quả chính xác. Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm phân tìm HP được sử dụng:

  • Test nhanh để tìm kháng nguyên HP: bằng cách sử dụng sắc ký miễn dịch.
  • Các phương pháp miễn dịch tự động khác: miễn dịch huỳnh quang, hóa phát quang,…

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm: giá thành rẻ, dễ thực hiện và cho kết quả chính xác, nhanh chóng. Việc lấy phân chính là nhược điểm của phương pháp này, bởi có thể gây khó khăn cho điều dưỡng khi bệnh nhân không tự lấy được phân của mình. 

Phương pháp xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có ưu điểm là thuận tiện, có thể đồng thời thăm khám các bệnh khác

Xét nghiệm máu có thể nói là phương pháp quen thuộc mà ai cũng từng gặp một lần trong đời. Trong việc xác định vi khuẩn HP, xét nghiệm máu cũng cho kết quả tương đối khi cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu với HP khi bị ký sinh bởi vi khuẩn này. Kháng thể bao gồm HP – IgM và HP IgG.

Phương pháp này có ưu điểm là thuận tiện, có thể đồng thời thăm khám các bệnh khác mà chỉ cần lấy mẫu máu một lần. Bệnh nhân không gặp khó khăn trong việc xét nghiệm và có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào để thực hiện. 

Tuy nhiên, xét nghiệm máu có thể cho hiện tượng dương tính giả, do kháng thể còn lưu lại trong máu qua thời gian điều trị HP. Vì vậy, kết quả mang độ chính xác không cao. 

Nội soi làm sinh thiết

Đây là phương pháp gây ám ảnh nhiều bệnh nhân bởi nó gây ra cảm giác vô cùng khó chịu khi thực hiện. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê nhẹ vùng hầu họng, sau đó đưa ống nội soi nhỏ vào dạ dày qua đường thực quản. Với phương pháp này, bác sĩ có thể vừa quan sát được tình trạng của dạ dày, vừa lấy được một mảnh sinh thiết tại đây để làm xét nghiệm với HP.

Nội soi gây ra cảm giác vô cùng khó chịu khi thực hiện

Xét nghiệm này có thể là xét nghiệm sinh thiết, xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn hoặc xét nghiệm Clo Test. Cả ba đều cho mức độ đặc hiệu cao. Trong đó, với nuôi cấy vi khuẩn có thể cho kết quả kháng sinh đồ giúp bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh hiệu quả.

Ưu điểm phương pháp này là chẩn đoán chính xác vi khuẩn HP, đồng thời quan sát được mức độ tổn thương của dạ dày. Từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp. Nhược điểm là xâm lấn bệnh nhân, gây khó chịu và cần nhịn ăn trước khi thực hiện.

Trên đây là những thông tin về các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp xét nghiệm này. 

Cùng chuyên mục

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Phần lớn những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực...

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Đau dạ dày xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi của thai kỳ hoặc do thói quen ăn uống thất thường là cơn đau dạ...

Bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? 15 loại tốt nhất

Bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? 15 loại tốt nhất

Rau xanh luôn được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh trào ngược dạ dày. Bởi rau xanh có nhiều chất xơ và vitamin giúp hỗ trợ...

Những điều cần biết về chứng trào ngược dạ dày khi mang thai

Bị trào ngược dạ dày khi mang thai – Bà bầu cần lưu ý

Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng vô cùng phổ biến xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Vậy tình trạng này có...

Nên uống nước gì khi bị đau dạ dày?

Đau dạ dày nên uống nước gì giảm đau nhanh, tốt cho bệnh?

Bên cạnh thuốc tây, sử dụng các loại thức uống phù hợp sẽ giúp làm giảm những cơn đau dạ dày cho bạn. Vậy đau dạ dày nên uống nước...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

Sử dụng mật ong để chữa đau dạ dày là phương pháp vô cùng hiệu quả, được nhiều người tin dùng và áp dụng. Tuy nhiên kết hợp mật ong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn