Mẹo trị dị ứng da mặt bằng khổ qua và lưu ý

Dị ứng hải sản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng đạm sữa bò là gì? Nguy hiểm không? Cách xử lý

Dị ứng bột ngọt: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, cách xử lý và thông tin cần biết

Dị ứng thức ăn: Dấu hiệu và thông tin cần biết

Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ và cách chữa đơn giản tại nhà

10 cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả tại nhà

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Bị dị ứng thời tiết có được tắm không? Nên làm gì?

Bị dị ứng thời tiết có được tắm không? Nên làm gì? Là những thắc mắc chung của người bệnh. Khi tìm được lời giải đáp chính xác, sẽ giúp giảm hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu,… và sớm phục hồi lại sức khỏe ổn định.

Bị dị ứng thời tiết có được tắm không?

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh lý thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính là do cơ địa, dị nguyên trong phấn hoa, sức đề kháng trong cơ thể không đủ mạnh để thích ứng kịp với những thay đổi đột ngột của nhiệt độ,…. Khiến cho cơ thể bị phát ban, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, chàm bội nhiễm, ho, khó thở,….

dị ứng thời tiết có được tắm không
Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh lý thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa

Theo quan niệm dân gian, khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh cần kiêng nước vì khi cơ thể tiếp xúc với nước sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Mặt khác, có thể khiến cho những dị nguyên và vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào cơ thể và khiến sức khỏe bị suy giảm hoặc rơi vào tình trạng cảm lạnh.

Vậy quan niệm dân gian trên có đúng không và thực sự bị dị ứng thời tiết có được tắm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa và những tài liệu uy tín thì quan niệm dân gian trên là phản khoa học. Bởi có thể khiến cho tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nổi mề đay,… của người bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Đồng thời, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da khi không đảm bảo được những yếu tố về vệ sinh da hằng ngày.

Mặt khác, việc tắm khi bị dị ứng thời tiết giúp làm sạch bề mặt da, cũng như loại bỏ được những dị nguyên còn trú ngụ trên quần áo và trên da. Ngoài ra, hạn chế được tối đa tình trạng bệnh lây lan dần qua những vùng lân cận. Từ đó, giảm đáng kể cảm giác ngứa rát trên cơ thể và giúp người bệnh trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.

bị dị ứng thời tiết có được tắm không
Tắm khi bị dị ứng thời tiết giúp làm sạch bề mặt da, cũng như loại bỏ được những dị nguyên còn trú ngụ trên quần áo và trên da

Bị dị ứng thời tiết nên làm gì?

Tắm đúng cách và đúng thời điểm là những điều người bị dị ứng thời tiết nên làm để vệ sinh sạch cơ thể, đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cụ thể sẽ tắm trước 17:00, tắm nơi kín gió, điều chỉnh nhiệt độ nước tắm vừa phải, dùng sữa tắm dịu nhẹ hoặc tắm cùng những loại thảo dược thiên nhiên, lau khô nhanh cơ thể sau khi tắm và bôi kem dưỡng ẩm phù hợp.

  • Tắm trước 17:00: Các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bị dị ứng thời tiết nên tắm trước 17:00 mỗi ngày. Bởi vì thời điểm này trời sẽ còn khá ấm và phù hợp với cơ thể, cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tần suất tắm sẽ là 1 lần/1 ngày với thời gian từ 5 đến 10 phút.
  • Tắm nơi kín gió: Người bị dị ứng thời tiết nên tắm nơi kín gió và tắm trong thời gian ngắn. Mục đích là giúp tránh được các cơn gió “độc” và hạn chế được tối đa nguy cơ bị sốt hoặc cảm lạnh.
  • Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm vừa phải: Nếu như cơ thể đang ở trạng thái bình thường (không bị dị ứng thời tiết) có thể tắm với nước có những nhiệt độ khác nhau thì khi bị dị ứng thời tiết, điều này không còn phù hợp. Thay vào đó, nước tắm nên được điều chỉnh khoảng 37 độ C để có độ ấm vừa phải với cơ thể người bệnh.
  • Dùng sữa tắm dịu nhẹ: Người bị dị ứng thời tiết nên ưu tiên lựa chọn những loại sữa tắm dịu nhẹ và có độ PH thấp để dùng khi tắm. Hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đưa ra quyết định phù hợp. Mục đích là hạn chế một số kích ứng có thể xảy ra trên da mà vẫn khiến bề mặt da sạch sẽ và mềm mịn.
  • Tắm cùng những loại thảo dược thiên nhiên: Ngoài sữa tắm, người bị dị ứng thời tiết cũng có thể lựa chọn tắm cùng những loại thảo dược thiên nhiên như lá ổi, tía tô, trầu không, bạc hà,… (đun nước tắm). Hoặc sử dụng những loại tinh dầu có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cao như tinh dầu bạc hà, tinh dầu dừa.
  • Lau khô nhanh cơ thể sau khi tắm: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, người bị dị ứng thời tiết sau khi tắm xong nên dùng khăn mềm lau khô nhanh cơ thể. Sau đó, lựa chọn trang phục kín đáo để giữ ấm. Ngoài ra, cần lưu ý không mặc khi cơ thể còn ẩm ướt vì có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những vi nấm tấn công và phát triển.
  • Bôi kem dưỡng ẩm phù hợp: Sau khi hoàn tất những điều trên, người bị dị ứng thời tiết có thể bôi thêm kem dưỡng ẩm (loại phù hợp với cơ địa). Mục đích là cung cấp thêm dưỡng chất nuôi dưỡng da mịn màng, khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tấn công của một số dị nguyên bên ngoài vào những vùng da đang bị tổn thương.
bị dị ứng thời tiết có được tắm không
Người bị dị ứng thời tiết sau khi tắm xong nên dùng khăn mềm lau khô nhanh cơ thể

Bên cạnh đó, người bị dị ứng thời tiết còn nên che chắn da cẩn thận khi ra đường (đặc biệt lúc trời nắng). Lựa chọn mặc những trang phục thoáng mát, rộng rãi nhưng đủ làm ấm cơ thể. Tránh tiếp xúc với một số dị nguyên như phấn hoa, lông động vật,… Hạn chế dùng tay cào gãi vùng da bị tổn thương.  Giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ và thư thái. Uống nhiều nước và xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Gợi ý những loại nước tắm tốt cho người bị dị ứng thời tiết

Tình trạng dị ứng thời tiết có thể thuyên giảm và cải thiện rõ rệt bằng thuốc Tây Y hoặc Đông Y. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đẩy nhanh tố độ điều trị và phục hồi sức khỏe bằng việc tắm những loại nước tắm nấu từ lá chè xanh, lá kinh giới, lá sài đất, lá khế, lá cây ké. Cụ thể như sau:

Lá chè xanh

Tác dụng chính của nước lá chè xanh đối với người bị dị ứng thời tiết là hỗ trợ loại bỏ mẩn ngứa, sát trùng da và giảm bội nhiễm. Theo đó, người bệnh sử dụng 20 gram lá chè xanh tươi rửa sạch bằng nước muối pha loãng để đảm bảo không còn bụi bẩn và vi khuẩn. Tiếp theo, đun sôi cùng 1 lít nước lọc rồi tắt bếp và để nguội. Cuối cùng là dùng để vệ sinh những vùng da bị tổn thương mỗi ngày 1 lần.

Lá kinh giới

Trong lá kinh giới có nhiều hoạt chất có lợi cho người bị dị ứng thời tiết. Khi dùng đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng nổi mề đay, phát ban,… chỉ sau một thời gian ngắn.

Cách thực hiện là lây lá kinh giới (một nắm) đi rửa sạch với nước muối pha loãng để diệt khuẩn và sát trùng. Sau đó vò nát và cho vào đun sôi cùng 2 lít nước lọc rồi tắt bếp và chờ nước bớt nóng. Tiếp đến là dùng nước để tắm và lau khô người, mặc lại quần áo kín đáo để giữ ấm. Duy trì đều đặn trong 7 – 14 ngày sẽ thấy được những thay đổi khả quan trên cơ thể.

bị dị ứng thời tiết có được tắm không
Trong lá kinh giới có nhiều hoạt chất có lợi cho người bị dị ứng thời tiết

Lá sài đất

Lá sài đất là một trong những loại dược liệu sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh và có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh lý. Chẳng hạn như dị ứng thời tiết, viêm loét, mụn nhọt,…. Thời gian để cải thiện sẽ khoảng 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn tùy cơ địa, mức độ bệnh,….

Cách thực hiện:

  • Lấy 30 gram lá sài đất, 10 gram ké đầu ngựa và 15 gram kim ngân hoa nấu cho vào ấm nấu cùng 2 lít nước lọc.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất trong dược liệu ra hết thì tắt bếp.
  • Chờ hỗn hợp nguội bớt thì đem đi tắm để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu,… do dị ứng thời tiết.

Lá cây ké

Trong Đông Y, lá cây ké mang tính ôn và có vị ngọt. Được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc tắm điều trị dị ứng thời tiết hoặc nổi mề đay mẩn ngứa.

Cách thực hiện sẽ là lấy 200 gram lá cây ké và quả ké, 200 gram bèo tía và 200 gram cây vòi voi nấu cùng 5 lít nước. Sau đó đun sôi hỗn hợp trong khoảng 10 phút và tắt bếp. Chờ cho hỗn hợp bớt nóng thì đem đi tắm những vùng da đang bị dị ứng thời tiết để cải thiện nhanh tình trạng sức khỏe.

Trên đây là những giải đáp chi tiết về thắc mắc chung của người bệnh “Bị dị ứng thời tiết có được tắm không? Nên làm gì?”. Hi vọng sẽ hỗ trợ được cho người bệnh trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế thăm khám khi bệnh mới khởi phát hoặc khi tình trạng sức khỏe có những chuyển biến bất thường.

Cùng chuyên mục

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?

Ở những người có làn da khỏe, dị ứng mỹ phẩm mức độ nhẹ có thể tự thuyên giảm sau khoảng 1 - 5 ngày. Tuy nhiên ở những trường...

Dị ứng thời tiết lạnh – Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Dị ứng thời tiết lạnh là tình trạng da và niêm mạc hô hấp bị kích thích do nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh. Bệnh lý này có thể...

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Dị ứng da mặt thường xảy ra do dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc do ăn phải thực phẩm có khả năng...

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu là thắc mắc của không ít bạn đọc. Được biết, tốc độ phục hồi phụ thuộc nhiều vào mức độ dị ứng,...

Cách chữa dị ứng thời tiết

10 cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả tại nhà

Dị ứng thời tiết là một tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến. Nó xảy ra khi khí hậu có sự thay đổi đột ngột. Lúc này cơ thể...

Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

Người thường xuyên bị dị ứng thời tiết nên kiêng một số thực phẩm có khả năng dị ứng cao, hạn chế mặc quần áo chật và tránh tiếp xúc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn