Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Dùng kem đánh răng trị giời leo có hiệu quả không?

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Bị Zona thần kinh có được tắm không? Có cần kiêng nước?

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Mách bạn cách chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh

Top 7 thuốc kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất

Bệnh Zona bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Bị zona thần kinh khi mang thai: Cách điều trị và lưu ý

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

“Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?” là một trong những thắc mắc nhận được sự quan tâm hàng đầu từ các bệnh nhân, nhất là chị em phụ nữ. Và làm thế nào để hạn chế sẹo xấu? 

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Zona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính do virus chủng herpes gây ra. Chúng là nguyên nhân khởi phát của bệnh thủy đậu (nếu bệnh nhân chưa tiêm vaccine dự phòng). Khi bệnh thủy đậu được chữa khỏi, virus sẽ di chuyển dọc rễ hạch thần kinh và tạm thời trú ngụ tại đây, sau đó chờ đợi thời cơ thích hợp để tái hoạt, gây viêm dây thần kinh và hình thành mụn nước trên da.

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?
Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Khi bị vỡ ra, chất dịch bên trong mụn nước sẽ khô lại từ từ. Trong những ngày tiếp theo, vùng da bị ảnh hưởng chưa hoàn toàn lành lại mà còn hơi ửng hồng. Sau đó, tế bào sẽ hồi phục theo thời gian. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy dấu tích của vết sẹo. Các chuyên gia cho biết, sẹo do bệnh Zona thần kinh gây ra gồm hai loại là sẹo tự lặn và sẹo vĩnh viễn.

Sẹo tự lặn

Sẹo tự lặn phổ biến hơn sẹo vĩnh viễn. Sẹo tự lặn xuất hiện ở các trường hợp mắc bệnh Zona thần kinh thông thường, được phát hiện kịp thời và điều trị tận gốc. Trong vòng 6 – 12 tháng, tùy theo cơ địa, những vết sẹo này sẽ dần dần thu hẹp diện tích mà không cần người bệnh hỗ trợ bằng bất kỳ phương pháp trị sẹo nào.

Chúng có thể không hoàn toàn đều màu với da lành nhưng bạn chỉ nhận ra khi quan sát rất kỹ. Nhìn chung, sẹo tự lặn do bệnh Zona thần kinh gây ra cũng tương tự sẹo thủy đậu. Theo thời gian, chúng sẽ tự biến mất.

Sẹo vĩnh viễn

Sẹo vĩnh viễn sở hữu hình dạng và màu sắc đặc biệt, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Về màu sắc, loại sẹo này có màu đỏ, tím, nâu nổi bật so với vùng da bình thường. Về hình dạng, những vết sẹo vĩnh viễn thường có bề mặt lồi lõm với kích thước nhỏ hơn một chút so với mụn nước ban đầu.

Sẹo vĩnh viễn thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị Zona thần kinh bội nhiễm, điều trị sai cách, ăn nhầm thực phẩm kiêng kỵ, sở hữu cơ địa dữ khó lành hoặc đã gặp phải một số biến chứng khác.

Tình trạng bội nhiễm (mụn nước bị nấm, vi khuẩn, virus tấn công cùng lúc) xảy ra nếu người bệnh vệ sinh thân thể không sạch sẽ, bị suy giảm miễn dịch vì một số bệnh lý, có sức đề kháng yếu (trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi) hoặc đang chữa bệnh ung thư bằng phương pháp hóa trị – xạ trị.

Sẹo vĩnh viễn
“Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?” Câu trả lời là có thể, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Trong khi đó, bạn cũng có thể bị sẹo vĩnh viễn vì điều trị sai cách (tự ý bôi đắp thuốc lạ, áp dụng mẹo chữa dân gian hay thay đổi liều lượng thuốc Tây khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ).

Tóm lại, “Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?” Câu trả lời là có thể, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu độc giả tích cực điều trị và chăm sóc cẩn thận, các vết sẹo sẽ bớt thâm và mờ đi từ từ chỉ sau khoảng 6 – 12 tháng. Thế nhưng, ngược lại, những người bệnh chủ quan không chữa bệnh dứt điểm hoặc không chú ý chăm sóc thường sẽ bị sẹo xấu vĩnh viễn.

Làm sao hạn chế sẹo xấu do bệnh Zona thần kinh gây ra?

Sẹo chính là dấu hiệu chứng tỏ các mụn nước trên bề mặt da đã hoàn toàn bình phục. Tương tự những bệnh lý da liễu khác, bệnh Zona thần kinh có thể để lại sẹo xấu. Đây chính là quy luật tự nhiên mà chúng ta không ngăn cản được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chủ động giảm thiểu nguy cơ xuất hiện sẹo xấu bằng cách:

Điều trị đúng hướng

Bệnh nhân cần hết sức chú ý và thận trọng trong quá trình chữa bệnh bởi nếu không tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tình trạng Zona thần kinh bình thường rất dễ phát triển thành Zona thần kinh bội nhiễm. Đây chính là tiền đề hình thành sẹo xấu mà nhiều người vô cùng lo lắng. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường
  • Làm đúng mọi yêu cầu của bác sĩ về thời gian, liều lượng dùng thuốc
  • Tái khám thường xuyên và đúng lịch
  • Hạn chế ra khỏi nhà trong 3 – 5 ngày điều trị đầu tiên nhằm giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với các tác nhân bội nhiễm đến từ môi trường bên ngoài
  • Luôn che chắn vùng da bị thương cẩn thận bằng băng gạc y tế trước khi ra rời nhà
  • Nhẹ nhàng tháo băng và vệ sinh vết thương khi về đến nơi
  • Tuyệt đối không cào gãi hay đụng chạm mụn nước
  • Không kỳ cọ quá mạnh hoặc bôi thoa mỹ phẩm chăm sóc da lên sang thương
  • Lau sạch và sát khuẩn vết thương kỹ lưỡng bằng bông băng và cồn y tế
  • Vệ sinh vết thương thường xuyên, đảm bảo vùng da này luôn thông thoáng
  • Tắm gội sạch sẽ mỗi ngày và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Kiêng cữ quan hệ gần gũi trong quá trình chữa bệnh nếu bị Zona thần kinh ở miệng và bộ phận sinh dục
  • Không bôi đắp bất cứ loại thuốc nào khác, không cố tình điều chỉnh liều lượng – tần suất dùng thuốc hoặc tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý

Để nhanh chóng kiểm soát và đẩy lùi bệnh tật, độc giả cần chủ động dung nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin B12, lysine và chất kẽm. Những loại thực phẩm này vừa góp phần củng cố sức khỏe tổng thể vừa khắc phục triệu chứng vô cùng hiệu quả.

Làm sao hạn chế sẹo xấu do bệnh Zona thần kinh gây ra?
Để nhanh chóng kiểm soát và đẩy lùi bệnh tật, độc giả cần chủ động dung nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

Trong khi đó, để phòng tránh sẹo xấu, bệnh nhân nên hạn chế bổ sung các loại thực phẩm có thể gây kích ứng da, hình thành sẹo hoặc làm chậm quá trình hồi phục tổn thương như:

  • Trứng, rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, gạo nếp, đồ ngọt…
  • Món ăn chiên xào, giàu dầu mỡ
  • Ngũ cốc tinh chế
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều gelatin (chân giò, sữa chua, da động vật, kẹo gummies, thạch trái cây…)
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit amin arginine (socola, lúa mì, men bia, yến mạch, các loại hạt…)
  • Nhóm thực phẩm chế biến sẵn (thịt xông khói, thịt nguội, cá viên, chả bò, xúc xích, bánh quy, pizza đông lạnh…)
  • Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu hũ, đậu nành sấy giòn, natto, tempeh…)
  • Thức uống có cồn (bia rượu, nước trái cây chứa cồn)

Áp dụng mẹo dân gian trị sẹo tại nhà

Để xử lý các vết sẹo to, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý, người bệnh có thể điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa, chiếu laser hoặc sử dụng tia UVA. Đối với những vết sẹo nhỏ và mờ nhạt, bạn hãy xóa mờ thâm sẹo bằng cách áp dụng một số mẹo dân gian an toàn, đơn giản dưới đây:

  • Củ nghệ: Với đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, thành phần curmin của củ nghệ giúp thu hẹp vết sẹo, điều tiết màu da và tái tạo tế bào. Độc giả có thể đắp nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ lên vùng da sẹo.
  • Chanh tươi: Nhờ vào các axit chanh tự nhiên, trái chanh có khả năng tẩy sạch mọi tế bào chết. Sau khi vệ sinh làn da sạch sẽ, bạn lấy bông y tế thấm ướt nước cốt chanh, sau đó thoa lên mô sẹo rồi rửa lại bằng nước mát sau khoảng 10 phút, áp dụng 1 – 2 lần/ngày.
  • Nha đam: Nha đam có thể khử thâm, xoa dịu bề mặt vết sẹo cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Với cách làm này, bệnh nhân chỉ cần trích lấy phần gel nha đam rồi đắp trực tiếp lên vết sẹo, thực hiện vài lần mỗi ngày.
  • Mật ong nguyên chất: Để điều trị sẹo xấu, người bệnh có thể hòa trộn mật ong nguyên chất và vaseline hoặc baking soda với tỷ lệ 1:1, vệ sinh vùng da sẹo sạch sẽ, sau đó thoa đắp đều đặn hàng ngày trong vòng 1 tháng.
Áp dụng mẹo dân gian trị Zona thần kinh tại nhà
Mẹo dân gian trị sẹo tại nhà bằng mật ong nguyên chất
  • Rau má: Loài rau quen thuộc này có thể phát huy công dụng xóa mờ sẹo thâm chỉ sau 2 tuần (tùy theo cơ địa). Người đọc rửa sạch một lượng rau má vừa đủ, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt và bôi tinh chất này lên mô sẹo. Đối với các vết sẹo trên khuôn mặt, bạn có thể đắp mặt nạ bằng cách kết hợp rau má với sữa chua.
  • Ngải cứu: Không chỉ giúp mô sẹo bớt thâm, ngải cứu còn có tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Độc giả nấu sôi ngải cứu cho đến khi rau nhừ, bỏ xác và giữ nước để bôi lên vết sẹo hàng ngày. Dung dịch này sở hữu công dụng tương tự mặt nạ rau má – sữa chua.
  • Hành tây: Hành tây có thể làm giảm màu đỏ sậm của mô sẹo và thu hẹp diện tích vết sẹo. Bạn hãy đắp nước ép hành tây lên mô sẹo sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị.

Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi: “Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?”, đồng thời hướng dẫn độc giả một số mẹo điều trị sẹo xấu theo kinh nghiệm dân gian. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể hạn chế tối đa sự hình thành mô sẹo sau khi khỏi bệnh.

Cùng chuyên mục

Bệnh Zona ở tay chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bệnh Zona ở tay chân là bệnh lý da liễu thường gặp. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy đau ngứa và mệt mỏi, khó chịu. Mời độc giả...

Người bị Zona thần kinh nên ăn gì cho mau khỏi?

Người bị Zona thần kinh nên ăn và kiêng ăn gì?

Là bệnh lý tương đối nguy hiểm, bệnh Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như: nhiễm trùng da, viêm gan, viêm tụy, viêm màng...

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh Zona thần kinh là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do virus thần kinh herpes zoster gây ra. Bệnh lý này có thể bùng phát quanh năm, xuất hiện...

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Chữa giời leo bằng mật ong là phương pháp được nhiều người áp dụng để cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng tấy, ửng đỏ,… do bệnh gây ra....

Nguyên nhân hình thành và triệu chứng điển hình

Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Giời leo ở miệng, môi xuất hiện khi cơ thể bị căng thẳng, suy nhược hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Nếu không được phát hiện từ sớm và điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn