Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc, giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Dùng lá muồng trâu trị vảy nến có khỏi được không?

Bị bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?

Vảy nến là căn bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị bệnh vảy nến có ngứa không? Với căn bệnh này, người bệnh cần phải xác định chính xác các triệu chứng bệnh để có phương pháp kiểm soát, chữa trị kịp thời.

bị bệnh vảy nến có ngứa không
Vảy nến khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Bị bệnh vảy nến có ngứa không?

Theo các thống kê cho thấy, có khoảng 70 – 90% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da nặng hay nhẹ mà tình trạng ngứa ở người bệnh sẽ khác nhau. Có những người gặp cơn ngứa nhẹ nhưng có người lại không thể ngủ được vì tình trạng ngứa xuất hiện thường xuyên trong khoảng thời gian dài.

Bệnh vảy nến xuất hiện là do sự rối loạn hệ miễn dịch cơ thể khiến cho các tế bào da nhanh chóng phát triển và tích tụ thành lớp vảy, gây viêm, ngứa ngáy. Tình trạng ngứa da là do cơ thể phản ứng lại với những tác nhân gây nhiễm trùng bên ngoài. Nếu người bệnh gãi ngứa thường xuyên sẽ khiến làn da nhanh chóng bị tổn thương, dễ kích ứng. Đồng thời làm chậm quá trình phục hồi bệnh, khiến cho làn da bị ngứa ngáy nhiều hơn.

Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Thậm chí có người bị nhiễm trùng da do gãi ngứa quá nhiều. Vì bệnh vảy nến không bị lây nhiễm nên mọi người có thể giúp đỡ bệnh nhân kiểm soát được cơn ngứa. Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm bệnh vảy nến. Một số cách có thể cải thiện căn bệnh này là sử dụng thuốc điều trị tại chỗ, quang hóa trị liệu. Để có thể kiểm soát cơn ngứa, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc điểm nhận biết bệnh vảy nến

Những tế bào da được sản sinh trên cơ thể con người sẽ mất đi trong khoảng 28 – 30 ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, các tế bào da nhanh chóng hình thành và dần được nâng lên bề mặt, sau đó tích tụ và tạo thành các vảy nến, khiến da bị tổn thương, đỏ ửng. Những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến sẽ gặp phải các đặc điểm dưới đây.

Bị bệnh vảy nến có ngứa không
Một số đặc điểm dễ nhận biết của bệnh vảy nến
  • Làn da bị sưng tấy, ửng đỏ, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Trên da xuất hiện các mảng trắng sần sùi, khô và rất dễ bị bong tróc.
  • Vùng da bị vảy nến bị tổn thương nghiêm trọng, rất dễ bị nứt nẻ, chảy máu.
  • Kích thước vùng da bị tổn thương khác nhau. Một số vị trí có đường kính 1 – 20 cm hoặc lớn hơn tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng loại vảy nến và mức độ mắc bệnh, các triệu chứng của căn bệnh này cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Vảy nến thể giọt: Vùng da bị tổn thương xuất hiện vảy nến màu trắng, hình giọt nước. Làn da bị sưng đỏ, gây mất thẩm mỹ.
  • Vảy nến đảo ngược: Làn da bị tổn thương đỏ ửng lên, không có vảy. Bệnh lý này thường xuất hiện ở các vị trí như nếp gấp da bụng, háng, nách,…
  • Vảy nến thể móng: Các móng tay, móng chân trên cơ thể nhanh chóng bị đổi màu, biến dạng, xuất hiện nhiều chấm trắng trên bề mặt. Dần dần, móng có dấu hiệu bị hư, dày lên, dễ gãy và tổn thương dần.
  • Vảy nến thể mủ: Làn da xuất hiện những đám mụn có mủ trắng. Nếu người bệnh gãi hoặc nặn mủ sẽ khiến cho làn da bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Vảy nến thể khớp: Các khớp bị sưng đỏ lên, đau nhức liên tục, cứng khớp, biến dạng khớp. Người bệnh bị hạn chế di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Nếu di chuyển nhanh, cơn đau sẽ xuất hiện dữ dội hơn. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị viêm khớp mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Vảy nến đỏ da toàn thân: Trên cơ thể con người xuất hiện vảy nến rất nhiều. Toàn thân bị ửng đỏ lên và bao phủ bởi những lớp vảy nến. Đây là loại vảy nến rất hiếm gặp nhưng lại rất dễ khiến người bệnh đối diện với các biến chứng nguy hiểm.

Với trẻ sơ sinh, bệnh vảy nến thường xuất hiện ở vùng mông. Bệnh lý này đã khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn với tình trạng hăm tã. Do đó, rất nhiều trường hợp cha mẹ điều trị sai cách cho trẻ, khiến bệnh bị viêm nhiễm và chuyển biến nặng hơn. Trường thường xuyên quấy khóc, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, bỏ bú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Kiểm soát tình trạng ngứa do vảy nến gây ra

Với căn bệnh vảy nến, người bệnh sẽ bị ngứa thường xuyên. Cơn ngứa xuất hiện nhiều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh vảy nến rất dễ tái phát trở lại nếu người bệnh không chú ý đến việc điều trị bệnh và các sinh hoạt hàng ngày. Để kiểm soát căn bệnh này, bệnh nhân có thể áp dụng những cách dưới đây.

Bị bệnh vảy nến có ngứa không
Uống nước thường xuyên là cách kiểm soát bệnh vảy nến hiệu quả.
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ. Người bệnh không nên sử dụng các sản phẩm có chứa các loại hóa chất không phù hợp, tránh làm tổn thương da và khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thoa lên da để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh vảy nến tiến triển nhanh hơn. Kem dưỡng ẩm có thể làm mềm da, cải thiện tình trạng da bị khô, bong tróc vảy, nhất là khi thời tiết lạnh.
  • Không được dùng tay gãi ngứa khiến cho da bị tổn thương nhiều hơn. Đồng thời, việc gãi ngứa sẽ làm cho da bị chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với thực đơn nhiều rau xanh và trái cây. Đồng thời, người bệnh cần giảm ăn thịt đỏ, mỡ động vật và không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Người bệnh có thể dùng các loại kem, thuốc giảm ngứa, kháng viêm để kiểm soát tình trạng bệnh. Tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám để bác sĩ có thể tư vấn và chỉ định loại thuốc điều trị ngứa phù hợp nhất.
  • Áp dụng những phương pháp dân gian như chườm nóng, chườm lạnh để cải thiện cơn ngứa xuất làm tổn thương da.
  • Giữ tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày hoặc sử dụng nước trái cây để hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng bệnh.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề: Bị bệnh vảy nến có ngứa không? Vì bệnh vảy nến có thể gây ngứa và tổn thương da nên mọi người cần phải chú ý bảo vệ làn da của mình. Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh vảy nến thì nên nhanh chóng thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bệnh vẩy nến thể mảng và các thông tin cần biết

Vảy nến thể mảng là gì? Đặc điểm và cách điều trị

Trong số các dạng của bệnh vảy nến, vảy nến thể mảng được xem là loại phổ biến nhất. Các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhân vô cùng...

Bị bệnh vảy nến ăn gì?

Danh sách các nhóm thực phẩm tốt cho người bị vảy nến

Các thực phẩm giàu kẽm, acid béo omega-3, chất chống oxy hóa, acid folic... là danh sách thức ăn dành cho người bị vảy nến. Thường xuyên sử dụng các...

Bệnh vảy nến da đầu – Thông tin và cách điều trị

Vảy nến da đầu là một dạng rối loạn da đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, viêm, nổi cộm và bong vảy trắng có màu bạc như sáp nến....

Bị bệnh vảy nến nên ăn gì để giúp bệnh mau lành?

10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến, hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho bệnh vảy nến mau chóng được chữa lành hơn. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý...

Hướng dẫn trị vảy nến bằng dầu dừa đúng cách

Phương pháp trị vảy nến bằng dầu dừa đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều người. Với những tác dụng vượt trội của dầu dừa, các triệu chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn