Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Bệnh trĩ ngoại độ 2: Dấu hiệu và cách điều trị

Rất nhiều người bị bệnh trĩ ngoại độ 2 mới đi khám và phát hiện mình mắc phải bệnh trĩ. Bởi giai đoạn này các triệu chứng của bệnh đã biểu hiện rõ hơn và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. 

Để rõ hơn về dấu hiệu cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ ngoại độ 2 là gì?

Bệnh trĩ ngoại độ 2 là một cấp độ của bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ ngoại độ 2 hình thành khi các tĩnh mạch tại vùng hậu môn căng giãn hoặc phình to, từ đó sẽ xuất hiện các búi trĩ. Người bệnh có các triệu chứng như sưng đỏ ngoài rìa hậu môn, ngứa ngáy, chảy máu…

Bệnh trĩ ngoại độ 2
Bệnh trĩ ngoại độ 2

Tương tự với trĩ nội, trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ tùy vào tình trạng của bệnh.

Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ lúc này có kích thước khoảng 1-2mm, làm cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ lúc này có kích thước lớn hơn, sa ra trong quá trình đi đại tiện và thu lại sau khi đi đại tiện xong.

Trĩ ngoại độ 3: Ở giai đoạn này người bệnh có thể quan sát và sờ thấy búi trĩ, các dấu hiệu như đau rát, chảy máu ngày càng nhiều hơn.

Trĩ ngoại độ 4: Đây là mức độ nặng nhất của bệnh, búi trĩ lúc này lòi ra ngoài có màu tím đen, máu chảy nhiều trong mỗi lần đi đại tiện, đau nhiều hơn.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 là giai đoạn ở giữa của bệnh, nên được điều trị sớm để không biến chứng thành các cấp độ nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại độ 2

Khi bệnh trĩ ngoại ở cấp độ này, người bệnh có thể nhận biết rõ về bệnh thông qua các dấu hiệu cũng như tìm các phương pháp điều trị kịp thời để bệnh không biến chứng nặng hơn.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại độ 2
Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại độ 2
  • Bệnh trĩ ngoại độ 2 thường xuyên có triệu chứng khó chịu, sưng đỏ vùng hậu môn, gây đau rát và ngứa ngáy. 
  • Ở cấp độ này búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện (đây là hiện tượng khi các đám rối tĩnh mạch nhô lên và được bao phủ bởi một lớp da) . Mức độ này rõ hơn so với trĩ ngoại cấp độ 1. Tuy nhiên, búi trĩ có thể tự thu lại sau khi người bệnh đi đại tiện xong.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình đi vệ sinh búi trĩ sa ra khiến người bệnh đau rát, vướng víu gây khó chịu. Đồng thời, hậu môn cũng tiết ra dịch nhầy có mùi hôi. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời búi trĩ sẽ phát triển to hơn trở thành trĩ ngoại cấp độ 3 và nặng hơn là trĩ ngoại cấp độ 4.
  • Ngoài ra, khi bị trĩ ngoại độ 2, người bệnh sẽ bắt gặp hiện tượng thường xuyên chảy máu khi đi đại tiện nếu hoạt động mạnh ở các cơ hậu môn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm nhiễm tác động xấu đến các cơ quan khác.

Bệnh trĩ ngoại độ 2 có nguy hiểm không?

Theo y học nhân định bệnh trĩ ngoại độ 2 nằm ở mức độ trung bình của bệnh. Các biến chứng chưa xuất hiện nhiều. Tuy nhiên nếu không điều trị ở giai đoạn này sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Các biến chứng của bệnh trĩ ngoại độ 2

Thiếu máu: chảy quá trong quá trình đi đại tiện cứ lặp lại liên tục nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, căng thẳng và dẫn đến các bệnh liên quan khác.

Gây viêm nhiễm hậu môn: Búi trĩ sa ra trong quá trình đi đại tiện tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm hậu môn, trường hợp nặng hơn sẽ bị hoại tử hậu môn. 

Ảnh hưởng đến chức năng hậu môn: trĩ ngoại độ 2 gây khó khăn trong quá trình đại tiện, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng đại tiện không tự chủ.

Làm rối loạn cơ quan thần kinh: người bị trĩ ngoại độ 2 sẽ có dấu hiệu đau lưng vùng dưới, đau nhức xương dẫn đến tình trạng gây rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống: bệnh trĩ ngoại độ 2 ngoài các dấu hiệu gây ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh thì còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Do các dấu hiệu trên gây tâm sinh lý đều bị ảnh hưởng. Đối với phụ nữ khi bị trĩ ngoại độ 2 còn có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Các phương pháp chữa trị trĩ ngoại độ 2

Đối với trĩ ngoại độ 2, việc điều trị bệnh là vô cùng cấp thiết. Nếu để các búi trĩ lớn hơn và lòi ra ngoài sẽ gây khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là trong quá trình vệ sinh cá nhân như đại tiện, vệ sinh vùng hậu môn gây viêm nhiễm, lở loét, chảy máu,..

Dựa vào mức độ và các trường hợp của bệnh sẽ áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2 bằng thuốc Tây

Bệnh trĩ ngoại độ 2 có thể dùng thuốc Tây theo sự hướng dẫn điều trị của các y bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc sử dụng để điều trị như các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt vùng hậu môn,..và các loại thuốc giảm đau, giảm sưng, chống viêm,…

Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2 bằng thuốc Tây
Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2 bằng thuốc Tây

Chú ý không sử dụng thuốc tùy tiện, không có sự hướng dẫn và các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

Treo trĩ

Treo trĩ là phương pháp mà các bác sĩ sẽ tiến hành kéo các búi trĩ sa ra trở lại bên trong hậu môn. Phương pháp này sẽ khâu và treo triệt mạch trĩ. Thông qua kỹ thuật này giúp giảm các mạch máu lưu thông đến đám rối tĩnh mạch. Đây là phương pháp nhằm thu nhỏ thể tích , kéo búi trĩ bị sa về trị trí ban đầu.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp treo trĩ
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp treo trĩ

Ưu điểm

  • Phương pháp treo trĩ an toàn và ít gây ra biến chứng
  • Chi phí khá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khi muốn chọn phương pháp này
  • Sau phẫu thuật không phải mất nhiều thời gian hồi phục

Hạn chế:

  • Không áp dụng với người bị hẹp hậu môn
  • Thời gian thực hiện lâu

Cắt trĩ

Đây là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Bằng những kỹ thuật hiện đại như: phương pháp HCPT, Laser hay PPH, các bác sĩ sẽ trực tiếp cắt bỏ búi trĩ.

Ưu điểm:

  • Phẫu thuật nhanh, tiết kiệm thời gian
  • Tỉ lệ bệnh tái phát thấp 

Hạn chế:

  • Sau khi cắt trĩ nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm
  • Chi phí cao hơn so với điều trị bằng phương pháp treo trĩ.
  • Có thể xảy ra các biến chứng trong quá trình phẫu thuật

Điều trị bằng các bài thuốc Dân gian

Đối với người ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại độ 2 thì có thể dùng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh. Với các bài thuốc dân gian dưới đây giúp người bệnh giảm đau, rát, khó chịu.

Điều trị bằng các bài thuốc Dân gian
Điều trị bằng các bài thuốc Dân gian

Rau diếp cá chữa bệnh trĩ ngoại độ 2

Rau diếp cá có tính kháng khuẩn, khám viêm tốt nên được nhiều người áp dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2. 

Chuẩn bị dược liệu:

  • 40gr rau diếp cá
  • Nước muối pha loãng

Cách thực hiện:

  • Rau diếp cá sau khi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng
  • Sau đó mang đun tầm 20 phút
  • Sử dụng nước lá diếp cá đã đun xông hơi vào vùng hậu môn
  • Đến khi nước còn ấm, lấy nước rửa vùng hậu môn và lau lại
  • Thực hiện từ 2-3 lần 1 tuần sẽ thấy hiệu quả

Lá thiên lý chữa bệnh trĩ ngoại độ 2

Lá thiên lý trong Đông y được xem là 1 vị thuốc có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt, làm ức chế quá trình viêm nhiễm của bệnh trĩ ngoại độ 2. Kết hợp phương pháp này người bệnh sẽ  giảm triệu chứng ngứa ngáy, giảm tình trạng chảy máu khi đi đại tiện,…

Chuẩn bị dược liệu:

  • 1 nắm lá thiên lý (nên chọn lá non)
  • 100gr bánh tẻ

Cách thực hiện:

  • Lá thiên lý rửa sạch với nước
  • Tiếp đến ép lấy nước cốt
  • Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm rồi dùng tăm bông thấm nước lá thiên lý thoa lên búi trĩ.
  • Sau đó để yên cho nước thiên lý khô tầm 15 phút thì rửa lại vùng hậu môn
  • Thực hiện phương pháp từ 2-3 lần 1 tuần để có hiệu quả.

Dùng thủ thuật điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2

Ngoài các phương pháp trên, nhiều người bệnh trĩ ngoại độ 2 dùng các thủ thuật như: thắt vòng cao su, tiêm xơ, chính búi trĩ,…để điều trị. Đây được xem như phương pháp truyền thống trong điều trị bệnh trĩ. Dùng phương pháp này khá đơn giản, không gây đau, và tiết kiệm được chi phí.

Tuy nhiên, điều trị trĩ ngoại độ 2 bằng các thủ thuật này tỉ lệ tái phát bệnh cao, dễ gây nhiễm trùng và kèm theo những biến chứng nguy hiểm. Nên cân nhắc và nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng phương pháp này.

Chữa trị bệnh trĩ ngoại độ 2 cần lưu ý những gì?

Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2 kịp thời để không gây ra các biến chứng nguy hiểm khác thì người bệnh cần chú ý:

  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong cơ thể như các loại rau củ, trái cây có chứa nhiều vitamin.
  • Nên vận động nhẹ vào buổi sáng, không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Vệ sinh vùng hậu môn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Cung cấp đủ nước, hoặc các loại nước ép để thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng.
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá,..ăn đồ ăn cay nóng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.
  • Không mang, vác các đồ nặng hay lao động quá sức.
  • Giữ thói quen đi đại tiện theo khung giờ cố định, không nên hoạt động mạnh các cơ. vùng hậu môn khi đi đại tiện.
  • Giữ trạng thái thoải mái, không tự tạo áp lực về bệnh hay lo lắng quá mức.
  • Theo dõi và tái khám bệnh theo lịch điều trị của bác sĩ.

Khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại độ 2, người bệnh nên đến trực tiếp gặp các bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh. Đừng vì ngại về bệnh lý mà không  khám bệnh, tự ý mua thuốc về chữa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến các biến chứng khác.

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ: Mẹo dân gian hay đừng nên bỏ qua

Sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá...

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không hay phải mổ?

Bệnh trĩ không chỉ khiến cho sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng mà còn khiến phụ nữ mặc cảm, khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống....

Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Cách trị tại nhà

Bệnh trĩ nội độ 2 xảy ra khi búi trĩ gia tăng kích thước và sa xuống ống hậu môn. Ở giai đoạn này, bệnh thường gây nóng rát, khó...

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em

Bị trĩ khi mang thai do đâu, bà bầu đã biết cách trị?

Trĩ là một nỗi ám ảnh với chị em đang mang thai. Theo thống kê, có đến 50% bà bầu mắc trĩ trong suốt thai kỳ với các triệu chứng...

Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu nhận biết sớm và điều trị

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở sâu bên trong niêm mạc trực tràng. Bệnh thường gây đau rát hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu kèm...

Bệnh trĩ nội độ 3 khi nào cần điều trị bằng phẫu thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 điển hình bởi tình trạng búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, vùng hậu môn đau rát, phù nề và ngứa ngáy. Ngoài ra, sa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn