Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Hạt tophi, viêm đa khớp hoặc các cơn đau của gout lặp đi lặp lại nhiều lần,…đều là những biểu hiện của bệnh gout mạn tính. Nguyên do khiến bệnh phát triển thành mạn tính là vì không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách làm phát sinh các biến chứng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh gout mạn tính là gì?

Bệnh gout mạn tính là một dạng viêm khớp gây nên do sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp. Sự đào thải bất thường của axit uric cùng với sự kết tinh của các hợp chất ở trong khớp. Về lâu dần làm xuất hiện các đợt viêm khớp gây đau đớn, sỏi thận và tắc nghẽn các ống lọc của thận với tinh thể axit uric dẫn tới suy thận.

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không?
Bệnh gout mạn tính gây ra các cơn đau tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe

Nếu như bệnh gout cấp tính gây ra các cơn đau ngắt quãng từ 12 – 24 tháng mới xảy ra một vài lần thì bệnh gout mạn tính sẽ xuất hiện các cơn đau lặp đi lặp lại hoặc tái phát liên tục từ 2 – 3 lần trong vòng một năm. Trong một số ít trường hợp, bệnh gout mãn tính cũng có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh gout khoảng 1 – 2 năm.

Nguyên nhân của bệnh gout mạn tính

Sự gia tăng tích tụ axit uric trong khớp là nguyên nhân gây nên bệnh gout. Thế nhưng, một số yếu tố sau đây khiến cho bệnh gout mạn tính khởi phát gồm có:

  • Sự chủ quan: Nhiều người mắc bệnh gout ở giai đoạn đầu thường xem nhẹ, chủ quan và không sớm điều trị. Một số khác thấy bệnh đang dần cải thiện liền ngưng điều trị khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn tái phát nặng nề hơn.
  • Không điều trị kịp thời: Sớm phát hiện bệnh nhưng không chủ động điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, không đúng phương pháp đã khiến bệnh phát triển thành mạn tính.
  • Sinh hoạt không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, chất kích thích và các thực phẩm giàu purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…) cùng với thói quen ít vận động đã khiến cho bệnh vô tình chuyển sang mạn tính.
  • Nguyên nhân khác: Gen di truyền hoặc mắc phải các bệnh về đường tiết niệu, viêm khớp, đái tháo đường,… cũng là nguyên nhân gián tiếp hình thành bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính

Những dấu hiệu cảnh báo sau đây cho biết bệnh nhân mắc bệnh gout bước sang giai đoạn mạn tính:

  • Nổi hạt tophi: Đây là hiện tượng urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương, sụn. Kích thước hạt tophi không đồng đều tùy thuộc vào hạt urat kết tủa, hơi chắc hoặc mềm, khi ấn vào không đau, được bọc ở lớp da mỏng hay da bị loét, dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn.
  • Viêm đa khớp: Tình trạng viêm này chủ yếu xảy ra ở khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, gối, khuỷu,… nhưng không gây đau nhiều và diễn biến chậm. Tuy nhiên về lâu dần, nếu các hạt tophi bị vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây loét và hủy hoại các khớp.
  • Sự lắng đọng tinh thể muối urat tại thận: Sự lắng đọng nằm rải rác ở nhu mô thận không biểu hiện triệu chứng mà chỉ phát hiện khi giải phẫu thận.
  • Urat lắng đọng tại các cơ quan ngoài khớp: Urat lắng đọng thành từng mảng ở ngoài da và móng tay, móng chân rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da như vẩy nến, nấm. Ngoài ra, urat cũng có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim và cả van tim, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
  • Hạn chế vận động: Khi di chuyển hay vận động mạnh thì những cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế rõ rệt.
  • Các khớp bị viêm, sưng: Các khớp chi bị viêm và sưng tấy gây ra cảm giác đau đớn dữ dội với tần suất nhiều lần trong tháng hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong suốt một năm.

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không?

Khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh gout không chỉ khó điều trị mà nó còn tiềm ẩn những biến chứng gây nguy hiểm đối với người bệnh như:

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không?
Bệnh gout mạn tính sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nếu không kiên trì điều trị

1. Tổn thương thận

Thận là cơ quan giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Ở bệnh gout mạn tính, lượng axit uric tăng cao đã khiến cho các tinh thể muối urat lắng đọng ngay tại thận và khiến cho thận bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh gout mạn tính còn gây ra một số bệnh lý về thận như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận mạn tính,…

Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị bệnh gout mạn tính cũng có nguy cơ mắc phải tác dụng phụ và dẫn đến suy giảm chức năng thận hoặc phát sinh các vấn đề về ngộ độc, suy thận,…

2. Hỏng khớp, bại liệt

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho các hạt tophi phát triển nhanh chóng. Khi đó, các tế bào da và các mô sụn xung quanh khớp sẽ dần bị ăn mòn.

Về lâu dần sẽ làm biến dạng khớp do tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng, thậm chí là có nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn. Chức năng vận động sẽ bị đe dọa và người bệnh có thể đứng trước nguy cơ bị liệt nửa người hoặc tàn phế làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và trong công việc.

3. Bệnh tim mạch

Bệnh gout mạn tính còn là nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim,… Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa sự hình thành các gốc tự do có oxy cùng cơ chế chống lại các gốc tự do của cơ thể.

Không chỉ dừng tại đó, bệnh gout còn là nguyên nhân xuất hiện các yếu tố gây viêm tại các ổ khớp làm hình thành cục máu đông trong mao mạch và gây ra các bệnh lý về tim mạch nghiêm trọng.

4. Đột quỵ

Theo các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, những người bị bệnh gout và đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim cao gấp 1,4 lần so với người chỉ mắc bệnh tiểu đường. Cho thấy, bệnh gout làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ ở những bệnh nhân này.

Ngoài những biến chứng được nêu trên, những người mắc bệnh gout mạn tính còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng khác như:

  • Rối loạn cảm giác
  • Đục thủy tinh thể
  • Viêm loét dạ dày
  • Tầm nhìn kém, khô mắt
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Điều trị bệnh gout mạn tính

Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính thì quá trình điều trị bệnh gout trở nên vô cùng khó khăn. Để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm thì bệnh nhân cần nghiêm túc phối hợp theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Thông thường, trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau đây:

  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm dịch khớp
  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp

1. Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị viêm khớp trong cơn gout mạn tính: Cho sử dụng thuốc chống viêm.
  • Hạ axit uric máu: Nhằm ngăn ngừa cơn gout tái phát cũng như các biến chứng của bệnh gout.
  • Điều trị các bệnh lý kèm theo: Bao gồm đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp,…

2. Điều trị gout mạn tính bằng thuốc

Đây được xem là phương pháp điều trị bệnh gout mạn tính phổ biến nhất. Thuốc điều trị bệnh gout mãn tính được chia thành các nhóm sau:

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không?
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến dành cho người bệnh gout

2.1. Nhóm thuốc làm ức chế tổng hợp axit uric máu

Nhóm thuốc này được tạo ra theo cơ chế ức chế men xanthinoxydase để chuyển hypoxanthin thành xanthin. Đồng thời chỉ định cho những đối tượng như sau:

  • Bệnh nhân gout có sự gia tăng đào thải axit uric qua thận.
  • Bệnh nhân đã từng sử dụng nhóm thuốc làm tăng thải axit uric qua đường tiết niệu nhưng không hiệu quả.
  • Hàm lượng axit uric gây nên các bệnh về thận như: Sỏi thận hoặc suy giảm chức năng thận.

Để ức chế sự tổng hợp của axit uric, bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng các loại thuốc chủ yếu như:

  • Allopurinol: Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên cần cẩn trọng cho bệnh nhân có tiền sử bị suy thận và không dùng cho cơn gout cấp tính.
  • Febuxostat: Đây là thuốc kê đơn được chỉ định sử dụng rộng rãi chỉ sau Allopurinol. Lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng gan, buồn nôn, đau khớp, phát ban.
  • Topiroxostat: Là thuốc dùng để ức chế XO chọn lọc và không purin.

2.2. Nhóm thuốc làm tăng thải axit uric qua nước tiểu

Cơ chế của nhóm thuốc này là tăng thải axit uric ở cầu thận và ức chế tái hấp thu ở ống thận. Được chỉ định dùng khi người bệnh không dung nạp được với tác dụng phụ của Allopurinol hoặc sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric không hiệu quả.

Một số thuốc thuộc nhóm này gồm có:

  • Probenencid: Đây là thuốc ức chế men URAT1, không có tính chọn lọc và tương tác nên cần lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này.
  • Benzbromarone: Thuốc này có tác dụng hạ axit uric và có thể sử dụng cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
  • Lesinurad: Bệnh nhân bị gout mạn tính có hạt tophi có thể sử dụng thuốc này kết hợp với  Allopurinol hoặc Febuxostat. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân bị suy chức năng thận, ghép thận, lọc máu,…

2.3. Thuốc hủy urat

Các thuốc hủy urat có tác dụng chuyển auric thành allantoine hòa tan, giúp hạ nồng độ axit uric. Thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp tăng axit uric cấp trong các bệnh về máu.

Một số thuốc hủy urat được chỉ định:

  • Pegloticase: Đây là thuốc dạng tiêm được dùng trong điều trị gout kháng trị với các nhóm thuốc trên, gout chứa hạt tophi gây hủy hoại khớp và các biến chứng nặng nề.
  • Rasburicase: Loại thuốc này ít được sử dụng tại Việt Nam. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm các biểu hiện như khó thở, bốc hỏa, đau ngực và nghiêm trọng hơn là có thể gặp tan máu hoặc sốc phản vệ.

3. Điều trị gout mạn tính bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp hầu như không được khuyến khích. Nhưng trong quá trình sử dụng thuốc mà bệnh vẫn không thuyên giảm do hạt tophi xung quanh khớp quá lớn và lâu năm thì phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được chỉ định để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Cách phòng ngừa bệnh gout mạn tính

Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính cho thấy bệnh đã nặng hơn nhiều so với cấp tính. Vì vậy mà phác đồ điều trị cũng khó khăn hơn, mất nhiều thời gian và công sức của bệnh nhân. Để kiểm soát những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phải hết sức lưu ý những điều sau đây:

  • Điều trị bệnh mạn tính bằng thuốc phải vô cùng cẩn trọng và tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì và nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.
  • Hạn chế tiêu thụ các món ăn chứa nhiều purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật) hoặc thực phẩm có vị chua như thức ăn lên men, hoa quả có tính axit cao.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc đồ uống có cồn sẽ làm ức chế khả năng đào thải axit uric qua thận.
  • Tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày từ 2 – 3 lít sẽ giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức. Đồng thời cũng cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi ngay cả khi cơn đau không kích hoạt.
  • Tập luyện các bài thể dục phù hợp mỗi ngày sẽ giúp cải thiện khả năng vận động của khớp, hạn chế được các biến chứng phát sinh gây bại liệt, hỏng khớp.
Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không?
Tuyệt đối không dung nạp các món ăn chứa nhiều purin

Bệnh gout mạn tính có thể xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không điều trị để khống chế bệnh. Khi nhận thấy cơ thể bất thường, người bệnh cần chủ động đi thăm khám và nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng có thể phát sinh.

Cùng chuyên mục

Lá vối có tác dụng giảm sưng viêm, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa có liên quan đến chế độ ăn uống khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các...

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Chữa bệnh gout bằng dừa xiêm là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản, người bệnh đã có thể...

Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout bằng cua đồng

Dùng cua đồng chữa bệnh gout có hiệu quả không?

Chữa bệnh gout bằng cua đồng là một trong những mẹo chữa bệnh trong dân gian còn lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, liệu bài thuốc này có thật...

Những điều cần biết về bệnh gout

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout là một trong những căn bệnh điển hình về xương khớp. Nếu như trước kia căn bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi thì hiện nay...

chữa bệnh gout bằng dưa chuột

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột là một trong những phương pháp có vẻ lạ lùng nhưng lại được nhiều người áp dụng hiện nay. Đây là phương pháp có...

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn