Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

11 bài tập yoga giúp giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bị gì? Chữa như thế nào?

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa đau mỏi vai gáy

Nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh mổ và cách xử lý

Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy tại nhà

Chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam theo dân gian

Chứng đau mỏi vai gáy ở dân văn phòng và cách phòng tránh

10 bài thuốc Đông y trị đau vai gáy bạn nên biết

Thuốc Đông y trị đau vai gáy là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên vừa giúp cải thiện các cơn đau, kích thích máu huyết lưu thông, giải phóng các chất độc còn ứ đọng trong cơ thể vừa có mức độ an toàn tương đối cho sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng đau vai gáy theo quan niệm Đông y

Đau vai gáy là một trong những triệu chứng thường xảy ra nhất trong các bệnh về xương khớp và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Nếu không được phát hiện và có hướng điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ biến chứng nặng hơn, gây mệt mỏi, khó chịu vì cảm giác đau nhức luôn âm ỉ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm sút khả năng lao động.

Bài thuốc đông y trị đau vai gáy
Tình trạng đau mỏi vai gáy còn được còn là chứng kiên tý phổ biến

Theo quan niệm trong Đông y thì tình trạng đau mỏi vai gáy còn được còn là chứng kiên tý. Triệu chứng này thường xảy ra do tình trạng tấu lý sơ hở khiến thấp, hàn và phong xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương kinh lạc, gây ức chế quá trình lưu thông khí huyết và hậu quả là xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau nhức, tê cứng vùng cổ, vai và gáy.

Khi mắc phải tình trạng đau vai gáy thì người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải triệu chứng đau nhức, cứng cổ, khó quay đầu, cảm thấy đau nhiều hơn khi ấn vào các cơ thang, đòn chũm, rất sợ lạnh, mạch phù và bị rêu trắng…

Thường thì các triệu chứng của tình trạng đau vai gáy sẽ dễ dàng thuyên giảm trong giai đoạn đầu, mỗi khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh theo thời gian, đặc biệt khi không có cách điều trị kịp thời sẽ làm giảm khả năng vận động, làm yếu và teo cơ dần.

Vì vậy, có thể thấy việc điều trị đau vai gáy nên thực hiện càng sớm càng tốt. Thường thì theo phương pháp Tây y thì việc điều trị đau vai gáy sẽ sử dụng các loại thuốc giãn cơ, phong bế thần kinh nhằm giảm đau, kháng viêm…Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng và không tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh.

Trong khi đó, ngược lại với phương pháp Tây y thì phương pháp sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy không chỉ giúp làm giảm các cơn đau, tê bì tay chân, cứng cổ và còn giúp hỗ trợ phục hồi chức năng hoạt động của các cơ xương khớp, giải phóng ứ trệ kinh lạc, bồi bổ khí huyết…

Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh, giúp hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra đau vai gáy, tương đối an toàn và không gây ra tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.

Giới thiệu 10 bài thuốc Đông y trị đau vai gáy phổ biến

Theo các chuyên gia Đông y thì để việc điều trị đau vai gáy đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần được thăm khám, xác định nguồn căn của bệnh một cách cụ thể, xem xét các triệu chứng lâm sàng. Dựa vào đó để đưa ra bài thuốc phù hợp nhất.

Dưới đây là một số bài thuốc được áp dụng phổ biến và nhiều người bệnh tin dùng như:

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể phong hàn

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai gáy thể hàn là do tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh hoặc do thời tiết đột nhiên chuyển lạnh. Khi phong hàn xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như cơ thang co cứng, đòn chũm, gặp khó khăn khi xoay cổ, cúi gập lưng, lưỡi xuất hiện rêu trắng, mạch phù và sợ lạnh.

Đối với thể phong hàn thì bài thuốc Đông y trị đau vai gáy chủ yếu sẽ có tác dụng đả thông kinh lạc, tán hành và khu phong để giúp đẩy lùi phong hàn ra khỏi cơ thể. Đồng thời, giúp cải thiện tình trạng đau nhức và hồi phục khả năng vận động của các cơ.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng thương truật, quế chi và can khương mỗi loại 8g, ý dĩ, phục linh và xuyên khung mỗi loại 12g, cam thảo 6g. Đem tất cả dược liệu rửa sạch và cho vào ấm sắc uống hằng ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, chia làm 3 lần uống và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng độc hoạt, tần giao, khương hoạt, đương quy mỗi loại 12g, mộc hương và quế chi mỗi loại 8g, 40g cành dây, nhũ hương và chích cam thảo mỗi loại 6g. Đem tất cả dược liệu rửa sạch, sắc thành nước thuốc uống đều đặn mỗi ngày, ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng phòng phong và đại táo mỗi loại 12g, cam thảo 6g, sinh khương 4g, ma hoàng và bạch chỉ mỗi loại 8g. Đem các dược liệu sắc thành nước uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc, ngày uống 3 lần sáng trưa và chiều cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng ma hoàng, xích thược, bạch chỉ, quy xuyên, hoàng kỳ và đại táo mỗi loại 12g, 14g trích thảo, khương hoạt, sinh khương, hoàng đằng, quế chi và phòng phong mỗi loại 8g đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần sáng trưa và chiều sau mỗi bữa ăn.
  • Bài thuốc 5: Sử dụng ma hoàng, cát căn, quy đầu và quế chi mỗi loại 9g, 30g kê huyết đằng sắc thành thuốc uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang cho đến khi đạt kết quả điều trị khả quan.
Bài thuốc đông y trị đau vai gáy
Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể phong hàn

Ngoài ra, trong quá trình sử cái bài thuốc này thì người bệnh có thể kết hợp các phương pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt bằng các kỹ thuật lăn, day, bấm, ấn, xát và thực hiện các vận động nhẹ nhàng ở 2 bên vai gáy để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện ôn châm các huyệt vị như Thiên tông, Phòng trì, Dương trì, Kiên ngung, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Dương lăng tuyền…để giúp hỗ trợ đẩy lùi các cơn đau nhức, cứng cổ và tê bì hiệu quả.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể thấp nhiệt

Tình trạng đau vai gáy thể thấp nhiệt xảy ra chủ yếu do nguyên nhân viêm nhiễm, thường là các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm…Chính vì vậy, các triệu chứng thường khởi phát cấp tính và xuất hiện đột ngột hơn so với các thể bệnh khác.

Đối với thể bệnh này, các triệu chứng điển hình có thể kể đến như đau nhức, sưng đỏ 3 bên vùng vai gáy, gặp khó khăn khi vận động, lưỡi nổi nốt đỏ, rêu vàng, sốt cao kéo dài không hạ và mạch phù sác.

Một số bài thuốc phổ biến dành cho thể bệnh này như:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng huyền sâm, sinh địa, nga truật, tỳ giải, có xước, rễ xấu mỗi loại 12g, khoảng 10 – 12g kim ngân hoa, hy diêm thảo, ý dĩ mỗi loại 16g, sài đất và diếp cá mỗi loại 10g. Đem tất cả các dược liệu sắc thành thuốc uống ngày 3 lần, mỗi ngày 1 thang là đủ.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng khương hoạt và hoàng cầm mỗi loại 8g, thạch cao, cát cánh và bạch thược mỗi loại 12g. Đem tất cả các dược liệu trong 1 thang thuốc sắc thành nước thuốc và chia ra làm 3 lần uống mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với biện pháp châm tả các huyệt như Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc và Phong môn để giúp giảm đau hiệu quả hơn. Đặc biệt, chú ý nên tránh xoa bóp hay bấm huyệt khi mắc thể bệnh này vì đây là bệnh xảy ra do viêm nhiễm.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ

Đau vai gáy do thể khí trệ huyết ứ thường khởi phát là do người bệnh vận động mạnh, sai tư thế gây ra chấn thương hoặc do sự ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đối với thể bệnh này, các triệu chứng thường xảy ra là gây đau nhức, cứng cổ, gáy và gặp khó khăn khi xoay, cúi gập cổ. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm nhận được gân xương đau mỏi, lưỡi thâm tím, chân tay tê dại, mạch trầm hoạt hoặc sáp.

Đối với tình trạng đau vai gáy do thể khí trệ huyết ứ thì các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng các bài thuốc như hoạt huyết tiêu ứ, hoạt lạc, trừ thấp…

  • Bài thuốc 1: Sử dụng phòng phong, khương hoạt, đương quy, độc hoạt mỗi loại 12g, ngưu tất, ngũ gia bì, đỗ trọng và tục đoạn mỗi loại 16g, 8g chỉ xác, kinh giới và hồng hoa mỗi loại 10g và 8g thanh bì. Đem tất cả các loại dược liệu đem sắc thành nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 8g đào nhân, 12g đương quy, thục địa và xích thược mỗi loại, 10g xuyên khung và 6g hồng hoa. Đem tất cả các loại dược liệu này sắc thành thuốc uống ngày 1 thang, chia thành 3 phần đều nhau và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng nga truật, đào nhân, uất kim, tô mọc mỗi loại 10g, hồng hoa, trần bì, quế chi mỗi loại 8g, bạch thược va 2 cát căn mỗi thứ 12g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc làm thuốc uống, uống ngày 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh cần phải lưu ý, đối với thể bệnh này nên kết hợp với kỹ thuật bấm huyệt, xoa bóp để kích thích huyết lưu thông, giải phóng khí hư ứ trệ trong kinh lạc và vận động thật nhẹ nhàng để hỗ trợ sự hồi phục của khớp xương.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể can thận hư

Trong Đông y, tình trạng đau vai gáy thể can thận hư thường xảy ra do nội phong tự sinh, chế độ dinh dưỡng của người bệnh không khoa học, không đủ dưỡng chất khiến cho các khớp gân xương không đủ dưỡng chất để hoạt động, dần dần trở nên suy yếu, thoái hóa và gây ra đau nhức triền miên.

Đối với thể bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng như đau vai, cứng cổ, cứng gáy, gặp khó khăn trong những hoạt động xoay, gập cổ, lưỡi có màu đỏ nhạt, kém sinh khí. Ngoài ra, bị đau vai gáy do can thận hư thường gây ra đau nhức nhiều, xuất hiện thành từng cơn, thỉnh thoảng kèm theo co giật.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy
Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể can thận hư

Khi những triệu chứng này xuất hiện, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động một lúc sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Thể bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở những người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Theo lờo khuyên của các chuyên gia Đông y thì để giúp giải thể can thận hư thì có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng trừ thấp, bổ can thận và khu phong.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng phòng phong, đương quy, nghệ vàng, hoàng kỳ và xích thược mỗi loại 12g, 8g khương hoạt. Đem tất cả dược liệu sắc thành nước thuốc uống và uống đều đặn mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng đỗ trọng và thanh bì mỗi loại 10g, bạch linh, ngũ gia bì, đương quy, tục đoan và ngưu tất mỗi loại 12g, 16g thục địa, 8g sơn thù. Đem các dược liệu đã chuẩn bị sắc thành nước uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng cam thảo và cát căn mỗi loại 10g, 15g kê huyết đằng, 30 bạch dược, 13g mộc qua. Cho tất cả các dược liệu vào nồi nấu thuốc và sắc mỗi ngày 1 thang sử dụng mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng ngưu tất, tục đoạn, đỗ trọng và bạch linh mỗi loại 10g, 16g ngũ gia bì, sơn thù, thanh bì và bạch thược mỗi loại 8g, 15g quy đầu, 20g thục địa…Rửa sạch tất cả các nguyên liệu và cho vào ấm sắc thuốc, chia thuốc làm 3 phần đều nhau và uống hết trong ngày.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể phong đờm

Đối với tình trạng đau vai gáy thể phong đờm thường xuất hiện trong những trường hợp bệnh đã xuất hiện trong một thời gian dài. Các triệu chứng kéo dài dai dẳng và dễ dàng tiến triển thành mãn tính.

Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này có thể xảy ra như gáy bị cứng, cổ cứng, gặp khó khăn trong việc hoạt động, đau nhức, tê cứng chân tay, miệng và mắt bị méo xếch.

Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng bài thuốc có khả năng quyết đờm, trừ thấp, hành khí thông lạc và hoạt huyết hóa ứ.

Chuẩn bị 15g quy đầu, khương hoạt, đờm nam tinh, hồng hoa và bạch giới tử mỗi loại 9g, mộ thông thông và tang chi mỗi loại 30g, uy linh tiên, xuyên khung, khương hoàng, bạch chỉ mỗi loại 12g. Đem tất cả các dược liệu sắc thành nước thuốc uống, kiên trì sử dụng trong vòng 6 tháng, sau đó nghỉ 1 ngày và tiếp tục thực hiện liệu trình này.

Theo lưu ý từ các chuyên gia thì trường hợp người bệnh bị tê bì chân tay, khí hư gia thì kết hợp thêm 30g hoàng kỳ, gáy lưng căng cứng gia thì thêm 24g cát căn và 4.5g long đờm thảo, nhiệt uất gia thêm 30 ngân hoa, thêm 9g hoàng cầm nếu thấp nhiệt nung nấu khiến cho ai bị stress, dễ âu lo và miệng đắng.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể hàn đờm

Tình trạng đau vai gáy thể hàn đờm thường gây ra các triệu chứng như cứng cổ, tê bì cánh tay, 2 bên bả vai đau nhức. Ngoài ra, khi mắc phải thể bệnh này còn gây ra tình trạng đau nhức dẫn đến giảm khả năng vận động, giảm hiệu suất lao động, ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống, thể trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Trần bì và chỉ thực mỗi loại 8g, xuyên khung, hoàng cầm, phòng phong, cốt toái bổ, khương hoạt và xương truật mỗi loại 12g, 3 quả táo, đằng sâm và bạch linh mỗi loại 16g.

Đem tất cả các dược liệu sắc thành nước thuốc, chia làm 3 lần uống sáng trưa chiều sau mỗi bữa ăn. Kiên trì thực hiện cho đến khi đạt được hiệu quả trị bệnh khả quan.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể âm hư dương cang

Theo Đông y, âm hư dương cang là một thể bệnh mãn tính khá nghiêm trọng. Bệnh gây ra các triệu chứng như cổ gáy cứng đơ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lưng đùi yếu, mắt đỏ, đầu nặng trịch, lưng, đùi yếu, mềm nên đi đứng khó khăn, lảo đảo, sức khỏe suy giảm rõ rệt.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy
Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể âm hư dương cang

Theo các chuyên gia thì đối với thể bệnh này thì việc chữa bệnh cần sử dụng các bài thuốc có tác dụng tức phong, nhu cân, bình can và tiềm dương…

Chuẩn bị một số dược liệu sau: Mẫu lễ, hoài sơn, ngọc trúc, đan sâm, bạch truật, phục thần, câu đằng, sơn thù và cúc hoa mỗi loại 30g, phòng phong, long cốt và thục địa mỗi loại 15g, thiên ma và ngũ vị mỗi loại 12g.

Các dược liệu này người bệnh có thể tìm mua tại các cửa hiệu thuốc Đông y, được hốt thành từng thang thuốc. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc sắc thành nước thuốc, chia làm 3 lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể phong nhiệt

Theo quan niệm Đông y thì bệnh đau vai gáy thể phong nhiệt đặc trưng với các triệu chứng như đau nhức, ê ẩm, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, mạch phù sác và sợ nóng…

Để giúp cải thiện các triệu chứng này thì người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị 6 quả đại táo, mộc hương và sài hồ mỗi thứ 6g, phòng phong và bạch thược mỗi thứ 12g, 4g cam thảo và 20g cát căn.
  • Rửa sạch các loại dược liệu này và sắc uống hết trong ngày.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể thận hư phong thấp

Đối với tình trạng đau vai gáy thể thận hư phong thấp xuất hiện do phong thấp kết hợp với triệu chứng thận hư yếu, làm suy giảm chức năng do người bệnh có thói quen, lối sống sinh hoạt khôn khoa học, thường xuyên lao động nặng, mất sức hoặc do tuổi tác cao.

Khi mắc bệnh ở thể này sẽ gây ra các triệu chứng như cứng gáy, lưng, cổ và cột sống đau nhức, cử động khó khăn, các cơn đau kéo dài và ê ẩm…

Vì vậy, để giúp giảm thiểu các triệu chứng do bệnh đau vai gáy thể thận hư phong thấp thì có thể sử dụng bài thuốc Uy linh thung dung thang để trừ thấp, bồi bổ khí huyết, bổ thận…

  • Chuẩn bị: Uy linh tiên, thanh đằng phòng, đan sâm, nhục thung dung mỗi loại 15g.
  • Đem các nguyên liệu trên sắc thành thuốc uống hoặc tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong vo thành từng viên làm hoàn, mỗi lần sử dụng 20g.

Lưu ý: Nếu người bệnh bị tê dại chi trên thì kết hợp thêm 10g khương hoàng, chi dưới tê dại, nhức mỏi, đau đớn thì dùng thêm 10g ngưu tất. Ngoài ra, nên hạn chế hoạt động mạnh, làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để giúp các khớp bị tổn thương hồi phục tốt hơn.

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy
Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy thể thận hư phong thấp

Trị đau vai gáy bằng bài thuốc chườm, đắp theo Y học cổ truyền

Theo đánh giá của các chuyên gia Đông y thì mặc dù hiệu quả từ các bài thuốc đem lại là rất cao, tuy nhiên hiệu quả này lại đến khá chậm. Vì vậy, ngoài việc sử dụng các bài thuốc thì người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để chườm hoặc đắp trực tiếp lên vùng vai gáy, cổ để giảm thiểu nhanh chóng cảm giác đau nhức, mỏi cổ và cứng gáy.

Một số bài thuốc hiệu quả và dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng như:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá cúc tần và lá lốt mỗi loại 1 nắm. Đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhuyễn. Đem hỗn hợp lá trộn với 1 ít rượu, sao nóng và bọc lại bằng miếng vải và chườm lên vùng bị đau nhức trong vòng 10 – 15 phút.
  • Bài thuốc 2: Dùng một nắm ngải cứu sao với muối biển cho nóng. Đổ hết vào trong một miếng vải và bọc lại rồi chườm vào vùng vai gáy bị nhức mỏi. Khuyến khích nên áp dụng bài thuốc này nhiều lần trong ngày để giảm đau nhanh, cứng cổ, tê gáy nhanh hơn. Tốt nhất nên chườm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào lúc sáng sớm lúc vừa ngủ dậy để hạn chế cơn đau tái phát.

Ưu và nhược điểm của các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy

Cũng tương tự như bất kỳ phương pháp điều trị nào, các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Có thể kể đến như:

Ưu điểm

  • Hầu hết các bài thuốc Đông y sẽ giúp tập trung chữa trị từ căn nguyên gây bệnh. Đây cũng chính là lý do mà tại sao các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm, đó là vì chúng cần thời gian thẩm thấu vào tận gốc của bệnh, tác động vào đó và điều trị dứt điểm, ngăn chặn chúng sẽ tái phát nữa.
  • Các dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc Đông y đều bắt nguồn từ tự nhiên. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong suốt thời gian điều trị bệnh. Khác với thuốc Tây y, nếu sử dụng thuốc quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, đường ruột, thận, gan…
  • Dễ dàng sử dụng vì khi mua thuốc nó đã được chế biến sẵn, kê theo từng thang để người bệnh không mất thời gian sơ chế nữa.
Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy
Sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy cần phải kiên trì và dùng đúng liều, đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc

Nhược điểm

Theo các chuyên gia thì mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Sử dụng thuốc Đông y trị bệnh thường đem lại hiệu quả chậm, không tức thời như các loại thuốc Tây y. Vì vậy, người bệnh uống thuốc Đông y cần phải hết sức kiên trì, sử dụng thường xuyên, đều đặn trong thời gian dài thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Do tác dụng của thuốc phát huy chậm nên người bệnh phải mất khá nhiều thời gian và tốn kém chi phí mua thuốc.
  • Tùy vào cơ địa của từng người và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bài thuốc Đông y sẽ phát huy tác dụng khác nhau. Vì vậy, có thể nói rằng, không phải bất kỳ ai sử dụng thuốc cũng đem lại tác dụng như mong muốn. Tốt nhất, nếu uống thuốc trong một thời gian dài nhưng không cảm nhận được sự thay đổi tích cực của bệnh thì hãy đi khám tại bệnh viện để được chỉ định điều trị theo phương pháp khác hiệu quả hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy

Phương pháp sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy sẽ đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng nhức mỏi, đau nhức ê ẩm vùng cổ, vai, tê mỏi tay, bả vai và cánh tay. Hơn thế nữa, các hoạt chất trong dược liệu sẽ giúp bồi bổ can thận, điều hòa kinh lạc, kích thích khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe.

Nếu so sánh với thuốc Tây y thì các bài thuốc Đông y sẽ có mức độ an toàn cao hơn, phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già, từ nam đến nữ không phân biệt, thậm chí những người có bệnh lý nền cũng có thể sử dụng trong thời gian dài.

Tuy nhiên, các tác dụng hiệu quả tích cực chỉ phát huy khi áp dụng đúng cách, đúng thuốc và không lạm dụng thuốc. Vì nếu đi ngược lại với những khuyến cáo của thầy thuốc sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí phát sinh các bệnh lý ngoài ý muốn.

Vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng này, người bệnh sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy cần chú ý một số điều sau:

  • Thuốc Đông y trị đau vai gáy nên mua ở các hiệu thuốc Đông y uy tín, lâu đời. Tránh sử dụng các bài thuốc chưa được kiểm chứng về tác dụng và mức độ an toàn của nó.
  • Cần chuẩn bị tâm lý và kiên trì áp dụng các bài thuốc chữa đau vai gáy trong thời gian mà thầy thuốc yêu cầu để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Tránh tự ý sử dụng kết hợp thuốc Đông y và Tây y khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ, sự tương tác thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Những đối tượng có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và cho con bú nên nói rõ với thầy thuốc để được chỉ định bài thuốc và liều dùng phù hợp nhất.
  • Khi áp dụng các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy nên kết hợp với việc xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm đau nhức mỏi vai gáy và hỗ trợ cải thiện khả năng vận động, hồi phục chức năng của khớp vai và các đốt sống cổ.
  • Nên dừng sử dụng thuốc Đông y nếu phát hiện các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ngứa họng…Nếu trong vòng 24 giờ mà các triệu chứng không thuyên giảm thì nên báo cho bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.
  • Cuối cùng, để hỗ trợ tốt nhất vào quá trình điều trị bệnh thì người bệnh cần kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và vận động khoa học. Chú ý tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên vùng vai cổ gáy như mang vác vật nặng, cúi đầu quá lâu hoặc kê gối quá cao khi ngủ.

Gợi ý các mẹo trị đau vai gáy không cần dùng thuốc

Đối với các trường hợp bị đau vai gáy mới khởi phát thì người bệnh có thể áp dụng các cách đơn giản ngay tại nhà mà không cần sử dụng thuốc để giảm đau nhức, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số điều mà người bệnh cần ghi nhớ và áp dụng càng sớm càng tốt:

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy
Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn
  • Tư thế ngồi đúng chuẩn: Việc ngồi sai tư thế chính là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy. Vì vậy, hãy thay đổi ngay tư thế ngồi của mình nếu không muốn bệnh chuyển biến nặng và dùng tới thuốc. Một tư thế ngồi đúng chuẩn là thẳng lưng, hông vuông góc với thân người, chân đặt song song với mặt đất, mặt hướng thẳng về phía trước.
  • Không nên tựa lưng vào những vật hay bề mặt cứng, không gục đầu lên bàn vì phần vai gáy sẽ bị áp lực và dẫn đến đau mỏi.
  • Mỗi khi cơn đau xuất hiện thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi ngay hoặc tập một số bài tập nhẹ để tác động lên vùng vai gáy giúp giãn cơ và giảm đau nhanh chóng.
  • Sử dụng một số viên uống thực phẩm chức năng hoặc thông qua việc ăn uống, các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao canxi, photpho, kali, vitamin C, B, E…để hỗ trợ xương khớp chắc chắn hơn.
  • Tránh tắm đêm và nên tắm bằng nước nóng mỗi ngày để kích thích máu huyết lưu thông, làm xoa dịu các cơn đau hiệu quả.
  • Nếu chỉ ở mức độ khởi phát thì tốt nhất người bệnh không nên sử dụng nhiều thuốc giảm đau. Bởi lạm dụng sẽ dẫn đến việc cơ thể bị nhờn thuốc, không còn đáp ứng điều trị cho những lần sau nữa.

Tóm lại, việc sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy có những ưu điểm tuyệt vời nhưng cũng có những hạn chế. Vì vậy, người bệnh cần hết sức cân nhắc và tham vấn y khoa trước khi quyết định có nên áp dụng hay không. Ngoài ra, dù chữa bệnh bằng bất kỳ cách nào thì bạn cũng cần kết hợp với chế độ chăm sóc, hoạt động khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh khỏi nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Jointlab

Review Viên Uống Bổ Khớp Jointlab Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu

Viên uống bổ khớp Jointlab là thực phẩm chức năng rất phù hợp với những người gặp các vấn đề về cơ xương khớp. Sản phẩm này có thể thúc...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm – Cách phục hồi và lưu ý

Điều trị phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Quá trình này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại trạng...

Hướng dẫn tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách

Tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách có thể giúp ổn định cột sống, hạn chế cơn đau, nâng cao sức cơ, tăng cường sức khỏe, giảm...

7 Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đơn giản tại nhà

Chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu là một trong những phương pháp điều trị bệnh đơn giản, hiệu quả và được nhiều người bệnh áp dụng. Nếu bạn...

Đau nửa đầu vai gáy bên trái: nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nửa đầu vai gáy bên trái thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do duy trì các thói quen sinh hoạt xấu trong thời gian...

Những điều cần biết về tình trạng mất ngủ do đau vai gáy

Đau vai gáy gây mỏi cổ, mất ngủ, khó ngủ phải làm sao?

Đau vai gáy gây mỏi cổ, khó ngủ, mất ngủ là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ đang làm việc với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn