Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi: Mẹo hay cần làm đúng cách

Để chữa bệnh trĩ bằng tỏi có nhiều cách như dùng tỏi tươi làm thuốc đạn, ngâm rượu uống hay nướng đắp vào hậu môn. Đây là mẹo chữa bệnh hay đã được áp dụng trong dân gian từ rất lâu đời. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng loại củ này đúng cách để đạt được hiệu quả như ý.

Công dụng chữa bệnh trĩ của tỏi

Tỏi là một loại gia vị truyền thống, hầu như lúc nào cũng có sẵn trong gian bếp của mọi nhà. Thế nhưng, bên cạnh công dụng làm tăng hương vị cho món ăn, thực phẩm này còn có nhiều tác dụng chữa bệnh như trị viêm xoang, cảm cúm, yếu sinh lý, ho, viêm họng, cao huyết áp, tiểu đường và cải bệnh trĩ.

chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Tỏi được sử dụng chữa bệnh trĩ nhờ tác dụng diệt khuẩn, làm bền tĩnh mạch trĩ

Sở hữu hàm lượng allicin dồi dào, tỏi có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng sinh. Chất này giúp diệt khuẩn, chống viêm, giảm sưng búi trĩ, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn.

Ngoài ra, các hoạt chất trong tỏi còn có tác dụng làm giảm huyết áp, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu ở khu vực hậu môn trực tràng, qua đó giảm áp lực cho các tĩnh mạch, ngăn chặn không cho búi trĩ tiếp tục sa ra ngoài. Các chất chống oxy hóa tỏi cung cấp cũng giúp giảm viêm, bảo vệ thành mạch và các mô khỏe mạnh ở hậu môn.

Như vậy, tỏi mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị trĩ. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng tỏi đúng cách để phát huy được tối đa những tác dụng tuyệt vời của thực phẩm này.

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Để chữa bệnh trĩ, bạn có thể sử dụng tỏi tươi, tỏi ngâm rượu hoặc tỏi nướng theo đường miệng hoặc dùng ngoài. Dưới đây là một số cách dễ thực hiện:

1. Thêm tỏi vào chế độ ăn

Cách đơn giản nhất để tận dụng được những lợi ích từ tỏi đó chính là thêm thực phẩm này vào trong bữa ăn để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ từ bên trong.

Tỏi vốn là một loại gia vị truyền thống giúp tạo ra hương vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn. Bạn có thể ăn tỏi chữa bệnh trĩ theo nhiều cách khác nhau như:

  • Trực tiếp nhai sống 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày
  • Giã tỏi làm nước chấm
  • Sử dụng tỏi ướp thịt cá
  • Phi thơm tỏi để xào nấu món ăn

Ngoài tỏi tươi, có thể sử dụng bột tỏi để thay thế. Tuy nhiên, quá trình chế biến bột tỏi có thể làm thất thoát một lượng dưỡng chất nhất định. Thêm vào đó, do bột tỏi không thơm bằng tỏi tươi nên ít khi được bác bà nội trợ sử dụng.

2. Chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi

Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đang được áp dụng phổ biến. Rượu với đặc tính sát khuẩn mạnh có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm ở búi trĩ, giúp bạn bớt đau đớn khó chịu.

Trước tiên bạn cần ngâm tỏi với rượu trong khoảng 2 tuần. Sau đó sử dụng rượu tỏi làm thuốc uống hoặc thuốc bôi điều trị tại chỗ cho bệnh trĩ.

Ngâm rượu tỏi

  • Chuẩn bị: 500 gram tỏi tươi và 200ml rượu trắng ngon ( loại từ 40 độ trở lên).
  • Lần lượt bóc vỏ từng tép tỏi, sau đó rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn
  • Thái tỏi thành lát mỏng hoặc giã nát
  • Bỏ hết tỏi vào trong một cái hũ thủy tinh và đổ phần rượu đã chuẩn bị vào ngâm.
  • Đập kín nắp hũ lại, để hũ rượu nơi mát mẻ. Thỉnh thoảng lắc để rượu ngấm đều vào tỏi.
  • Sau khoảng 2 tuần kể từ lúc ngâm có thể lấy ra sử dụng

Rượu tỏi thành phẩm thường có màu vàng nhạt hoặc màu vàng cánh gián. Để đạt hiệu quả cao, nên kết hợp chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi theo cả hai hình thức uống trong và thoa ngoài.

chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi
Rượu tỏi được sử dụng chữa bệnh trĩ bằng cách uống hoặc bôi ngoài

Dùng rượu tỏi trị bệnh trĩ theo đường uống:

  • Liều dùng: 5 – 10ml mỗi lần ( tương đương 1 – 2 muỗng canh rượu)
  • Tần suất sử dụng: 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Thời điểm uống rượu: Bạn nên dùng rượu tỏi trong bữa ăn để không gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Thuốc điều trị bệnh trĩ tại chỗ từ rượu tỏi

  • Trước tiên, bạn cần làm sạch và thấm khô hậu môn
  • Gạn một ít rượu tỏi ra chén sạch, sau đó lấy tăm bông thấm rượu thoa vào hậu môn
  • Để ít nhất 20 phút sau mới rửa lại bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng.
  • Mỗi ngày, bạn nên thoa rượu tỏi liên tục 2 – 3 lần để nhanh chóng giảm sưng búi trĩ và xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

3. Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng

Bên cạnh mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi tươi, bạn cũng có thể sử dụng tỏi nướng để trị bệnh. Sau khi nướng chín, tỏi đã giảm bớt mùi hăng nên bạn sẽ không còn phải lo ngại mùi hương của tỏi lưu lại lâu ở hậu môn gây mất tự tin khi giao tiếp.

– Chuẩn bị:

  •  1 củ tép tỏi tươi

– Cách sử dụng:

  • Tỏi để cả vỏ, đem nướng trên bếp than cho đến khi lớp vỏ ngoài hơi cháy xém và tép tỏi chuyển sang màu vàng.
  • Lột sạch vỏ, bỏ tép tỏi vào cối giã nát
  • Cuối cùng, lấy một miếng vải mỏng bọc tỏi vào và đắp lên hậu môn trong 30 phút.
  • Áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng theo hướng dẫn ở trên mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi.

4. Chữa bệnh trĩ bằng nước cốt tỏi tươi

Uống hoặc bôi nước cốt tỏi cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản. Cách này không mất nhiều thời gian nên rất tiện lợi cho những người bận rộn.

chữa bệnh trĩ bằng tỏi tươi
Uống hoặc thoa nước cốt tỏi vào hậu môn giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ

Uống nước cốt tỏi:

Nguyên liệu:

  • 4 – 5 tép tỏi tươi

Cách sử dụng:

  • Tỏi sau khi lột hết vỏ, đem rửa sạch, giã nát hoặc bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Lấy tỏi bỏ vào 1 ly nước ấm, quấy đều cho các chất trong tỏi hòa tan hết vào nước
  • Lọc qua rây, bỏ bã, lấy nước tỏi uống mỗi ngày 1 ly
  • Áp dụng trong vài tuần liên tục để thấy được hiệu quả rõ ràng

Thoa nước cốt tỏi trị bệnh trĩ

– Nguyên liệu:

  • 1/2 củ tỏi tươi

Cách thực hiện:

  • Tỏi sau khi lột sạch vỏ, đem giã nát
  • Đun sôi 1 cốc nước rồi bỏ tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa
  • Dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước cốt tỏi để dùng
  • Sử dụng 1 miếng bông gòn tiệt trùng thấm đẫm nước tỏi rồi đắp trực tiếp lên hậu môn, cố gắng giữ nguyên trong 30 phút.
  • Lặp lại cách trên 2 -3 lần mỗi ngày giúp giảm ngứa và đau ở hậu môn, làm teo búi trĩ một cách tự nhiên.

5. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi tươi và hoàng liên

Hoàng liên là dược liệu có tính hàn giúp tiêu độc, kháng viêm, làm nhanh lành các mô bị tổn thương ở hậu môn. Chính vì vậy mà nguyên liệu này được kết hợp với tỏi để tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Nguyên liệu:

  • 2 củ tỏi tươi
  • 15 gram hoàng liên

– Cách sử dụng:

  • Tỏi đem nướng chín, lột sạch vỏ rồi nghiền nát
  • Hoàng liên tán bột mịn
  • Trộn cả hai nguyên liệu trên với nhau cho đều
  • Vo thuốc thành nhiều viên hoàn nhỏ. Kích thước mỗi viên to cỡ đầu đũa
  • Bảo quản thuốc trong hũ thủy tinh và để vào ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng của thuốc.
  • Duy trì uống mỗi ngày 5 viên sau bữa ăn cho đến khi khỏi bệnh.
  • Song song với việc điều trị bằng bài thuốc uống, bạn nên lấy bột hoàng liên trộn với nước ấm và thoa vào búi trĩ mỗi ngày 2 lần để nhanh thấy được hiệu quả.

6. Thuốc đạn chữa bệnh trĩ từ tỏi

Tỏi cũng được sử dụng như một loại thuốc đạn đặt hậu môn chữa bệnh trĩ. Trường hợp bị bệnh trĩ nội, bạn có thể áp dụng cách này để khắc phục bệnh.

– Nguyên liệu:

  • Tỏi tươi
  • Dầu dừa hoặc dầu ô liu
chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng
Tỏi được sử dụng làm thuốc đạn đặt hậu môn chữa bệnh trĩ nội

– Cách sử dụng:

  • Tỏi lột vỏ, rửa sạch
  • Nhúng tép tỏi vào dầu ô liu hoặc dầu dừa. Việc làm này nhằm mục đích bôi trơn tỏi giúp dễ dàng đẩy tép tỏi vào sâu trong hậu môn. Ngoài ra, các loại dầu này còn có tính sát khuẩn tự nhiên nên sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm nhiễm bên trong hậu môn.
  • Tiếp theo, bạn nằm trên giường ở tư thế nghiêng, chân phía trên đưa lên cao hoặc co về phía trước ngực. Một tay cầm tép tỏi nhẹ nhàng đẩy vào bên trong hậu môn.
  • Tiến hành chữa bệnh trĩ bằng tỏi theo cách này mỗi tuần 3 lần. Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để nguyên tép tỏi trong hậu môn, sáng hôm sau khi đi đại tiện tép tỏi sẽ tự động bị đẩy ra ngoài.

7. Kết hợp tỏi với bạch chỉ và tiêu đen chữa bệnh trĩ

Bạch chỉ được sử dụng trong bài thuốc này nhằm mục đích hỗ trợ giảm viêm hậu môn, chống sưng, thu nhỏ búi trĩ. Cùng với đó, hạt tiêu đen cũng hoạt động như một loại thuốc sát trùng, giúp chống oxy hóa, bảo vệ các mô và thành mạch ở hậu môn khỏi bị tổn thương.

Nguyên liệu:

  • Tỏi tươi: 3 tép
  • Bạch chỉ: 4 gram
  • Tiêu đen: 1 muỗng

Cách sử dụng:

  • Tất cả các nguyên liệu trên giã nhỏ
  • Bỏ vào chảo sao vàng
  • Bọc hỗn hợp thuốc vào một miếng vải sạch
  • Đắp vào hậu môn trong 20 phút. Trong quá trình đắp, nếu thuốc nguội có thể đem đi sao nóng lại rồi tiếp tục sử dụng.
  • Thực hiện cách này sau mỗi 2 ngày

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ

Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu, khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

1. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng tỏi trị bệnh trĩ

Tỏi là thực phẩm lành tính. Tuy nhiên một số trường hợp có thể bị dị ứng với tỏi gây nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban ngoài da, sưng môi, lưỡi, đỏ mắt… Ngoài ra, khi dùng tỏi bạn còn có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:

  • Hôi miệng, hôi nách
  • Cơ thể nặng mùi
  • Tiêu lỏng
  • Nóng rát ở miệng
  • Kích ứng niêm mạc thực quản, dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi
  • Ợ nóng
  • Chảy máu
  • Lên cơn hen ở các trường hợp có tiền sử bị bệnh hen suyễn
  • Bỏng rát hậu môn
tỏi chữa bệnh trĩ
Dùng tỏi chữa bệnh trĩ có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn

Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của tỏi tăng lên khi bạn ăn quá nhiều tỏi hoặc sử dụng tỏi theo đường bên ngoài nhiều lần trong ngày. Vì vậy, hãy thận trọng sử dụng tỏi theo đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tránh vì nôn nóng và lạm dụng tỏi quá mức gây phản tác dụng.

2. Tương tác với thuốc và thực phẩm

Tỏi có thể làm thay đổi hoạt động của một số loại thuốc hoặc làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi. Những loại thuốc tân dược có thể tương tác với tỏi bao gồm:

  • Isoniazid, Saquinavir, Warfarin, Cyclosporine
  • Các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV: (Rescriptor®, Efavirenz, Nevirapine…
  • Thuốc kháng tiểu cầu: Aspirin, Ibuprofen, Voltaren®
  • Một số loại thuốc tránh thai và các thuốc được chuyển hóa ở gan.

Thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ trong thời gian đang điều trị bằng các loại thuốc kể trên để tránh hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.

Ngoài ra, tỏi còn có thể tương tác với thuốc lá hay một số loại thực phẩm nhất định. Không dùng tỏi cùng lúc với các thực phẩm sau:

  • Thịt gà
  • Cá diếc
  • Cá trắm
  • Trứng

3. Những đối tượng nên và không nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Trường hợp bị trĩ nội hay trĩ ngoại đều có thể dùng tỏi để khắc phục bệnh. Mẹo dân gian này thích hợp nhất cho những người bị trĩ nhẹ ở độ 1, độ 2. Trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài thì cũng có thể áp dụng nhưng chỉ nhằm mục đích hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh song song với các phương pháp điều trị y khoa do bác sĩ chỉ định.

Không áp dụng cách chữa bệnh trị bằng tỏi cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đang có vấn đề về mắt
  • Người đang bị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy do vi khuẩn
  • Các trường hợp bị dị ứng với một trong các thành phần của tỏi
  • Người đang bị hôi nách, hơi thở nặng mùi hoặc đang bị đau bụng không nên dùng tỏi theo đường ăn uống
  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc có khả năng tương tác với tỏi được liệt kê trong danh sách ở trên.
  • Người đang chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc mới mổ xong
  • Bệnh nhân bị huyết áp thấp
  • Người đang bị rối loạn về máu
  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn tỏi

4. Những điều nên làm trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ

Ngoài những vấn đề vừa nêu, bạn cũng cần chú ý duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để đẩy nhanh hiệu quả của cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi. Dưới đây là một số việc bạn nên làm:

  • Cố gắng vận động mọi lúc có thể. Đứng lâu, ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên khung xương chậu và là nguyên nhân khiến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị căng phồng, hình thành nên búi trĩ.
  • Uống nhiều nước kết hợp ăn bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh, trái cây để đảm bảo cho quá trình tiêu hóa và đi tiêu được đều đặn, ngăn ngừa táo bón, tránh bị đau và sa trĩ.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng như rau đay, rau ngót, khoai lang, đu đủ…
  • Trường hợp bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu, bạn nên ăn các thực phẩm giàu sắt để tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Bao gồm: Rau dền, rau lá xanh, lòng đỏ trứng, các loại hạt, đậu phụ…
  • Kiểm soát cân nặng không để bị béo phì
  • Hạn chế uống bia rượu
  • Không ăn nhiều đồ béo, thức ăn cay, đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn
  • Tránh nhịn đi cầu, ngồi lâu trong nhà vệ sinh hoặc bưng bê vật nặng quá mức. Tất cả đều là những thói quen xấu thúc đẩy bệnh trĩ phát triển.

Có thể bạn chưa biết:

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ + Cách điều trị và lưu ý

Số lượng phụ nữ mắc bệnh trĩ hiện nay cũng chiếm tới 50% tổng số người mắc, đặc biệt là ở dân văn phòng, mẹ sau sinh, mẹ bầu. Vậy...

Các cấp độ của bệnh trĩ và mức độ nguy hiểm

Bệnh trĩ hình thành khi các các đám rối tĩnh mạch trĩ bị tác động dẫn đến căng giãn quá mức, khiến cho tĩnh mạch bị phình to, viêm, sưng...

3 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật và lưu ý

Bệnh trĩ khiến cho bệnh nhân bị đau đớn, sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng cần phải phẫu...

Bật mí x cách chữa bệnh trĩ từ quả đu đủ siêu hiệu quả

Bật mí 3 cách chữa bệnh trĩ từ quả đu đủ siêu hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng đu đủ được nhiều người quan tâm bởi tính đơn giản, cùng tác dụng nhất định. Người ta thường dùng lá đu đủ, quả...

6 Cách chữa bệnh trĩ từ nghệ cực chuẩn (Nghệ tươi + Tinh bột)

Đã từ lâu, nghệ được xem là một nguyên liệu góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh trĩ và cách thực hiện không phải...

Bị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối và cách điều trị

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Cách trị và lưu ý

Mắc bệnh trĩ khi mang thai gây không ít phiền toái, khó chịu cho chị em. Do là bệnh thường gặp nên họ thường băn khoăn vì sao bà bầu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn