Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Cắt trĩ xong vẫn lòi có phải đã thất bại?

Có một sự thật rằng kỳ phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn rủi ro và biến chứng sau khi mổ và phẫu thuật cắt trĩ cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trong đó, trường hợp cắt trĩ xong vẫn lòi là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng? Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra tình trạng này? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

Lý do tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi?

Bệnh trĩ là một bệnh lý về đường hậu môn khá phổ biến hiện nay và phương pháp cắt bỏ búi trĩ là cách mà rất nhiều người bệnh chọn lựa để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp xảy ra biến chứng sau khi mổ trĩ, trong đó tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi có rất nhiều người gặp phải.

Vậy cục thịt lòi ở hậu môn sau khi mổ trĩ là do bệnh trĩ tái phát hay chỉ là cục thịt thừa? Nó có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Cắt trĩ xong vẫn lòi có nguy hiểm không?
Cắt trĩ xong vẫn lòi là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay

Theo các chuyên gia về các bệnh hậu môn chia sẻ rằng việc cắt trĩ xong vẫn lòi có rất nhiều nguyên nhân. Phải tiến hành thăm khám, biết được các triệu chứng đi kèm thì mới có thể xác định được nguyên nhân một cách chính xác.

Thông thường, nếu cục thịt này lòi ra ngoài hậu môn nhưng không gây ra đau rát, chảy máu thì khả năng cao nó không phải là búi trĩ. Thay vào đó, khối thịt này có thể là u nhú hậu môn, nó được hình thành từ việc viêm nhiễm mãn tính gây kích thích tăng sinh phì đại.

Khối thịt u nhú hậu môn có đặc điểm nhận dạng đó là có 3 cạnh hình trụ, u nhú to nhô lên khá giống với đầu vú, sa ra ngoài hậu môn, bề mặt căng cứng, có màu trắng, không gây ra tình trạng chảy máu và cũng không có biểu hiện giãn tĩnh mạch…

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc xuất hiện khối thịt thừa sau khi mổ trĩ có thể gây nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

Cắt trĩ xong có thịt lòi ra gây ngứa có sao không?

Chắc chắn rằng, bất kỳ ai sau khi cắt trĩ xong lại xuất hiện cục thịt thừa lòi ra ở hậu môn cũng sẽ vô cùng lo lắng, sợ các biến chứng sau khi mổ trĩ xuất hiện. Đặc biệt là trong trường hợp khối thịt này lòi ra và gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Theo các chuyên gia thì tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

Tái phát bệnh trĩ

Việc xuất hiện cục thịt thừa ở hậu môn kèm theo ngứa ngáy, đau rát kèm theo các dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ đã tái phát trở lại. Trong trường hợp này rất có thể là bệnh trĩ ngoại, vì ở giai đoạn đầu của trĩ ngoại là đã có búi trĩ nằm ngoài hậu môn rồi.

 Polyp hậu môn

Cắt trĩ xong vẫn lòi thịt ra ngoài cũng rất có thể là dấu hiệu của bệnh polyp hậu môn. Bệnh này có các dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Thường thì, bệnh polyp hậu môn là khối u lành tính, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ chuyển thành ác tính và gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc cắt trĩ xong vẫn lòi

Bệnh có các dấu hiệu nhân biết như:

  • Khối polyp sa ra ngoài hậu môn mỗi khi vận động mạnh.
  • Không gây đau và cũng không chảy máu nhiều mỗi lần đi đại tiện.
  • Gây khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, luôn có cảm giác mót…

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái chóng mặt do thiếu máu, mất nhiều máu, thậm chí tạo điều kiện cho các khối u polyp chuyển thành ác tính.

U nhú hậu môn

U nhú hậu môn là trường hợp xuất hiện khối u lành ở hậu môn, vì vậy mà khiến cho nhiều người nhầm lẫn với bệnh trĩ. Người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu u nhú hậu môn gồm:

  • Khó chịu, ngứa ngáy vùng hậu môn
  • Kích thích người bệnh đi đại tiện nhiều lần
  • Khi đi đại tiện có cảm giác đau rát do u nhú bị cọ xát

Tình trạng u nhú hậu môn sau khi lòi ra ngoài, nếu không được đẩy vào bên trong kịp lúc rất dễ gây ra bị nghẹt trĩ, dẫn đến sưng đỏ, đau đớn, khiến người bệnh đi lại bất tiện, đi đại tiểu tiện cũng khó khăn. Thậm chí, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng nặng có thể gây sưng, táo bón, lở loét và viêm nhiễm.

Tóm lại, việc cắt trĩ xong vẫn lòi thì cách tốt nhất đó là người bệnh hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám, kiểm tra. Hãy làm điều này càng sớm càng tốt vì càng chậm trễ, tình hình bệnh sẽ diễn biến càng xấu và gây khó khăn cho việc điều trị cũng như tốn kém chi phí hơn.

Cắt trĩ xong vẫn lòi thịt ra ở hậu môn có nên cắt bỏ không?

Tùy vào dấu hiệu, đặc điểm của khối thịt thừa và sau khi khám bệnh trĩ có kết quả chẩn đoán thì sẽ dựa vào đó để quyết định có cắt bỏ hay không hoặc điều trị bằng các phương pháp khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên cắt bỏ cục thịt thừa này vào các thời điểm sau:

  • Khối thịt thừa sa hẳn ra bên ngoài hậu môn, đặc biệt là mỗi khi đi đại tiện.
  • Kích thích ống hậu môn khiến cho dịch tiết ra nhiều, làm cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy.
  • Thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện, tạo cảm giác đi đại tiện mãi nhưng không hết.
  • Khi khối thịt quá lớn gây tắc nghẽn hậu môn, khi đi đại tiện có thể làm phân bị biến dạng, về lâu dài gây loét hậu môn, lẫn máu và mủ trong phân…

Các cách hỗ trợ điều trị cục thịt thừa ở hậu môn

Khi quyết định cắt bỏ khối thịt thừa ở hậu môn sau khi cắt trĩ thì bác sĩ có thể sẽ đưa ra một số các phương pháp hỗ trợ như:

Đối với trường hợp bị nhẹ

Sử dụng phương pháp nội khoa bằng thuốc bôi nhằm hỗ trợ quá trình làm teo u nhú. Nên bôi thuốc liên tục trong 10 – 15 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Phương pháp này có đặc điểm là không gây ra tổn thương và rất an toàn.

Đối với trường hợp bị nặng

Những trường hợp nặng, có thể là đã viêm nhiễm, lở loét thì bắt buộc phải sử dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Có thể kể đến như:

Phương pháp PPH

Cách hỗ trợ điều trị cắt trĩ xong vẫn lòi
Nếu cắt trĩ xong vẫn lòi mức độ nặng thì nên tiến hành phẫu thuật bằng các phương pháp tân tiến

Phương pháp này được thực hiện bằng hình thức xâm lấn trực tiếp không đau, dùng máy kẹp PPH khâu búi trĩ tự động. Cách này sẽ giúp ngăn chặn máu đến các búi trĩ, từ đó chúng sẽ tự rụng vì không được nuôi dưỡng. Phương pháp này thường được áp dụng cho các đối tượng mắc bệnh trĩ và polyp hậu môn.

Bác sĩ sẽ dùng máy kẹp PPH chuyên dùng để nới rộng lỗ hậu môn và cắt bỏ đi lớp niêm mạc bị sa. Đồng thời, nó sẽ tự tiến hành khâu niêm mạc lại để tạo hình hậu môn bình thường. Sau khi phẫu thuật xong ống hậu môn sẽ được tái tạo lại như bình thường mà không có vết cắt hay vết khâu nào.

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT hay còn được gọi là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Đây là phương pháp cắt khối thịt thừa bằng sóng cao tần với nhiệt độ khoảng 70 – 80°C. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này đó là dựa vào sự sinh nhiệt đông các tế bào và thắt nút mạch máu. Sau đó dao điện sẽ trực tiếp cắt bỏ phần búi trĩ, búi polyp, nứt kẽ hậu môn hay lỗ lò hậu môn…

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là:

  • Không gây đau đớn
  • Không gây chảy máu
  • Không làm tổn thương đến vùng da xung quanh lỗ hậu môn
  • Rất khó tái phát chỉ sau 1 lần trị
  • Khả năng hồi phục sau phẫu thuật rất nhanh
  • Hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra biến chứng

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp người bệnh có thể tự nhận định tình trạng bệnh của mình và đến các cơ sở y tế khám, điều trị càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và chữa trị ngay từ ban đầu sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và chi phí cắt trĩ cũng ít tốn kém hơn so với việc để bệnh phát triển nặng thì đã quá muộn.

Cùng chuyên mục

Chữa bệnh trĩ theo Đông y và những bài thuốc điều trị

Bệnh trĩ trong Đông y và các bài thuốc điều trị

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y nên kết hợp sử dụng cả 3 dạng là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa để mang đến tác dụng tốt. Thêm...

Tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật trĩ

Cắt trĩ khi nào? Các phương pháp và ưu – nhược điểm

Phẫu thuật cắt trĩ được áp dụng cho các trường hợp bị trĩ nặng, xuất hiện các biến chứng như chảy máu dai dẳng, yếu cơ thắt hậu môn, bĩ...

Bệnh trĩ có nguy hiểm không mà ai cũng sợ?

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường rất dễ gặp phải tình trạng đau rát, căng tức, khó chịu,... Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh...

Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách khắc phục

Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường gây ra các triệu chứng nhẹ như đau rát vùng hậu môn, khó chịu, ngứa ngáy và chảy máu khi đại tiện. Ở...

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở vùng trực tràng - hậu môn. Bệnh thường xảy ra ở người thừa cân - béo phì, người...

Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, tùy vào cấp độ tình trạng và triệu chứng bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn