Thử ngay 8 cách trị mụn bọc bằng tỏi đơn giản rẻ tiền

Mụn bọc ở mũi: Cách xử lý an toàn không để lại sẹo

Mụn bọc mọc ở cằm và miệng gây đau nhức phải làm sao?

12 Cách trị mụn bọc tại nhà với các loại thảo dược tự nhiên lành tính

Trị mụn bọc bằng mật ong: Mẹo hay cần làm đúng cách

12 công thức trị mụn bọc từ nghệ giúp sạch mụn không để lại sẹo

Nổi nhiều mụn bọc ở 2 bên má: Làm sao để trị dứt điểm?

Trị mụn bọc siêu hiệu quả chỉ với nắm rau diếp cá trong vườn

Mụn bọc mọc trên trán sưng to và cách xử lý dứt điểm

Chia sẻ 6 cách trị mụn bọc bằng lá trầu không cực hay

Cách nặn mụn bọc an toàn hạn chế bị sẹo và nhiễm trùng

Nặn mụn bọc sao cho an toàn, không để lại sẹo và nhiễm trùng là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc loại bỏ mụn bọc cần phải thận trọng nếu không muốn mụn trầm trọng hơn. Chỉ nên nặn những mụn đã có nhân trồi lên bề mặt da, và thực hiện thủ thuật nặn đúng cách để không làm tổn thương các tế bào xung quanh.

Cách nặn mụn bọc an toàn
Cách nặn mụn bọc an toàn tại nhà hạn chế bị sẹo và nhiễm trùng

Có nên nặn mụn bọc không?

Mụn bọc là loại mụn nguy hiểm nhất, bởi nếu mụn bị vỡ ra khi nhân mụn chưa chín có thể làm lây lan mụn ra các vùng da xung quanh. Do đó, việc điều trị mụn bọc là ưu tiên hàng đầu khi chúng chỉ mới chớm xuất hiện trên da.

Nguyên nhân gây nên mụn bọc phần lớn là do việc vệ sinh da mặt không đúng cách. Nhiều chị em, kể cả nam giới vẫn còn thờ ơ với việc làm này. Tuy nhiên nếu da không được làm sạch nguy cơ hình thành mụn rất cao.

Bên cạnh đó, khi mụn bọc xuất hiện, nhiều người rất hay dùng tay sờ và lấy nhân mụn khi nó chưa “chín”. Chính vì điều này khiến mụn bị nhiễm khuẩn, sưng viêm và lan ra nhiều hơn, khó khỏi.

Mụn bọc có thể nặn được khi thấy cồi mụn khô và trồi lên bề mặt da. Lúc này bạn đã có thể lấy nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông. Kết hợp với các biện pháp chăm sóc sau mụn, da có thể phục hồi lại bình thường, không để lại thâm hoặc sẹo rỗ.

Vậy nên, khi muốn nặn mụn bọc, bạn phải xác định thời điểm sao cho phù hợp. Không cố nặn những mụn mới, chưa có nhân mụn, sẽ làm tổn thương tế bào da, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Các trường hợp không được nặn mụn bọc

Bạn cần quan sát mụn trên mặt, tránh nặn các mụn sau đây nếu không muốn tình trạng mụn kéo dài khó chữa hơn:

  • Mụn bọc có nhiều ổ viêm, mưng mủ, sưng to, giống như cục máu, có gây đau và không thấy cồi mụn.
  • Mụn có mủ trắng nổi theo từng đám, mềm và gây cảm giác rát mặt. Mủ bên trong loại mụn này có mùi hôi và rất dễ lan ra khắp nơi.
  • Mụn bọc ác tính: Khi bị nổi loại mụn này, bạn có biểu hiện sốt nhẹ, da bị viêm, mụn có kích thước lớn hơn so với bình thường, đồng thời gây ra đau nhức khó chịu.

Khi gặp những loại mụn kể trên, bạn tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể, phù hợp.

Cách nặn mụn bọc an toàn không để lại sẹo và nhiễm trùng

Sau đây là 6 bước nặn mụn bọc an toàn bạn có thể áp dụng tại nhà:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ da mặt

Bước này là quan trọng nhất nếu bạn không muốn mụn nghiêm trọng hơn. Hãy tẩy trang và dùng sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình trước khi bước vào quá trình đẩy bọn mụn cứng đầu ra khỏi da.

Việc tẩy trang là bắt buộc để làm sạch da mặt, không chỉ rửa mặt thôi đã đủ. Bởi vì bụi bẩn, cặn trang điểm, kem chống nắng,…có thể bám sâu bên trong lỗ chân lông. Nếu bạn chỉ sử dụng sữa rửa mặt thì chưa cuốn trôi chúng đi hoàn toàn. Do đó, sử dụng thêm các loại tẩy trang nhẹ dịu sẽ giúp bạn làm sạch lỗ chân lông hơn.

Rửa mặt sạch trước khi nặn mụn bọc
Tẩy trang, rửa mặt sạch trước khi nặn mụn bọc

Nên sử dụng loại tẩy trang không chứa cồn để bảo vệ da, tránh làm da bị kích ứng, khô rát. Bông tẩy trang chọn lựa cũng nên là loại cotton mềm, không bị bong xơ.

Bên cạnh đó, khi bạn chọn sữa rửa mặt nên dùng loại phù hợp với da, nhẹ dịu, có độ pH cân bằng, thành phần không chứa những chất kích ứng da, đảm bảo việc làm sạch không mang tới tác dụng phụ. 

Bạn có thể lựa chọn một số loại sữa rửa mặt có bổ sung thêm các chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn như nghệ, mật ong, nha đam,…

Bước 2: Vệ sinh tay và khử trùng dụng cụ nặn mụn

Việc rửa tay thật sạch cũng không kém phần quan trọng so với việc vệ sinh mặt. Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà mắt thường không nhìn thấy được. Do đó, nếu bình thường bạn có thói quen sờ tay lên mặt thì tình trạng mụn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Rửa tay sạch trước khi nặn mụn
Rửa tay sạch trước khi nặn mụn là vô cùng cần thiết để không làm nhiễm trùng vết thương

Cần rửa tay thật sạch với xà bông diệt khuẩn, rửa dưới vòi nước để đảm bảo loại bỏ sạch những tạp chất gây hại cho da.

Vệ sinh dụng cụ nặn mụn cũng vậy, đây là thứ trực tiếp chạm vào các nốt mụn bọc của bạn. Do đó, bạn cũng phải làm sạch chúng thật cẩn thận, kỹ lưỡng. Sử dụng cồn y tế, oxy già hoặc nước sôi 100 độ để trụng, ngâm rửa các dụng cụ bạn dùng để nặn mụn.

Bước 3: Xông hơi mặt

Việc xông hơi sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông, hỗ trợ quá trình đưa nhân mụn ra ngoài dễ dàng và giảm cảm giác đau đớn. 

Nếu bạn không có những dụng cụ xông hơi chuyên dụng có thể thay bằng cách đun nước sôi để xông. Lưu ý để mặt cách miệng nồi từ 30 – 40cm để đảm bảo hơi nước nóng không làm bỏng da.

Xông hơi mặt trước khi nặn mụn
Xông hơi mặt trước khi nặn mụn giúp giãn nở lỗ chân lông, giảm đau và giúp việc lấy nhân mụn dễ hơn

Đồng thời, nước dùng để xông nên để khoảng 40 độ C là an toàn, xông hơi với nước quá nóng có thể khiến da bạn bị tổn thương nhiều hơn. Thực hiện trong 5 – 10 phút là được.

Bước 4: Tiến hành nặn mụn

Bạn có thể dùng tâm bông đẩy nhẹ nhân mụn lên, trường hợp nó đã khô và trồi lên bề mặt da. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tay để nặn, tuy nhiên nên bọc đầu ngón tay bằng bông tẩy trang hay gạc y tế đã thấm đẫm cồn sát khuẩn để đảm không không làm nhiễm trùng nốt mụn.

Tiến hành nặn mụn bọc
Sử dụng bông tẩy trang, tâm bông hoặc dụng cụ nặn mụn chuyên dụng để lấy nhân mụn an toàn

Bạn sử dụng cây nặn mụn có đầu nhọn (kim nặn mụn) để làm rách nốt mụn nếu cồi chưa được đưa hẳn lên bề mặt. Lưu ý là chỉ dùng biện pháp nặn mụn với những nốt đã gom cồi, đầu mụn bắt đầu khô dần.

Bước 5: Nhẹ nhàng nặn mụn bọc ra ngoài

Bạn phải xác định được nốt mụn có thể nặn và những nốt chưa nặn được, để hạn chế sẹo khó chữa. Đây là việc bạn hết sức lưu ý. Nặn mụn nhẹ nhàng, không chà sát tác động mạnh khiến mụn còn sót lại phần nhân bên trong có thể khiến da bị nhiễm trùng, lây lan mụn nhiều hơn.

Cách làm: Ấn nhẹ lên các phía của mụn, lực dồn về trung tâm nhân mụn, nặn nhẹ nhàng. Sử dụng dụng cụ nặn chuyên dụng sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Bước 6: Rửa mặt và chăm sóc da sau nặn mụn

Bạn có thể lau nhẹ nhàng lại với nước muối sinh lý để giúp kháng khuẩn cho những nốt mụn mới được lấy sạch nhân. Đắp mặt nạ để làm dịu da. Nên dùng mặt nạ chuyên dùng cho da mụn để không làm da bị dị ứng. 

Sau khi nặn mụn xong, những nốt mụn sạch nhân bây giờ đã trở thành vết thương hở. Do đó, trong 24h giờ đầu bạn nên hạn chế trang điểm, tốt nhất nên ở trong nhà để tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm,…khiến cho vết thương viêm nhiễm.

Chăm sóc da sau nặn mụn
Đắp nạ đất sét cho da mụn để hút sạch dịch nhầy, kháng khuẩn cho da sau khi đã nặn mụn xong

Tuyệt đối không sờ tay lên mặt, bạn nên dùng miếng dán mụn để hút sạch nhân còn sót lại bên trong, cũng như loại bỏ dịch vàng giúp cho vết thương kháng khuẩn, nhanh lành và không để lại sẹo.

Nên sử dụng miếng dán từ 24h đến 48h sau khi nặn mụn. Việc này sẽ giữ ẩm cho da, giúp tăng sinh tế bào mới, vết thương sẽ hồi phục nhanh chóng hơn.

Bạn có thể thoa thêm một số sản phẩm phục hồi da sau mụn, kem trị mụn để ngăn ngừa nhiễm trùng và làm cho mụn không lây lan ra các vùng xung quanh.

Một số lưu ý khi nặn mụn bọc tại nhà

Để tránh việc nặn mụn khiến tổn thương tế bào, gây sức ép lên các dây thần kinh dưới da có thể dẫn đến biến chứng như méo cơ mặt, mụn trầm trọng hơn,…bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý khi nặn mụn bọc tại nhà
Nặn mụn bọc khi nhân mụn chưa khô, dễ làm tổn thương tế bào sâu trong da
  • Không sờ tay lên mặt sau khi đã nặn mụn, tự cậy mài nốt mụn vừa mới khô có thể để lại thâm sẹo trên da.
  • Vệ sinh bằng nước muối sinh lí cho mặt 3 ngày sau nặn mụn rồi mới sử dụng sữa rửa mặt. Đây là thời gian vết thương hở lành lại, nên nếu tiếp xúc với các thành phần có thể gây kích ứng trong sữa rửa mặt có thể làm vết thương bị nhiễm trùng, viêm loét.
  • Không áp dụng các bước chăm sóc da ngay khi đã nặn mụn xong. Tạo cho da có thời gian nghỉ ngơi, các nốt mụn sẽ sớm khép miệng, lành lại nhanh chóng hơn.
  • Tránh ánh nắng, khói bụi, môi trường ô nhiễm. Nên dùng khẩu trang, nón rộng vành để che chắn nếu đi ra ngoài, ngày đầu bạn hạn chế thoa kem chống nắng khi vết thương còn hở miệng.
  • Ăn uống đủ chất để cải thiện da từ bên trong, hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, hoặc sử dụng đồ uống có cồn,…
  • Giặt sạch khẩu trang vải, chăn, ga, đệm thường xuyên để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn trong vật dụng bám vào da mặt gây viêm nhiễm.
  • Sản phẩm chăm sóc nên chọn loại dưỡng phục hồi nhẹ, không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp thêm một số sản phẩm trị thâm giúp da nhanh hồi phục hơn.

Trên đây là cách nặn mụn bọc an toàn bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mụn nặng, có nhiều ổ mụn sưng viêm và không có nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mụn bọc bị chai cứng

Mụn bọc bị chai cứng: Nguyên nhân và cách xử lý triệt để

Có thể bạn chưa biết, nếu bạn vô tình xử lý những nốt mụn không đúng cách sẽ khiến hình thành nên nốt mụn bọc bị chai cứng. Những nốt...

trị mụn bọc bằng kem đánh răng

Tuyệt chiêu trị mụn bọc bằng kem đánh răng hiệu quả sau 1 đêm

Cho dù xuất hiện với mật độ thưa thớt hay dày đặc chăng nữa thì các đốm mụn bọc luôn khiến chị em "mất điểm" về mặt ngoại hình mỗi...

Trị mụn bọc với rau diếp cá

Trị mụn bọc siêu hiệu quả chỉ với nắm rau diếp cá trong vườn

Trị mụn bọc với rau diếp cá là mẹo dân gian lành tính nhưng siêu hiệu quả. Cách làm này giúp mụn nhanh liền sẹo, hạn chế để lại thâm....

nổi nhiều mụn bọc ở 2 bên má

Nổi nhiều mụn bọc ở 2 bên má: Làm sao để trị dứt điểm?

Hiện tượng nổi nhiều mụn bọc ở 2 bên má thường gây mất thẩm mỹ về mặt ngoại hình ở cả nam và nữ. Làm sao để điều trị một...

Công thức trị mụn bọc từ nghệ

12 công thức trị mụn bọc từ nghệ giúp sạch mụn không để lại sẹo

Trị mụn bọc từ nghệ là phương pháp được nhiều người sử dụng vì nó an toàn và giúp tiết kiệm chi phí. Những nốt mụn sẽ được chữa lành,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn